Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1641

Pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢO

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Vân

Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Hảo

Lớp: Cao học Luật Kinh tế

Khóa: 32

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng tất cả nội dung trong Luận văn này hoàn toàn được hình

thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học

của PGS.TS Nguyễn Văn Vân - Giảng viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

Trong Luận văn có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học

của một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu

tham khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách

nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số liệu và các thông tin được

trình bày trong Luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT

ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC................7

1.1 Khái quát chung về cơ sở giáo dục đại học tư thục .........................................7

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục............7

1.1.2 Khái niệm cơ sở giáo dục đại học tư thục......................................................10

1.1.3 Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học tư thục ................................................12

1.1.4 Phân loại cơ sở giáo dục đại học tư thục.......................................................16

1.1.5 Khái quát về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục..........21

1.1.5.1 Khái niệm hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .............21

1.1.5.2 Nội dung hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ...............23

1.1.5.3 Vai trò của hoạt động tài chính với các hoạt động khác của cơ sở giáo dục

đại học tư thục...........................................................................................................24

1.2 Tổng quan pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư

thục ...........................................................................................................................26

1.2.1 Vai trò, sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động tài

chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ...............................................................26

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hoạt động tài chính của cơ

sở giáo dục đại học tư thục ......................................................................................28

1.2.3 Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại

học tư thục ................................................................................................................30

1.2.4 Đặc điểm pháp luật về hoạt động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục

.................................................................................................................................33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ THỤC.....

...................................................................................................................................36

2.1 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động xây dựng nguồn

tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục.........................................................36

2.1.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động thu tài chính của cơ sở giáo dục đại học

tư thục .......................................................................................................................36

2.1.1.1 Khoản thu từ hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ ...........36

2.1.1.2 Khoản thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ cộng đồng ................42

2.1.1.3 Khoản thu từ việc thực hiện các hoạt động tài chính ...................................45

2.1.2 Thực trạng pháp luật về hoạt động huy động các nguồn tài trợ, đóng góp cho

cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................................................................48

2.1.2.1 Hành lang pháp lý về hoạt động huy động các nguồn tài trợ, đóng góp cho cơ

sở giáo dục đại học tư thục .......................................................................................48

2.1.2.2 Chính sách khuyến khích hoạt động tài trợ, đóng góp cho cơ sở giáo dục đại

học tư thục.................................................................................................................50

2.1.2.3 Thực trạng về hoạt động huy động các nguồn tài trợ, đóng góp cho cơ sở giáo

dục đại học tư thục ....................................................................................................51

2.2 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng nguồn

tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục.........................................................53

2.2.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động chi tài chính của cơ sở giáo dục đại học

tư thục .......................................................................................................................53

2.2.1.1 Các khoản chi quản lý, chi hoạt động...........................................................53

2.2.1.2 Trích lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác ..........................................54

2.2.2 Thực trạng pháp luật về nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của cơ sở giáo

dục đại học tư thục...................................................................................................56

2.2.2.1 Các nghĩa vụ thuế của cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................56

2.2.2.2 Nghĩa vụ tài chính đối với đất đai của cơ sở giáo dục đại học tư thục ........61

2.2.3 Thực trạng pháp luật về chế độ kế toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán hoạt

động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục .................................................66

2.3 Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân chia lợi nhuận của cơ

sở giáo dục đại học tư thục .....................................................................................68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................72

KẾT LUẬN..............................................................................................................74

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đại học của Đảng, hệ thống các

cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng phát triển mạnh về cả số lượng, quy mô

cũng như chất lượng đào tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển của hệ thống giáo

dục đại học Việt Nam. Trong năm học 2019 - 2020, quy mô sinh viên của các cơ sở

giáo dục đại học tư thục là hơn 313 ngàn sinh viên, chiếm 18,7% số lượng sinh viên

đại học trên cả nước

1

.

Hệ thống pháp luật về giáo dục trong những năm qua đã có nhiều thay đổi

theo định hướng của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng,

minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, phát triển

hệ thống giáo dục đại học tư thục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống pháp luật về

giáo dục chưa được xây dựng đồng bộ, chưa tạo lập được cơ chế pháp lý rõ ràng,

minh bạch điều chỉnh hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục. Trong khoảng

một thời gian ngắn, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về cơ sở

giáo dục đại học tư thục đã được ban hành, sửa đổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến

các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tư nhân. Sự thiếu ổn định của hệ thống pháp

luật là nguyên nhân lớn khiến cho các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Giáo dục đại học 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019. Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012 đã có nhiều nỗ lực trong

việc tạo ra sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và cơ sở giáo dục đại

học tư thục với chủ trương khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở giáo dục đại học

tư thục. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề vận hành và phát triển, pháp luật về hoạt

động tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn

chế. Pháp luật chưa có một chế định cụ thể, rõ ràng điều chỉnh về hoạt động tài chính

của cơ sở giáo dục đại học tư thục, nhiều quy định thể hiện sự né tránh bản chất của

việc đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh việc nhiều chính sách ưu đãi

về nghĩa vụ tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục còn thiếu khả thi, nhiều quy

định cũng thể hiện sự đối xử thiếu công bằng giữa cơ sở giáo dục đại học tư thục và

1 Theo số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2019-2020, nguồn tại https://moet.gov.vn/thong￾ke/Pages/thong-ko-giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=7389, truy cập ngày 28/8/2021.

