Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về kinh doanh Logistics tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
Nguyễn Thị Hạ Vy
PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH
LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. Hồ Chí Minh – năm 2007
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép các công trình nghiên cứu khoa học khác. Mọi sự tham khảo
đều được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Hạ Vy
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 3
LỜI NGỎ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS.Nguyễn Thành Đức, người đã chỉ
bảo tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tác giả các công trình nghiên cứu khoa học, tác giả
các bài bài báo, tạp chí,… mà tôi đã sử dụng tài liệu của họ để tham khảo.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn các thầy, cô giáo, các nhà hoạt động thực tiễn,
bạn bè và gia đình đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn, nên luận văn chắc chắn
còn thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 4
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT KINH
DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS........................................................................10
1.1. Sự ra đời và phát triển của logistics ................................................................10
1.2. Khái niệm logistics, dịch vụ logistics..............................................................15
1.2.1. Khái niệm logistics, dịch vụ logistics........................................................15
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics .................................................................19
1.2.3. Vai trò của dịch vụ logistics .....................................................................20
1.3. Phân loại logistics, dịch vụ logistics................................................................24
1.3.1. Phân loại logistics.....................................................................................24
1.3.2. Phân loại các dịch vụ thuộc chuỗi logistics...............................................27
1.4. Lý luận chung về pháp luật kinh doanh dịch vụ logistics ................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS Ở VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN .............41
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam......................41
2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics.....................................41
2.1.2. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chậm ứng dụng dịch vụ
logistics ở Việt Nam...........................................................................................42
2.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics ...........................................................45
2.2.1. Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu..................................46
2.2.2. Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải..............52
2.2.3. Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistics khác.......................................63
2.3. Mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics.......................67
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dịch vụ logistics........67
2.3.2. Những trường hợp miễn trách...................................................................76
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 5
2.3.3. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ logistics...................87
2.4. Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics.................................................................................................................99
2.4.1. Chủ thể quản lý nhà nước .........................................................................99
2.4.2. Các hoạt động quản lý nhà nước.............................................................100
KẾT LUẬN........................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................104
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 6
BẢNG VIẾT TẮT
- BLDS : Bộ luật Dân sự
- BLHH : Bộ luật Hàng hải
- BGTVT : Bộ Giao thông Vận tải
- EDI : Công nghệ trao đổi thông tin điện tử
- ESCAP : Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương
- FIATA : Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế
- GDP : Tổng sản phẩm trong nước
- LĐS : Luật Đường sắt
- LGTĐB : Luật Giao thông đường bộ
- LGTĐT : Luật Giao thông đường thủy nội địa
- LHKDD : Luật Hàng không dân dụng
- LTM : Luật Thương mại
- SDR : Quyền rút vốn đặc biệt
- VIFFAS : Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam
- VTĐPT : Vận tải đa phương thức
- WB : Tổ chức Ngân hàng thế giới
- WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
- 3PL : Dịch vụ logistics bên thứ ba
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 7
LỜI NÓI ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất, phân
phối hàng hóa đã biến đổi một cách sâu sắc. Nếu như trước đây, việc quyết định vị
trí lắp đặt cơ sở sản xuất phải phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn nguyên, nhiên vật liệu
và thị trường tiêu thụ thì hiện nay các nhà sản xuất có thể sử dụng nguyên liệu ở đất
nước này, sản xuất ở một đất nước khác và tiêu thụ sản phẩm ở một đất nước thứ
ba. Sự thay đổi lớn lao đó có được là nhờ một phần đóng góp của ngành vận tải giao
nhận. Ngày nay, hoạt động vận tải giao nhận không còn được thực hiện một cách
đơn lẻ theo truyền thống trước đây mà đã được tích hợp rất nhiều dịch vụ làm gia
tăng giá trị hàng hóa trong quá trình lưu chuyển. Các nhà kinh doanh dịch vụ giao
nhận kho vận có xu hướng phát triển thành nhà cung cấp dịch vụ logistics để tích
hợp hàng loạt dịch vụ đơn lẻ thành một chuỗi dịch vụ với chất lượng cao, gọi là
dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
nền kinh tế cũng như đối với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, dịch vụ logistics còn là một ngành kinh doanh khá mới mẻ. Các
doanh nghiệp giao nhận kho vận Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc cung
cấp một số dịch vụ đơn lẻ, chất lượng dịch vụ chưa cao, phần lớn thị trường trong
nước thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo các cam kết khi
gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), các dịch vụ thuộc chuỗi logistics
phải mở cửa rộng rãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì thế, các doanh nghiệp trong
nước với quy mô nhỏ, trình độ thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước
cũng như cho toàn ngành dịch vụ logistics phát triển, nhà nước phải giải quyết rất
nhiều vấn đề, trong đó có việc tạo lập môi trường pháp lý phù hợp. Thế nhưng, hệ
thống pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều
bất cập. Mặt khác, do logistics bao gồm rất nhiều dịch vụ đơn lẻ hợp thành nên các
quy định pháp luật có liên quan phải nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Điều
này gây không ít khó khăn cho quá trình nghiên cứu, vận dụng và hoàn thiện khung
pháp lý của dịch vụ này. Vì vậy, đề tài “Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 8
Nam” sẽ góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về
kinh doanh dịch vụ logistics; cố gắng tìm ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn
thiện khung pháp lý về kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.
