Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về hoạt động bao thanh toán và thực tiễn áp dụng hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ HÒA
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
&
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BAO THANH TOÁN
TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ HÒA
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
&
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BAO THANH TOÁN
TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Kinh tế Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Văn Vân
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hỗ
trợ của Giáo viên hướng dẫn là Tiến sĩ
Nguyễn Văn Vân. Luận văn không sao
chép y nguyên từ công trình nghiên cứu
khoa học của các tác giả khác. Những
số liệu mang tính chất tham khảo được
trích từ nguồn thông tin hợp pháp và
đáng tin cậy.
E D
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I. Pháp luật về hoạt động bao thanh toán .....................................................1
1.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động bao thanh toán..................................................1
1.1.1. Khái niệm bao thanh toán..............................................................................1
1.1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động bao thanh toán ...........................................8
1.1.3. Chức năng của hoạt động bao thanh toán...................................................12
1.1.4. Phân loại bao thanh toán.............................................................................16
1.2. Cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật hoạt động bao thanh toán .................................20
1.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động bao thanh toán 20
1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán........................................23
1.3. Những quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động bao thanh toán .......................28
1.3.1. Chủ thể tham gia hoạt động bao thanh toán................................................30
1.3.2. Các trường hợp cho phép đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán32
1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động bao thanh toán....35
Chương II. Thực tiễn áp dụng pháp luật bao thanh toán tại một số ngân hàng
thương mại....................................................................................................................40
2.1. Tổng quan về tình hình triển khai hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam và những
kết quả đạt được từ quá trình thực hiện..........................................................................40
2.1.1. Tình hình triển khai hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam ......................40
2.1.2. Những kết quả đạt được từ quá trình thực hiện trên thực tế .......................42
2.2. Công tác tổ chức và triển khai hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ..............................................................................46
2.3. Thực tiễn về lựa chọn khách hàng và thẩm định khả năng tài chính của các bên
tham gia hoạt động bao thanh toán ................................................................................48
2.3.1. Thực tiễn về lựa chọn khách hàng của các đơn vị bao thanh toán..............48
2.3.2. Thẩm định khả năng tài chính của các bên .................................................50
2.4. Hình thức pháp lý của giao dịch bao thanh toán.....................................................52
2.4.1. Những nội dung cơ bản của hợp đồng bao thanh toán................................54
2.4.2. Hợp đồng hợp tác thực hiện bao thanh toán giữa đơn vị bao thanh toán và
bên mua hàng .........................................................................................................56
2.5. Những tiêu chí nhằm đảm bảo cơ chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của cho
đơn vị bao thanh toán ....................................................................................................56
2.5.1. Những tiêu chí trong vấn đề tiếp nhận và trao đổi thông tin.......................56
2.5.2. Những tiêu chí trong vấn đề tiếp nhận quyền đòi nợ từ bên chuyển nhượng 56
2.5.3. Những tiêu chí trong việc thực hiện quyền đòi nợ.......................................57
2.5.4. Những tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn hoạt động bao thanh toán từ các
khoản phải thu........................................................................................................58
2.6. Những kiến nghị góp phần phát triển và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động
bao thanh toán trong thực tiễn áp dụng..........................................................................60
2.6.1. Những giải pháp chung nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt
động bao thanh toán...............................................................................................61
2.6.2. Những đề xuất cụ thể đối với các trường hợp chưa mang tính hiệu quả pháp
lý trong thực tiễn áp dụng của Quy chế hoạt động bao thanh toán ban hành kèm
theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 ..................................63
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Các phụ lục
E D
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ đặc điểm của thương mại quốc tế là các bên mua bán hàng hóa thường
ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau nên khi xác lập, thực hiện giao dịch, nhà
xuất khẩu thường lựa chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là bằng
chứng có giá trị pháp lý làm cơ sở thanh toán và giải quyết cho mọi tranh chấp liên
quan đến quan hệ mua bán này. Tuy nhiên phương thức thanh toán bằng tín dụng
chứng từ còn nhiều hạn chế cho nhà nhập khẩu bởi chi phí cao; ngân hàng phát
hành, thanh toán thư tín dụng đòi hỏi nhiều thủ tục; và những rủi ro pháp lý trong
bộ chứng từ (đó có thể là rủi ro khi bộ chứng từ bất hợp lệ, chứng từ không đến kịp
để nhận hàng,….). Do vậy, nhà nhập khẩu thường chấp nhận thanh toán theo
phương thức trả sau nhằm hạn chế rủi ro này.
