Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM HOÀI HUẤN
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CÁC THOẢ THUẬN
SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM HOÀI HUẤN
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CÁC THOẢ THUẬN
SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngành : Luật học
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 62. 38. 01. 07
Người hướng dẫn khoa học
TS. Trần Hoàng Nga - Hướng dẫn 1
PGS.TS. Trần Việt Dũng - Hướng dẫn 2
TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, các thông tin trích dẫn trong luận án
này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác và xin chịu trách nhiệm về những kết quả nghiên cứu của Luận án.
TP. HCM, ngày 30 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận án
Phạm Hoài Huấn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án.................................................................. 5
5. Tính mới của Luận án .................................................................................................. 5
6. Kết cấu của Luận án..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1..................................................................................................................... 8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................ 8
NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................ 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................... 18
1.1.3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu.................................................... 20
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu............................................................ 22
1.2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 22
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 28
CHƯƠNG 2................................................................................................................... 29
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT THOẢ THUẬN SỬ DỤNG
GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH............................................................................. 29
2.1. Một số vấn đề lý luận về thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh .................. 29
2.1.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền và động cơ tiến hành thoả
thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh....................................................................... 29
2.1.2. Khái niệm, mục đích, các dạng thoả thuận và tác động của thoả thuận sử dụng
giá để hạn chế cạnh tranh.............................................................................................. 35
2.2. Lý luận về pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh......... 59
2.2.1. Kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh .......................... 59
2.2.2. Khái niệm pháp luật kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh
...................................................................................................................................... 61
2.2.3. Nội hàm của pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh
...................................................................................................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 83
CHƯƠNG 3................................................................................................................... 85
THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT THOẢ THUẬN.............................. 85
SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM................................ 85
3.1. Thực trạng các qui định về thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt
Nam............................................................................................................................... 85
3.1.1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp ... 85
3.1.2. Thỏa thuận sử dụng giá nhằm mục đích củng cố vị trí trên thị trường liên quan
...................................................................................................................................... 92
3.2. Thực trạng qui định về một số nội dung pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá
để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam................................................................................ 97
3.2.1. Chủ thể kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam 97
3.2.2. Đối tượng bị kiểm soát của pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn
chế cạnh tranh tại Việt Nam........................................................................................... 99
3.2.3. Chính sách khoan hồng trong pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá tại Việt
Nam............................................................................................................................. 100
3.2.4. Xử lý vi phạm đối với thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam
.................................................................................................................................... 103
3.2.5. Miễn trừ đối với thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam109
3.3. Một số điểm hạn chế của pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh tại Việt Nam ....................................................................................................... 112
3.3.1. Vấn đề kiểm soát đối với các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp................................................................................................ 113
3.3.2. Thoả thuận trao đổi thông tin nhằm thúc đẩy và củng cố thỏa thuận ấn định giá
.................................................................................................................................... 117
3.3.3. Chính sách khoan hồng trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam ....................... 118
3.3.4. Xác định mức giá trong các thỏa thuận ngăn cản việc tham gia thị trường, phát
triển kinh doanh hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác khỏi thị trường................................ 120
3.3.5. Mức phạt tiền đối với các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh ...... 122