* Tổng quan các công trình đã nghiên cứu
Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics như:
- Đề tài “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần và những bài
học rút ra cho Việt Nam” của Bộ Thương Mại.
- Đề tài đang thực hiện: “Dịch vụ logistics ở thành phố Hồ Chí Minh - vấn đề
và giải pháp” của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Sách chuyên khảo “Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh
doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Như Tiến.
- Sách chuyên khảo “Logistics những vấn đề cơ bản” và “Quản trị logistics”
của PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân.
- Luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại thành phố
Hồ Chí Minh” của Ths. Phan Văn Châu - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Tất cả các công trình trên chủ yếu nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng
kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm. Hiện nay,
hầu như chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về pháp luật kinh doanh dịch
vụ logistics.
* Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là giải quyết vấn đề nhận thức về dịch vụ logistics, pháp luật
kinh doanh dịch vụ logistics, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp
luật về dịch vụ này. Để thực hiện mục đích đó, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ logistics
- Nghiên cứu chế độ pháp lý về kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế liên quan đến dịch vụ logistics
- Nhận định và tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện chế độ pháp lý về kinh
doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
* Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là lý luận nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 9
Mác-Lênin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nói
chung và phát triển các ngành dịch vụ nói riêng.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời sử dụng kết hợp
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp chuyên gia,...
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về kinh doanh
dịch vụ logistics ở Việt Nam và quốc tế; thực trạng kinh doanh và áp dụng pháp luật
về dịch vụ logistics ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi
những quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics theo Luật Thương mại
(LTM) năm 2005 và những quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ vận tải,
giao nhận, kho bãi, thủ tục hải quan,... có liên quan trực tiếp đến những vấn đề đã
được điều chỉnh bởi LTM năm 2005.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về dịch vụ logistics và
pháp luật kinh doanh dịch vụ logistics.
- Ngoài ra, luận văn còn đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về kinh doanh dịch vụ logistics, góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ này phát
triển.
* Bố cục của luận văn:
Luận văn được kết cấu gồm 3 phần: lời nói đầu, nội dung chính và kết luận.
Phần nội dung chính bao gồm 2 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kinh doanh dịch vụ
logistics
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam
và phương hướng hoàn thiện.
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 10
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. Sự ra đời và phát triển của logistics
Thuật ngữ logistics xuất hiện đầu tiên có liên quan đến lĩnh vực quân sự,
được hiểu với nghĩa là hậu cần. Dưới góc độ này, logistics chính là sự cung ứng các
nhu cầu của quân đội trong quá trình họ di chuyển từ doanh trại đến những mặt trận
nhất định. Ngay từ thời vương quốc Hy Lạp, La Mã và Byzantine cổ đại, đã có
những viên quan với chức danh là “Logistikas”, nhiệm vụ của họ là chịu trách
nhiệm về các vấn đề tài chính và phân phối vật chất. Tiến sĩ James A. Huston đã
từng viết trong ấn phẩm: “Những nguồn tiếp sức của chiến tranh - Logistics quân
sự” như sau: logistics là sự vận dụng yếu tố thời gian và yếu tố không gian trong
chiến tranh. Nó là khía cạnh kinh tế của cuộc chiến, bao gồm 3 chữ M: Warfare -
Materiel (trang thiết bị chiến tranh), Movement (sự di chuyển) và Maintenance (sự
bảo quản). Nó cung cấp các yếu tố vật chất để bảo đảm cho quân đội có thể sống, di
chuyển và thực hiện các nhiệm vụ của mình [148, tr.6]. Nhiệm vụ cơ bản của hệ
thống logistics quân sự là cung cấp cho những người lính trên mặt trận tất cả những
gì họ cần đúng nơi, đúng lúc, trong tình trạng và số lượng phù hợp nhất với phí tổn
thấp nhất. Tóm lại, dưới góc độ quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của
việc lập kế hoạch và thực hiện sự di chuyển và bảo quản những nguồn lực của quân
đội [165].