Mặc dù thanh toán bằng hình thức thư tín dụng hay trả sau thì các bên vẫn gặp
những khó khăn về địa lý, ngôn ngữ, văn hóa hay sự khác nhau về hệ thống pháp
luật và điều này sẽ dẫn đến các rủi ro trong nghĩa vụ thanh toán giữa các bên trong
quan hệ thương mại quốc tế. Để thúc đẩy quan hệ thanh toán và giải quyết các tồn
tại trong giao dịch thương mại quốc tế, điều ước quốc tế, thông lệ, tập quán nước
ngoài về bao thanh toán ra đời. Với chức năng tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu và thu
nợ khi đến hạn từ nhà nhập khẩu, đơn vị bao thanh toán sẽ làm thay toàn bộ phần
việc của nhà nhập khẩu trong nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
Khi nhu cầu trong thương mại ngày càng gia tăng, áp lực cạnh tranh trên thị trường
thế giới ngày càng gay gắt và nhà nhập khẩu ngày càng đòi hỏi các phương thức
thanh toán thuận lợi hơn so với các phương thức truyền thống như thanh toán tín
dụng chứng từ, ứng trước, ghi sổ hay chuyển tiền,... thì bao thanh toán đã trở thành
công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thu hút khách hàng bằng phương
thức bán hàng trả chậm mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh và hạn
chế rủi ro cho các bên. Nắm bắt được xu thế phát triển của loại hình bao thanh toán,
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức
tín dụng kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 và tiến
hành cấp phép hoạt động cho phần lớn các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như trong tiến
trình hội nhập kinh tế thế giới. Thế nhưng, từ thực tiễn áp dụng bao thanh toán cho
thấy các tổ chức tín dụng chỉ đầu tư phát triển loại hình dịch vụ này với quy mô
thấp và phạm vi còn hạn chế.
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật trong hoạt động bao thanh toán là nhu cầu thiết yếu để tiếp tục hoàn chỉnh
khung pháp lý quốc gia nhằm phù hợp với điều ước quốc tế, thông lệ, tập quán nước
ngoài; phù hợp với nhu cầu của khách hàng và với xu thế phát triển kinh tế trên thế
giới, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu, nghiên cứu từ các nguồn thông tin khác nhau, cho thấy nhiều tác giả
trong và ngoài nước đã đề cập đến nghiệp vụ bao thanh toán. Theo đó, các tác giả
này chủ yếu nêu lên những vấn đề chung nhất về sự hình thành và phát triển của
hoạt động bao thanh toán trên thế giới; về kết quả và doanh số hoạt động hoặc lợi
nhuận và tiện ích cho các bên tham gia hoạt động bao thanh toán tại các khu vực
châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Phi và châu Mỹ. Ngoài ra, một số tác giả khác đã
phân tích và đi sâu vào thực tiễn ứng dụng bao thanh toán trong một lĩnh vực nhất
định như các ngành công nghiệp nhẹ (giày da, may mặc) hoặc ngành xây dựng, đối
tượng hướng đến của nhà tài trợ bao thanh toán chỉ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các tác giả này chủ yếu sơ lược những quy định pháp luật của các điều ước quốc tế
và thông lệ, tập quán nước ngoài. Qua đó, các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu và
đề xuất xây dựng những giải pháp điều chỉnh lỗ hổng của luật pháp đối với hoạt
động bao thanh toán nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.
Bên cạnh đó, những tạp chí chuyên ngành cũng đăng tải một số bài viết liên quan
đến hoạt động bao thanh toán. Điển hình là bài viết của tác giả Nguyễn Xuân
Trường đăng trên Tạp chí Ngân hàng, với nội dung khái quát những vấn đề cơ bản
về hoạt động bao thanh toán, lợi ích của các chủ thể tham gia và những khó khăn
gặp phải trên thực tế áp dụng của các tổ chức tín dụng. Đối với Thạc sĩ Lê Huyền
Ngọc, nội dung bài viết đăng trên Tạp chí Ngân hàng vẫn chỉ là sự đánh giá tổng
quan về hoạt động bao thanh toán, nêu lên một số hạn chế trên thực tế và đưa ra giải
pháp chung nhằm phát triển phương thức bao thanh toán ở nước ta. Và một số tác
giả khác, nội dung cũng mang tính chất tương tự nhau(*).