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 126
CHƯƠNG 4................................................................................................................. 127
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KIỂM
SOÁT THOẢ THUẬN SỬ DỤNG GIÁ ĐỂ HẠN CHẾ CẠNH TRANH ................... 127
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh ............................................................................................................................ 127
4.1.1. Thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cạnh tranh 127
4.1.2. Sử dụng tư duy kinh tế.................................................................................... 128
4.1.3. Bảo đảm tính tối ưu việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trong khi vẫn đáp ứng tự
do cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.................................................... 130
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh ............................................................................................................................ 131
4.2.1. Sửa đổi qui định về miễn trừ đối với thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ
.................................................................................................................................... 131
4.2.2. Bổ sung qui định về thoả thuận trao đổi thông tin nhằm thúc đẩy các thoả thuận
hạn chế cạnh tranh ...................................................................................................... 132
4.2.3. Hoàn thiện qui định về chính sách khoan hồng .............................................. 135
4.2.4. Xác định mức giá trong hành vi thoả thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường ............................................. 137
4.2.5. Sửa đổi mức phạt áp dụng đối với các thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh............................................................................................................................ 139
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 141
KẾT LUẬN................................................................................................................. 143
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AVC Average Variable Cost Chi phí biến đổi bình quân
ATC Average Total Cost Chi phí bình quân
BLHS Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi,
bổ sung năm 2017
EU European Union Liên minh châu Âu
HCCT Hạn chế cạnh tranh
MR Marginal Revenue Doanh thu biên
MC Marginal Cost Chi phí biên
OECD Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
TTSDG Thoả thuận sử dụng giá
UNCTAD United Nation Conference on
Trade and Development
Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương
mại và phát triển
US United States Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
U.S. DOJ U.S. Department of Justice Bộ Tư pháp Hoa Kỳ
U.S. FTC Federal Trade Commission Ủy ban thương mại liên bang Hoa kỳ
WB World Bank Ngân hàng thế giới
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối ưu hóa lợi nhuận. Nhưng trong thị trường cạnh
tranh khốc liệt, không phải lúc nào mục tiêu này của doanh nghiệp cũng đạt được. Các chủ
thể kinh doanh phải cân nhắc giữa yếu tố chất lượng và giá cả trong tương quan so sánh với
các chủ thể kinh doanh khác để xác định cho mình một mức giá có thể sinh lời và được người
tiêu dùng chấp nhận.
Trên lý thuyết người tiêu dùng hoàn toàn có quyền tự do trong việc lựa chọn sản phẩm
tiêu dùng trong một thị trường tự do cạnh tranh. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển tự thân
mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược giá hợp lí. Kết quả là giá cả được nhìn nhận là kết
quả của quá trình cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, giá cả cũng là một phương tiện cạnh
tranh rất hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ điều này khi phân tích sự thay đổi về giá trên thị trường
viễn thông của Việt Nam trong thời gian qua. Cùng với sự gia nhập thị trường của các nhà
cung cấp mới như Viettel, Beeline.... đã tạo nên những thay đổi rõ rệt về giá cước theo hướng
ngày càng có lợi hơn cho người tiêu dùng trong lĩnh vực viễn thông. Không chỉ trên thị trường
viễn thông mà còn rất nhiều ví dụ ở các lĩnh vực khác như vận tải hàng không nội địa, lĩnh
vực bán lẻ luôn áp dụng nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn về giá.
Nhìn từ góc độ thị trường, sức ép cạnh tranh tác động đến mức giá mà doanh nghiệp ấn
định trên thị trường liên quan. Kết quả là doanh nghiệp sẽ không đạt được mức lợi nhuận như
mong muốn. Do đó nhằm tối đa lợi nhuận, các doanh nghiệp có khuynh hướng loại bỏ cạnh
tranh về giá giữa các bên thông qua các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Chính các thỏa thuận
giữa các doanh nghiệp đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đến cấu trúc cạnh tranh trên thị trường,
qua đó tác động lớn đến các doanh nghiệp khác đang kinh doanh trên cùng một thị trường liên
quan hoặc tác động lớn đến người tiêu dùng thông qua việc tước bỏ quyền lựa chọn mức giá
cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là làn sóng đầu tư ào ạt
của các doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh tại Việt Nam càng trở nên gay gắt. Khuynh
hướng thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng theo đó xuất
hiện ngày càng nhiều. Hàng loạt các nghi án thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực giá
đã được đề cập trong thời gian qua như thỏa thuận về lãi suất trong lĩnh vực ngân hàng, thỏa
thuận cước vận tải, thỏa thuận trong lĩnh vực viễn thông.
2
Nhìn từ góc độ lập pháp, so với các đạo luật khác, luật cạnh tranh của Việt Nam ra đời
khá muộn. Mặc dù ngay từ khi mới ban hành, Việt Nam đã xác định kiểm soát thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh nói riêng có một
vai trò quan trọng nhưng vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên sau hơn 10 năm thực thi, vấn đề
kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh chưa phát huy hết hiệu quả như
mong muốn. Theo báo cáo hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh, trong giai đoạn từ 2006 –
2016, cơ quan chức năng chỉ mới xử lí được 5 vụ việc hạn chế cạnh tranh, trong đó có hai vụ
thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh1
.