Logistics còn được sử dụng trong các hoạt động xã hội (còn được gọi là
logistics xã hội). Mục đích của logistics xã hội là để tối đa hóa các lợi ích trong hoạt
động của chính quyền cũng như hoạt động của mọi tổ chức và công dân. Trong
chương trình chống lại nạn đói những năm 1980 ở Ethiopia, Tổ chức Tầm nhìn thế
giới (World Vision) cũng đã xuất bản một ấn phẩm mang tên Getting It There - A
Logistics Handbook for Relief and Development thể hiện vai trò của logistics xã hội
[148, tr.7].
Trong lĩnh vực kinh tế, sự xuất hiện của logistics có liên quan đến lịch sử
phát triển của các doanh nghiệp Mỹ. Cuộc suy thoái kinh tế năm 1958 và sự suy
giảm lợi nhuận nghiêm trọng đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các phương
Pháp luật về kinh doanh logistics ở Việt Nam
Nguyễn Thị Hạ Vy Trang 11
thức, các hệ thống kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Hầu hết các doanh nghiệp bắt
đầu nhận ra khả năng cắt giảm chi phí ở bộ phận vận tải và phân phối mà trước đó
chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của logistics càng được quan tâm hơn sau
cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973-1974, giá cả nhiên liệu đắt đỏ khiến các
doanh nghiệp phải tìm cách tối ưu hóa quá trình chu chuyển hàng hóa và nguyên vật
liệu. Rất nhiều kỹ năng quản trị logistics được hình thành trong lĩnh vực quân sự
được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và đã đem lại những hiệu quả to lớn. Tuy nhiên,
logistics chỉ được đánh giá đúng mức từ sau những năm 1990, khi mà công nghệ
quản trị logistics đã tích hợp được rất nhiều dịch vụ và đem lại nhiều giá trị gia tăng
cho khách hàng.
* Theo giáo sư Jacques Colin, trường đại học Aix - Marseille, giám đốc
trung tâm nghiên cứu về vận tải và logistics thì logistics đã phát triển qua bốn giai
đoạn [106], cụ thể:
- Giai đoạn những năm 50 và 60 của thế kỷ XX
Đây là giai đoạn thử nghiệm, các chuyên gia logistics trong quân đội đã phục
viên thử áp dụng các kỹ năng logistics trong quân sự để giải quyết các vấn đề của
doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề tối ưu hóa hoạt động chuyên chở và kho hàng. Tuy
nhiên, do đây là giai đoạn thử nghiệm nên chi phí dành cho logistics còn khá cao và
vai trò của logistics chưa được quan tâm đúng mức.
- Giai đoạn những năm 70 của thế kỷ XX
Đây là giai đoạn logistics được ứng dụng để tối ưu hóa từng bộ phận tách
biệt trong doanh nghiệp như quản lý kho bãi, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển
hàng hóa,... Các nhà quản trị logistics bắt đầu nghiên cứu việc thuê ngoài các dịch
vụ vận tải, kho bãi để tập trung vốn và nhân lực cho những hoạt động thuộc thế
mạnh của doanh nghiệp mình. Ở giai đoạn này, các nhà quản trị logistics đã tìm
kiếm tính liên tục trong vận hành doanh nghiệp nhờ ứng dụng logistics vào quá
trình sản xuất.
- Giai đoạn những năm 80 đến 90 của thế kỷ XX
Đây là giai đoạn phát triển của logistics. Ở giai đoạn này, logistics hướng
đến việc phối hợp các bộ phận có liên quan để quản lý có hiệu quả quá trình lưu