Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
*****
HOÀNG THỊ VIỆT ANH
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Trần Hoàng Hải
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
Lời cam đoan
Tôi cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
thông tin nêu trong Luận văn là trung thực. Các dữ liệu, luận điểm được trích dẫn
đầy đủ và là kết quả nghiên cứu của tôi.
Tác giả
Hoàng Thị Việt Anh
MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG - MỘT THỦ TỤC
QUAN TRỌNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 5
1.1. Lý luận chung về hòa giải tranh chấp lao động 5
1.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp lao động 5
1.1.2. Đặc thù của hòa giải tranh chấp lao động 12
1.1.3. Nguyên tắc hòa giải tranh chấp lao động 15
1.2. Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp lao động 18
1.2.1. Sự cần thiết của việc qui định hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao
động
18
1.2.2. Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp lao động ở các khía cạnh ưu việt về
kinh tế, xã hội và pháp lý
20
1.3. Khái lược về sự phát triển của chế định hòa giải tranh chấp lao
động ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
23
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1994 24
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 27
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
33
2.1. Hòa giải tại Hội đồng hòa giải lao động hoặc Hòa giải viên 33
2.1.1. Qui định của pháp luật 33
2.1.2. Thực tiễn áp dụng 37
2.2. Hòa giải tại Hội đồng trọng tài lao động 41
2.2.1. Qui định của pháp luật 41
2.2.2. Thực tiễn áp dụng 45
2.3. Hòa giải tại Tòa án nhân dân 48
2.3.1. Qui định của pháp luật 48
2.3.2. Thực tiễn áp dụng 56
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 61
3.1. Đối với công tác hòa giải tại cơ sở 61
3.2. Đối với công tác hòa giải tại Hội đồng trọng tài lao động 66
3.3. Đối với công tác hòa giải tại Tòa án nhân dân 69
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ đồ hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
Phụ lục 2: Sơ đồ hòa giải tranh chấp lao động tập thể
Phụ lục 3: Bảng so sánh qui định về hòa giải tranh chấp lao động
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam lựa chọn con đường phát
triển kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm
trọng tâm, đất nước đã có sự thay đổi to lớn, tốc độ công nghiệp hóa ngày càng gia
tăng ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở các thành phố lớn, kéo theo là sự di chuyển
của một số lớn lực lượng lao động từ nông thôn và các địa phương khác về làm việc
tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp. Bên cạnh, những mặt tích cực của sự
chuyển dịch cơ cấu lao động này mang lại như: cải thiện điều kiện sống, giảm tỷ lệ
thất nghiệp ở nông thôn, nâng cao nhận thức của người lao động trong việc làm thế
nào để gia tăng giá trị sức lao động của mình, cũng có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh.
Một trong vấn đề đó là tranh chấp lao động ngày càng diễn ra nhiều hơn, tính chất
và quy mô lớn hơn và trở thành vấn đề phức tạp của các cơ quan quản lý Nhà nước
cũng như các bên có liên quan.
Theo thống kê của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, sau hơn 10 năm thực
thi Bộ luật lao động, cả nước đã có trên 14.000 vụ đình công, riêng trong quý I/2009
đã xảy ra 46 vụ tranh chấp lao động và đình công. Địa phương xảy ra nhiều nhất là
Thành phố Hồ Chí Minh 19 vụ, Bình Dương 13 vụ, Tây Ninh 7 vụ... Hầu hết, các
vụ tranh chấp, đình công đều xuất phát từ việc người lao động yêu cầu tăng lương,
giảm tăng ca, cải thiện điều kiện làm việc, yêu cầu người sử dụng lao động thực
hiện đúng pháp luật và các cam kết đã thoả thuận. Tranh chấp lao động xảy ra
không chỉ ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội của bản thân người lao động,
môi trường lao động của địa phương mà còn là nhân tố làm suy giảm kinh tế và gây
tác động xấu đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Tranh chấp lao động nếu không được nhanh chóng giải quyết ở cấp cơ sở sẽ
gây tổn hại nhiều cho xã hội và làm gia tăng gánh nặng cho hệ thống tư pháp do các
vụ kiện kéo dài. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết tranh
chấp lao động ở cấp cơ sở, góp phần rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp lao
động, giúp cho người lao động và người sử dụng lao động hiểu nhau, đạt được sự
thỏa hiệp và sớm ổn định lại cuộc sống, việc làm và công việc kinh doanh của chính
họ.
Trong giải quyết tranh chấp lao động có nhiều phương thức giải quyết như:
thương lượng, trung gian, hòa giải, trọng tài và tòa án. Trong đó, phương thức hòa
giải được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở mỗi nước, hòa giải được sử dụng
dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và thể chế
của mỗi quốc gia nhưng khi có tranh chấp, hòa giải luôn được áp dụng giải quyết
2
đầu tiên, bởi hòa giải thành không những điều hòa được những tranh chấp mà còn
mở ra cho các bên có thể tiếp tục hợp tác với nhau hoặc ít nhất cũng đưa đến thiện
chí hợp tác trong hòa bình, từ đó loại bỏ các mâu thuẫn có thể gây hậu quả xấu
trong mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai.