Nguyên nhân xuất phát từ qui định của pháp luật thực định của Việt Nam còn nhiều bất
cập. Về mặt thực thi pháp luật kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh,
mối tương quan giữa các cơ quan thực thi là Cục quản lý Cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh,
cơ chế bảo đảm sự độc lập của Hội đồng cạnh tranh và Hội đồng xử lí vụ việc chưa rõ ràng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát các hành vi
thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, cũng như thực tiễn thực thi, áp dụng pháp luật
kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá (TTSDG) để hạn chế cạnh tranh (HCCT) là hết sức cần
thiết, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật
TTSDG để HCCT trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của tác giả trong luận án là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
của pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh; đánh giá thực
trạng pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh; trên cơ sở đó,
tìm ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân của sự bất cập trong các qui định của
pháp luật về vấn đề trên. Tiến xa hơn, luận án nhắm đến làm rõ những cơ sở lý luận và thực
tiễn của các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá
để hạn chế cạnh tranh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được những mục tiêu nêu trên, luận án cần phải thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
1 Số liệu được lấy từ “Báo cáo hoạt động thường niên 2014”, “Báo cáo hoạt động thường niên 2015” và “Báo cáo hoạt
động thường niên 2016”, nguồn tại: http://www.vca.gov.vn/publications.aspx?CateID=18 , truy cập ngày 08/04/2017
3
Thứ nhất: làm rõ khía cạnh kinh tế của các kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn
chế cạnh tranh như: động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các thỏa thuận, tác hại và
lợi ích của hành vi này đối với cấu trúc thị trường, các doanh nghiệp khác trên thị trường và
đối với người tiêu dùng.
Thứ hai: phân tích và làm rõ vai trò của công cụ giá đối với cạnh tranh trên thị trường.
Qua đó, phân biệt được kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh với các
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác không sử dụng công cụ giá.
Thứ ba: phân tích làm rõ nội hàm của pháp luật kiểm soát các thoả thuận sử dụng giá để
hạn chế cạnh tranh.
Thứ tư: phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá
để hạn chế cạnh tranh.
Thứ năm: xác định và làm sáng tỏ các hạn chế, vướng mắc, những bất cập trong các quy
định của pháp luật để làm cơ sở cho việc xây dựng các định hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh.
Thứ sáu: xác định các tiêu chí để áp dụng miễn trừ, căn cứ xây dựng chính sách khoan
hồng trong cạnh tranh, tiêu chí nhằm lượng hóa chế tài và đưa ra những kiến nghị cụ thể để
hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý về kiểm soát
các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh. Cụ thể như sau:
Về nội dung nghiên cứu: Để kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh
cần có sự thống nhất giữa các qui định về thị trường liên quan, qui định về các kiểm soát các
thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, qui trình tố tụng cạnh tranh, địa vị pháp lý của
các cơ quan có liên quan trong quá trình kiểm soát. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu và phân tích
toàn bộ các nội dung trên của pháp luật kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh sẽ có những khó khăn sau: i) sự giới hạn về số trang nghiên cứu của luận án (không quá
150 trang); ii) tính dàn trải của nội dung nghiên cứu (vì mỗi nội dung hoạt động sẽ có những
đặc thù riêng chi phối) không đảm bảo tính chuyên sâu. Vì vậy, để bảo đảm tính chuyên sâu,
phạm vi nghiên cứu của Luận án sẽ không bao gồm các nội dung sau:
i. Các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh trong luận án được giới
hạn trong phạm vi các thỏa thuận theo chiều ngang (giữa các doanh nghiệp
4
cạnh tranh trên cùng một thị trường liên quan) mà không nghiên cứu các thoả
thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nằm trong
các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất (thoả thuận theo chiều
dọc).
ii. Mặc dù là nội dung quan trọng trong quá trình xử lí các vụ việc cạnh tranh,
tuy nhiên luận án sẽ không nghiên cứu về thị trường liên quan mà giả định
rằng các doanh nghiệp được khảo sát, đề cập đã nằm trên cùng một thị trường
liên quan.
iii. Luận án cũng không nghiên cứu về qui trình tố tụng cạnh tranh trong quá
trình kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh.