Nhìn chung, tác giả của những bài viết này chỉ phân tích hoạt động bao thanh toán,
những ưu và hạn chế phát sinh từ hoạt động này dưới góc độ kinh tế học, mà chưa
(*) Như Nguyễn Văn Hà (2005), “Phát triển nghiệp vụ factoring nhằm đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng ở
Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (Tp.HCM). Nguyễn Trung Lập (2007), “Bao thanh toán và phương
pháp hạch toán”, Đại học Duy Tân Tp.Đà Nẵng; Hứa Thị Diễm Thúy (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ
bao thanh toán của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tuyển tập báo cáo “Hội sinh
viên nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng 2008, ...
có cái nhìn chi tiết dưới góc độ pháp luật. Điều này là lý do chính để tác giả chọn
lựa đề tài và nghiên cứu hoạt động bao thanh toán bằng những quy định pháp luật,
phân tích những điểm phù hợp và hạn chế nhằm hoàn thiện tính pháp lý khi áp dụng
vào thực tiễn theo mô hình hoạt động của từng loại hình cung ứng dịch vụ này.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khi lựa chọn đề tài này, tác giả hướng đến việc nghiên cứu khái quát sự điều chỉnh
của điều ước quốc tế, thông lệ, tập quán nước ngoài và của pháp luật quốc gia về
bao thanh toán; đồng thời khảo sát tình hình áp dụng pháp luật vào thực tiễn hoạt
động bao thanh toán tại một số ngân hàng Việt Nam với mục đích:
- Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bao
thanh toán bằng việc phân tích những quy định pháp luật dưới góc độ lý luận và
khảo sát thực tiễn hoạt động bao thanh toán và bằng các hình thức so sánh, đối
chiếu giữa luật pháp và thông lệ, tập quán quốc tế với pháp luật quốc gia.
- Hỗ trợ các tổ chức tín dụng cũng như các bên tham gia quan hệ thương mại hạn
chế hoặc tránh rủi ro trong giao dịch kinh doanh, trong việc chuyển nhượng hay
thanh toán.
- Nhận diện những quy định mâu thuẫn, chồng chéo và hạn chế hoặc những vấn đề
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật bao thanh toán
vào thực tiễn thông qua việc khảo sát và tìm hiểu thực tiễn áp dụng nghiệp vụ bao
thanh toán tại một số ngân hàng thương mại. Từ đó đề xuất hướng khắc phục và giải
quyết những vấn đề còn tồn tại, góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động bao
thanh toán nói chung và cơ chế bảo đảm quyền, lợi ích của các bên tham gia quan
hệ bao thanh toán nói riêng. Dựa vào mục đích này, các tổ chức cung ứng hoạt động
bao thanh toán sẽ xây dựng những quy định nội bộ phù hợp với quy mô tổ chức và
hoạt động của đơn vị mình, vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực khách hàng trên thực tế
vừa đảm bảo quyền và lợi ích của chính định chế đó.
4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, so sánh
đối chiếu, thống kê số liệu thực tiễn từ hoạt động bao thanh toán của các châu lục
qua những năm gần nhất đồng thời phân tích tình hình thực hiện bao thanh toán tại
Việt Nam trong những năm vừa qua nhằm đưa ra một cái nhìn bao quát về hoạt
động bao thanh toán nói chung trên thế giới và nói riêng tại thị trường trong nước.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của nội dung đề tài
Khi việc nghiên cứu đề tài mang lại tính hiệu quả trong thực tiễn áp dụng pháp luật,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động bao thanh toán;
giải quyết được những bất cập trong quá trình thực hiện thì điều này sẽ mang lại
những ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng như sau:
- Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động bao thanh toán từ những
cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật bao thanh toán;
- Góp phần hệ thống hóa pháp luật về bao thanh toán nhằm đảm bảo tính thống nhất
và đồng bộ với điều ước quốc tế và thông lệ, tập quán nước ngoài trong xu thế hội
nhập kinh tế toàn cầu.