Ở Việt Nam, hòa giải rất được coi trọng trong giải quyết tranh chấp dân sự
nói chung và tranh chấp lao động nói riêng. Hòa giải được xem như một nguyên tắc
bắt buộc thực hiện của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi giải quyết tranh
chấp lao động (Điều 158 Bộ luật lao động). Đây có thể coi là một nét văn hóa của Á
Đông được thể hiện trong chế định luật pháp. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp còn nhiều vấn đề bất cập dẫn tới hoạt động hòa giải trong thực tiễn
không đạt hiệu quả. Cần phải có những qui định mới về pháp luật. Cần phải có
những giải pháp khắc phục về cơ chế hoạt động để phát huy hơn nữa nhân tố con
người trong hòa giải tranh chấp lao động, để hòa giải được áp dụng đúng với bản
chất và ý nghĩa trong giải quyết tranh chấp lao động.
Với mong muốn nghiên cứu cơ sở lý luận và các qui định pháp luật về hòa
giải trong giải quyết tranh chấp lao động để góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
của hoạt động này cũng như thay đổi nhận thức của người lao động và người sử
dụng lao động về lợi ích của công tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động,
tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp
dụng” làm luận văn Cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động hòa giải các tranh chấp lao động từ khi Bộ luật lao động 1994 được
sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã có một số công trình nghiên cứu về nội dung này, có
thể kể tên các công trình đáng chú ý sau:
“Hòa giải tranh chấp lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Thị Hạnh, luận văn tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, năm 2008. Luận
văn đã nêu được trình tự hòa giải các tranh chấp lao động theo qui định của BLLĐ
sđbs 2006 và BLTTDS 2004 nhưng mới chỉ dừng ở góc độ lý luận của một luận văn
tốt nghiệp đại học, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm.
“Giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng - hòa giải - trọng tài”
của tác giả Nguyễn Thị Hồng, luận văn tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, năm 1999.
Nội dung luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực của pháp luật qui định hòa
giải thuộc thẩm quyền của các tổ chức xã hội chứ chưa nghiên cứu đến phương thức
cuối cùng trong giải quyết tranh chấp lao động là Tòa án nhân dân.
“Hòa giải tranh chấp lao động - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả
Dương Quỳnh Hoa, luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, năm 2006.
3
Luận văn này đã nghiên cứu các qui định của pháp luật về hòa giải tranh chấp lao
động nhưng theo một trình tự, thủ tục pháp luật cũ. Bởi vì Bộ luật lao động sửa đổi,
bổ sung năm 2002 về trình tự giải quyết tranh chấp lao động đã được thay thế bởi
Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006.
Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn bộ các qui định của pháp
luật về toàn bộ các qui định của pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động của các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hòa giải theo qui định của Bộ luật lao động sửa đổi,
bổ sung 2006 (sau đây sẽ viết tắt là BLLĐ sđbs 2006) và theo qui định của Bộ luật
Tố tụng dân sự 2004 (sau đây sẽ viết tắt là BLTTDS 2004).
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài:
Làm rõ khái niệm hòa giải và bản chất của hòa giải trong giải quyết tranh
chấp lao động.
Chứng minh hòa giải tranh chấp lao động là một thủ tục quan trọng trong giải
quyết tranh chấp lao động, phân tích sự hình thành và phát triển của chế định hòa
giải tranh chấp lao động ở Việt Nam. Đặc biệt, nghiên cứu pháp luật về hòa giải
tranh chấp lao động hiện hành và thực tiễn áp dụng để nêu ra những vấn đề còn bất
cập ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này.
Hướng hoàn thiện các cơ sở pháp lý, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác
hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động.
Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài nghiên cứu công tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động tại
Hội đồng hòa giải cơ sở, Trọng tài lao động và Tòa án nhân dân; những nguyên tắt
hòa giải tranh chấp lao động và trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tại các
cơ quan có thẩm quyền này.
Đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải
trong giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là công tác hòa giải tại cơ sở.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các qui định pháp luật và thực tiễn hoạt động hòa giải tranh chấp lao động.
Các chủ thể có thẩm quyền thực hiện, tiến hành hòa giải tranh chấp lao động.
Kết quả của việc hòa giải thành tại Hội đồng hòa giải lao động, tại Trọng tài
lao động và tại Tòa án nhân dân.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, nội dung và thực
tế thực hiện qui định của pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động, đưa ra các ví dụ
4
thực tế và số liệu tổng hợp về thực trạng công tác hòa giải tranh chấp lao động tại
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hòa giải, đồng thời tác giả cũng tham khảo
pháp luật của một số nước trên thế giới, quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế
để đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến nội dung của đề tài; những nghiên cứu
của các nhà khoa học về các lĩnh vực liên quan.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận nền tảng
của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học như: phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng minh,
tổng hợp và khảo sát thực tiễn để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
7. Đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Mặc dù luận văn này không phải là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên
về hòa giải các tranh chấp lao động nhưng với sự cố gắng của tác giả luận văn đã có
sự đánh giá một cách tương đối toàn diện đối với các qui định của pháp luật về hòa
giải tranh chấp lao động và thực tiễn áp dụng.
Đóng góp của luận văn đó là đã phân tích, đề xuất một số kiến nghị và giải
pháp nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật và các kỹ năng hòa giải cho các
hòa giải viên, trọng tài lao động và các thẩm phán nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động.
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức về công tác hòa giải
tranh chấp lao động cho người lao động và người sử dụng lao động nói riêng, các
tầng lớp nhân dân nói chung; vai trò của người làm công tác hòa giải và giá trị của
việc hòa giải ở các khía cạnh ưu việt về kinh tế, xã hội và pháp lý.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Hòa giải tranh chấp lao động - một thủ tục quan trọng trong giải
quyết tranh chấp lao động
Chương 2: Pháp luật hiện hành về hòa giải tranh chấp lao động và thực tiễn
áp dụng
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động hòa giải tranh chấp lao động