Về không gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu về các qui định của pháp luật kiểm
soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. Việc đề cập đến kinh
nghiệm pháp luật của một số quốc gia và của các tổ chức như OECD, UNCTAD, World Bank
chỉ nhằm đề chứng minh, so sánh một luận điểm nào đó để đánh giá, nhìn nhận các qui định
tương tự trong pháp luật Việt Nam.
Về thời gian: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy định của pháp luật về
kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh từ năm 2004. Bởi lẽ năm 2004 là
thời điểm ban hành Luật Cạnh tranh đầu tiên của Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát
các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh và thực tiễn quy định pháp luật về kiểm soát
các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam. Theo đó:
i. Là luận án tiến sĩ luật học nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu các kiểm soát các
thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh dưới góc độ pháp lý. Các nội dung
đề cập các nghiên cứu về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh ở góc độ kinh tế chỉ nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà luận án đề cập đến, không
phải là hướng nghiên cứu chính của luận án.
ii. Để có thễ kiểm soát được các kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế
cạnh tranh, Luận án tập trung luận giải các kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá
để hạn chế cạnh tranh và pháp luật kiểm soát các các kiểm soát các thỏa thuận sử
dụng giá để hạn chế cạnh tranh như: chủ thể kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá
để hạn chế cạnh tranh và các công cụ để kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để
5
hạn chế cạnh tranh như các chế tài đối với các vi phạm pháp luật kiểm soát các
thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, miễn trừ và cách phá vỡ các thỏa
thuận.
iii. Luận án nghiên cứu về thực trạng pháp luật kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá
để hạn chế cạnh tranh trong thời gian qua.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn là từ khi có hiệu lực đến nay, tổng số vụ việc về thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh bị phát hiện và xử lí bởi cơ quan có thẩm quyền là rất ít2
. Đồng thời, quyết định về vụ
việc đã xử lí không được công bố rộng rãi nên việc tiếp cận được hồ sơ gốc của vụ việc đã
được xử lí này là khó khăn. Do đó, các vụ việc về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn
chế cạnh tranh tại Việt Nam sẽ được trình bày thông qua các nguồn thông tin đại chúng (báo
chí). Nhằm bảo đám tính xác thực của thông tin, nghiên cứu sinh sẽ đối chiếu thông tin từ
nhiều nguồn để có kết quả khách quan nhất.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Về phương diện khoa học, nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực trong việc góp
phần hoàn thiện cơ sở lý luận khẳng định cho nhu cầu hoàn thiện pháp luật kiểm soát các thỏa
thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra được những điểm hạn chế trong các
quy định pháp luật kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh. Trên cơ sở đó,
luận án có những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật dựa trên các nguyên tắc cơ bản và các
mục tiêu hướng đến của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn
chế cạnh tranh tại các cơ sở đào tạo pháp luật.
5. Tính mới của Luận án
Luận án đóng góp cho khoa học pháp lý những điểm mới sau:
Thứ nhất: Luận án phân tích, luận giải được bản chất kinh tế của các kiểm soát các thỏa
thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh như: sức mạnh thị trường và nhu cầu thông đồng để
các doanh nghiệp đạt được sức mạnh thị trường, dự đoán các khuynh hướng hành động của
2 Số liệu được lấy từ “Báo cáo hoạt động thường niên 2014”, “Báo cáo hoạt động thường niên 2015” và “Báo cáo hoạt
động thường niên 2016”,nguồn tại: http://www.vca.gov.vn/Bublications.aspx?CateID=18 , truy cập ngày 08/10/2018
6
các kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, đánh giá tính kém bền vững
của các kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh dưới khía cạnh kinh tế.
Thứ hai: Luận án có các phân tích cấu thành của kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá
để hạn chế cạnh tranh trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam trên cơ sở so sánh với các qui định
tương ứng trong pháp luật cạnh tranh của các nước như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Đồng
thời, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về các kiểm soát các thỏa thuận sử
dụng giá để hạn chế cạnh tranh được qui định trong Luật Cạnh tranh 2018 ở cấp độ luận án
tiến sĩ.