- Giúp các bên tham gia vào hoạt động bao thanh toán hiểu rõ bản chất, chức năng
và vai trò của hoạt động bao thanh toán; nắm vững cơ chế điều chỉnh của pháp luật
đối với loại hình này. Từ đó, các bên tham gia có đủ cơ sở để vận dụng pháp luật và
hạn chế các tranh chấp hoặc rủi ro có thể xảy ra trong giao dịch mua bán hàng hóa.
- Bên cạnh đó, giá trị ứng dụng của việc nghiên cứu đề tài này là đưa ra những mô
hình kinh doanh phù hợp với đặc thù và định hướng phát triển kinh doanh của từng
loại hình tổ chức tín dụng. Đồng thời, những nội dung phân tích của đề tài có thể
giúp cán bộ, nhân viên tại các phòng nghiệp vụ của tổ chức cung ứng hoạt động bao
thanh toán sử dụng như một cẩm nang về kiến thức pháp luật nhằm đảm bảo an toàn
và hiệu quả trong quá trình thực hiện.
6. Bố cục của luận văn
Bao gồm 2 chương:
Chương 1: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật bao thanh toán tại một số ngân
hàng thương mại
E D
1
CHƯƠNG I
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
1.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động bao thanh toán
1.1.1. Khái niệm bao thanh toán
Thuật ngữ “factoring” “ theo nghĩa hiện nay là bao thanh toán có nguồn gốc từ
trong tiếng Latinh là “factare”, có nghĩa là “thực hiện” hay “làm”. Hoạt động tài
trợ thương mại này xuất hiện từ thế kỷ thứ 18 trước Công nguyên ở Babilonia dưới
thời vua Hammurabi và là một phần của những giao dịch mua, bán vải vóc trên con
đường tơ lụa
1
.
Sau khi đế chế Hammurabi và người dân vùng Mesopotamia bị diệt vong thì hoạt
động tài trợ thương mại vẫn còn tồn tại và chính người La Mã là những cư dân đầu
tiên bán các tờ giấy hứa thanh toán tiền và đồng ý chiết khấu một phần trên số tiền
đó. Dấu hiệu của hoạt động cấp tín dụng sơ khai đã hình thành, phát triển cùng với
chữ viết, kiến trúc và luật lệ về thương mại tại vùng đất Mesopotamia này.
Từ đó, hoạt động mua bán các tờ giấy nợ, ứng tiền trước và cam kết thanh toán lan
rộng sang các vùng đất mới tại châu Mỹ do những người châu Âu khai hoang thông
qua việc trao đổi và thanh toán cho nhau trong hoạt động buôn bán các mặt hàng
bông, lông, da thú, gỗ xây dựng ở vùng lãnh thổ này. Các ngân hàng bán buôn tại
Luân Đôn và tại một số vùng thuộc châu Âu thời bấy giờ nhận thấy tiềm năng từ
vùng đất mới này nên đã thực hiện công việc ứng trước một khoản tiền cho những
người đi khai hoang khi họ bán các hàng hóa là những nguyên vật liệu thô khai thác
từ những mảnh đất này. Điều này giúp những người khai hoang vừa tiếp tục sinh
sống và khai thác nguồn nguyên vật liệu, vừa được thanh toán tiền bán hàng ngay
bởi các ngân hàng bán buôn của vùng Âu châu mà không phải chờ đợi việc thanh
toán chậm từ người mua hàng. Vì vậy, đây là những hoạt động ban đầu cho các
ngân hàng tiếp cận vùng đất mới này nhằm cung ứng hoạt động cấp tín dụng và là
nền tảng của hoạt động bao thanh toán về sau.
Đến thế kỷ thứ 17 – 18, mặc dù phương tiện truyền thông, thông tin liên lạc còn rất
hạn chế và hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn rất sơ khai nhưng
thương mại quốc tế đã phát triển mạnh. Chính vì lẽ đó, các nhà xuất khẩu phải chỉ
định các đại lý thương mại (hay còn gọi là các nhà tài trợ - Factor) tại những thị
trường mà những nhà xuất khẩu này đang và sẽ hướng đến. Đại lý thương mại thực
hiện các chức năng được quyền với danh nghĩa của chính mình. Đó là việc bảo quản
kho hàng do nhà xuất khẩu bán cho nhà nhập khẩu; thực hiện bán hàng thông
1
http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=1667