Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của niên luận
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Kết cấu của niên luận
NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
1.1. Khái niệm hòa giải ở cơ sở
1.2. Đặc điểm của công tác hòa giải
1.3. Những ưu điểm và hạn chế của hòa giải
1.3.1. Những ưu điểm
1.3.2. Những hạn chế
1.4. Các yếu tố tác động đến công tác hòa giải ở cơ sở
1.5. Quá trình phát triển của pháp luật hòa giải ở cơ sở tại Việt Nam
1.6. Một số mô hình hòa giải trên thế giới
1.6.1. Trung tâm hòa giải cộng đồng tại Philippin
1.6.2. Ủy ban hòa giải nhân dân tại Trung Quốc
1.6.3. Trung tâm hòa giải cộng đồng tại Singapo
1.5.4. Mô hình hòa giải thương mại
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀI GIẢI Ở CƠ SỞ
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở
2.2. Thực trạng thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
2.2.1. Các kết quả đạt được trong công tác hòa giải ở cơ sở
2.2.2. Tình hình vi phạm pháp luật trong công tác hòa giải ở cơ sở
2.3. Nguyên nhân
2.4. Một số kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HÒA
GIẢI Ở CƠ SỞ
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải cơ sở
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ hòa giải ở cơ
sở
3.3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải cơ sở nhằm nâng
1
1
2
2
3
3
3
5
8
8
11
2
cao ý thức về hòa giải ở cơ sở
3.4. Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính
quyền các cấp
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của niên luận
Trong xu thế chung của hội nhập toàn cầu, Việt Nam có chủ trương xây dựng nhà
nước pháp quyền, thực hiện công cuộc cải cách toàn diện và sâu sắc theo quy luật cạnh
tranh của nền kinh tế thị trường. Sự thay đổi đó tạo nên bộ mặt mới cho nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì các mâu thuẫn, tranh
chấp, xung đột cũng ngày càng ra tăng với diện mạo mới, đòi hỏi phải được giải quyết
bằng một phương thức thích hợp. Hòa giải ở cơ sở là một hình thức giải quyết hữu
hiện được lựa chọn để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp.
Hòa giải giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang
đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người và trên cơ sở tình người. Mục đích chính
của công tác hòa giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương
thân, tương ái trong cộng đồng để hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng
gia đình. Hòa giải mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, giảm
bớt các vụ việc phải giải quyết tại Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiết
kiệm thời gian và chi phí cho nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế
xã hội phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác hoà giải ở cơ sở,
Đảng và Nhà nước luôn chú trọng đến công tác này. Để tiếp tục phát huy vai trò quan
trọng của hoà giải ở cơ sở, Điều 127 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Ở cơ sở, thành lập
các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”. Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lựơc cải cách tư pháp
đến năm 2020 cũng đã đề ra nhiệm vụ: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh
chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài…”. Cụ thể hoá quy định của Hiến
pháp, ngày 25/12/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số
09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Ngày 18/10/1999,
Chính phủ ban hành Nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Đây là những văn bản quy phạm
pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầu tiên, quan trọng cho hoạt động hoà giải ở cơ sở.
Nhằm nâng cao vị trí, vai trò của hoạt động hoà giải ở cơ sở đối với xã hội, ngày
4
20 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XIII đã thông qua Luật hoà giải ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2014. Là cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của hoà giải
ở cơ sở.
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc phát huy tác dụng của hoạt động hoà giải ở cơ sở
càng trở lên có ý nghĩa. Mặc dù đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về
hoạt động hoà giải cơ sở, nhưng thực tiễn công tác hoà giải ở cơ sở ở một số địa
phương chưa phát huy được vai trò, ý nghĩa vốn có của nó, thậm chí còn có một số nơi
chưa chú trọng đến hoạt động này. Thực tiễn cho thấy, ở những nơi làm tốt công tác
hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh
tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi coi nhẹ công tác hòa
giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị an
xã hội. Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản,
nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đã nhanh chóng trở thành
phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất hiện những điểm nóng về khiếu kiện. Do đó,
việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác
hoà giải ở cơ sở là yêu cầu cấp thiết.
Hòa giải nói chung bên cạnh các hoạt động hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở còn
bao gồm hoạt động hòa giải của tòa án, trọng tài, hòa giải thương mại, hòa giải lao
động và hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu của niên luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động hòa giải theo quy định
của Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu niên luận được thực hiện trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử, phân tích,
so sánh, thống kê.
3. Kết cấu của niên luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, niên luận gồm có 03 chương:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác hòa giải ở cơ sở
- Chương 2. Thực trạng công tác hòa giải ở cơ sở
- Chương 3. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác hòa giải ở cơ sở