2

cơ sở giáo dục đại học công lập.

Với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tài chính của cơ sở

giáo dục đại học tư thục, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động tài chính

của cơ sở giáo dục đại học tư thục” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới và xã hội hóa giáo dục đại học

tại Việt Nam nhận được sự quan tâm, thu hút nghiên cứu của nhiều tác giả. Liên quan

đến cơ sở giáo dục đại học tư thục, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt

Nam, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia là luận

án nghiên cứu chính sách về trường đại học tư thục ở Việt Nam dưới khía cạnh quản

lý nhà nước. Luận án rà soát, đánh giá nhằm hoàn thiện các chính sách thúc đẩy loại

hình đại học tư thục phát triển, trong đó có chính sách về tài chính. Luận án đã chỉ ra

những bất cập trong chính sách hỗ trợ kinh phí, huy động các nguồn đầu tư, hỗ trợ

học phí cho sinh viên của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục. Mặc dù

nghiên cứu dưới góc độ quản lý hành chính và thời điểm nghiên cứu khi Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2012 chưa ban hành, luận án là nguồn

tham khảo đáng quý cho tác giả về những nhận định, đánh giá liên quan đến cơ chế

quản lý tài chính, chính sách học phí cũng như các chính sách ưu đãi về tài chính đối

với cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Nguyễn Xuân Tài (2020), Pháp luật về tổ chức, quản lý trường đại học tư

thục, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là luận văn

nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị trường đại học tư thục dưới góc độ

pháp luật. Tuy không nghiên cứu về hoạt động tài chính của trường đại học tư thục,

luận văn là nguồn tham khảo cho tác giả về các cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm,

đặc điểm và phân loại mô hình cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Về bản chất pháp lý, hoạt động đầu tư và chế độ sở hữu tài sản của cơ sở

giáo dục tư thục nói chung, tác giả Bùi Xuân Hải đã có nhiều nghiên cứu như: “Bàn

về bản chất pháp lý của cơ sở giáo dục tư thục và định hướng điều chỉnh pháp luật”,

Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số 06 (145)/2021, tr. 24-33; “Hoàn thiện các

quy định của pháp luật về trường tư thục”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 15 (439),

Tháng 8/2021, tr. 8-14. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ bản chất pháp lý của cơ sở

3

giáo dục tư thục, theo đó, cơ sở giáo dục tư thục không phải là doanh nghiệp mà là

đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và có thể hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Bên cạnh

đó, các nghiên cứu cũng đã phân tích các hạn chế, bất cập liên quan đến pháp luật về

hoạt động đầu tư, chế độ sở hữu tài sản của cơ sở giáo dục tư thục và đề xuất kiến

nghị hoàn thiện. Mặc dù đối tượng mà các nghiên cứu hướng đến là bản chất pháp lý,

hoạt động đầu tư và chế độ sở hữu tài sản của các cơ sở giáo dục tư thục nói chung,

các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho tác giả trong

quá trình định hướng nghiên cứu, nhìn nhận đúng đắn bản chất pháp lý của cơ sở giáo

dục đại học tư thục.

Pháp luật về đầu tư, tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục cũng là vấn đề

được các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục vô cùng quan tâm. Có thể kể đến một số

nghiên cứu như: Trần Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thu Vân (2011), “Đại học tư thục

“khoác áo” doanh nghiệp và suy nghĩ về dự thảo luật giáo dục đại học”, Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp, Số 21(2016) - Tháng 11/2011, tr. 18-26; Dương Tấn Diệp

(2012), “Quyền sở hữu tài sản các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập dưới

góc nhìn theo quan điểm phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 5 (15) -

Tháng 7-8/2012, tr. 67-79; Nguyễn Thanh Tuyền - Dương Tấn Diệp (2012), “Kết quả

hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM - Kiến nghị phát triển giáo

dục ngoài công lập”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 7 (17) - Tháng 11-12/2012,

tr. 69-75. Mặc dù không hướng đến đối tượng nghiên cứu là pháp luật về hoạt động

tài chính của cơ sở giáo dục đại học tư thục, các nghiên cứu trên là nguồn tham khảo

vô cùng quan trọng cho tác giả trong việc đánh giá pháp luật dưới góc nhìn của các

nhà giáo, nhà quản lý cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Bên cạnh đó, một số bài viết như: Lê Thế Tuyên (2019), “Cơ chế quản lý tài

chính giáo dục đại học công lập - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí nghiên

cứu Tài chính kế toán, Số 06 (191)/2019, tr. 17-23; Phan Thị Thành Dương - Ngô

Gia Hoàng (2020), “Nhận diện nghĩa vụ tài chính của trường đại học công lập tự chủ

tài chính”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, Số 02 (132)/2020, tr. 59-70; Nguyễn

Văn Phụng (2012), “Chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục đại học”,

Tạp chí Tài chính, Số 12/2012 đã tiến hành phân tích, đánh giá pháp luật về quản lý

tài chính, nghĩa vụ tài chính cũng như vấn đề tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục

đại học công lập. Mặc dù nghiên cứu về tài chính các trường đại học khối công lập,

các nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!