Thứ ba: Luận án luận giải được nội hàm của khái niệm pháp luật kiểm soát các thoả
thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh. Qua đó, luận án có những phân tích xác đáng về chủ
thể kiểm soát, các công cụ kiểm soát kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh như: cơ chế phá vỡ các kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh bằng
chính sách khoan hồng, chế tài đối với thoả thuận và kinh nghiệm lượng hoá các chế tài, cơ
sở cho việc phân loại các thoả thuận sử dụng giá có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh và các thoả
thuận gây hại cho cạnh tranh và người tiêu dùng, là cơ sở cho việc xây dựng vấn đề miễn trừ
đối với các thoả thuận sử dụng giá nhằm hạn chế cạnh tranh trong pháp luật cạnh tranh.
Thứ tư: Luận án đã trình bày hệ thống các biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật cạnh
tranh nói chung và pháp luật kiểm soát các thoả thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng. Qua đó
đánh giá mối quan hệ giữa các biện pháp xử phạt mang tính hành chính và việc truy cứu trách
nhiệm hình sự cũng như tính hỗ tương của các biện pháp khởi kiện dân sự và các khiếu kiện
tập thể. Qua đó góp phần lý giải cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vi phạm pháp
luật cạnh tranh cũng như khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật về việc hoàn thiện các qui định
này trong tương lai.
Thứ năm: Luận án đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật cạnh tranh Việt Nam về
kiểm soát các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh.
6. Kết cấu của Luận án
Luận án có 4 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn
chế cạnh tranh.
7
Chương 3: Thực trạng của pháp luật kiểm soát thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh
tranh.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về kiểm soát các
thoả thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu khái quát về pháp luật cạnh tranh
Keith N. Hylton (2003), Antitrust law: Economic Theory and Common law evolution,
Cambrige.
Trong tác phẩm của mình, Keith N. Hylton đã trình bày bao quát khắp các lĩnh vực
của pháp luật cạnh tranh từ chống độc quyền đến kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
và tập trung kinh tế. Liên quan đến kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tác giả trình
bày các hành vi dưới góc độ phân tích kinh tế trong pháp luật, các học thuyết pháp lý có
liên quan trong kiểm soát.
Với cách tiếp cận như vậy, tác phẩm là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi luận
án cũng tiến hành bằng phương pháp phân tích kinh tế trong pháp luật. Đồng thời, trong
bối cảnh các tài liệu chuyên khảo, tham khảo về cạnh tranh tại Việt Nam hầu như ít khi đề
cập hoặc trình bày về các học thuyết pháp lý (doctrine) thì việc được tìm hiểu các qui định
pháp luật, dựa trên nền tảng các học thuyết pháp lý mà Keith N. Hylton trình bày trong tác
phẩm của mình là hữu ích đối với hướng nghiên cứu trong luận án.
Herbert Hovenkamp (2005), Federal Antitrust Policy: The law of competition and its
practice, 3rd edition, Thomson/west.
Herbert Hovenkamp là một tác giả có uy tín về chống độc quyền tại Hoa Kỳ. Tác
phẩm Federal Antitrust Policy: The law of competition and its practice là tác phẩm điển
hình của ông. Herbert Hovenkamp cũng trình bày hầu như bao quát toàn bộ lĩnh vực pháp
luật cạnh tranh trong một tác phẩm đồ sộ. Tương tự như Keith N. Hylton, Herbert
Hovenkamp cũng lấy phương pháp phân tích kinh tế trong pháp luật làm chủ đạo. Theo đó,
các chế định từ chống độc quyền đến kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bắt đầu
bằng các phân tích kinh tế. Trong tác phẩm của mình, Herbert Hovenkamp đã có những
phân tích kinh tế xác đáng. Qua đó, xác định những lợi ích mà các doanh nghiệp đạt được
cũng như bản chất không ổn định của các thỏa thuận này, xét về khía cạnh kinh tế như thế
nào. Xét về phân tích các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tác giả đã trình khái quát về tất cả
những dạng thỏa thuận phổ biến. Đặc biệt là các phán quyết của Tòa án Hoa Kỳ về thỏa