Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
157
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1585

Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ THỊ DUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO

NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Đăng Huệ

Hà Nội, 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và nghiêm túc, chưa

từng được ai công bố trong trong bất kì công trình nào khác. Nếu có gì sai sót

tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Hồ Thị Duyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................... 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 7

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án ............................................................. 17

Kết luận Chương 1 .................................................................................................... 20

Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH............................................................. 22

2.1. Khái quát về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ................ 22

2.2. Một số vấn đề lý luận pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không

lành mạnh .................................................................................................................. 39

2.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh của một số quốc gia và khu vực ................................................... 54

Kết luận Chương 2 .................................................................................................... 65

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM ................................... 66

3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh ở Việt Nam................................................................................. 66

3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không

lành mạnh .................................................................................................................. 83

3.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm

cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam ................................................................. 94

Kết luận Chương 3 .................................................................................................... 98

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở

VIỆT NAM .............................................................................................................. 99

4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh ....................................................................................................... 99

4.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không

lành mạnh ................................................................................................................ 106

4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không

lành mạnh ở Việt Nam hiện nay.............................................................................. 112

Kết luận Chương 4 .................................................................................................. 137

KẾT LUẬN............................................................................................................ 139

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ

ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................................................... 142

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 143

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THỨ TỰ TỪ VIẾT TẮT TỪ NGUYÊN NGHĨA

1 CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh

2 CHLB Cộng hòa liên bang

3 QLCT Quản lý cạnh tranh

4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thông

qua việc cạnh tranh, người kinh doanh không ngừng cải tiến chất lượng hàng

hóa, dịch vụ để giành, giữ và nâng cao vị thế của mình trên thương trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, cạnh tranh cũng có thể tác động

tiêu cực đối với cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do vậy,

hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bao giờ cũng

phải được điều chỉnh bởi các thiết chế nhà nước và các định chế pháp luật. Sự

can thiệp của Nhà nước và tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có

lợi là xu hướng tất yếu bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh để nâng cao vị thế

của mình trên thị trường, doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ khác nhau,

trong đó có hoạt động quảng cáo. Có thể nói, quảng cáo là một trong những

phương tiện hữu hiệu để doanh nghiệp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ của mình đến người tiêu dùng. Cùng với sự gia tăng về số lượng thì vấn đề

cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM) trong lĩnh vực quảng cáo ngày càng

có xu hướng phát triển về quy mô và thủ đoạn. Chính vì vậy, đây được coi là

một trong những vấn đề rất được xã hội quan tâm hiện nay.

Trong điều kiện nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, việc

nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực trạng các quy định

pháp luật về hành vi cạnh tranh, chống CTKLM nói chung và hành vi quảng

cáo nhằm CTKLM nói riêng là rất cần thiết. Trong thời gian qua, việc nghiên

cứu về cạnh tranh và chống CTKLM đã được nhiều nhà khoa học quan tâm,

song các nghiên cứu về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM vẫn còn khiêm tốn.

Vẫn còn không ít các vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm

2

CTKLM cần được giải quyết sâu hơn, đầy đủ hơn, qua đó, giúp cho các cơ

quan nhà nước, các doanh nghiệp, người tiêu dùng có được công cụ và sự

hiểu biết nhất định để chống lại sự CTKLM. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa

chọn vấn đề “Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành

mạnh ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ luật

học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm

cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay” là: trên cơ sở nhận diện

được bản chất của các hành vi CTKLM và đánh giá một cách khách quan,

toàn diện thực trạng các quy định pháp luật của Nhà nước về hoạt động quảng

cáo, đề ra một số định hướng cơ bản và giải pháp pháp lý cụ thể nhằm hạn

chế và tiến đến chấm dứt các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM ở nước ta, góp

phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính,

người tiêu dùng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, về phương diện lý luận, nghiên cứu sinh tiến hành hệ thống

hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh, CTKLM, chống CTKLM để làm rõ

hành vi quảng cáo nhằm CTKLM; phân tích sự cần thiết phải điều chỉnh bằng

pháp luật đối với hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

Thứ hai, về thực tiễn, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành phân tích, đánh giá

các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến hành vi quảng

cáo nhằm CTKLM. Sưu tầm, tìm kiếm các vụ việc hoặc các biểu hiện cụ thể

của hành vi quảng cáo nhằm CTKLM để chứng minh cho các lập luận khoa

học trong luận án, để từ đó đưa ra các đánh giá đối với thực trạng pháp luật về

hành vi quảng cáo nhằm CTKLM ở Việt Nam.

3

Thứ ba, nghiên cứu phương pháp xây dựng và thực thi pháp luật về

hành vi quảng cáo nhằm CTKLM ở một số quốc gia để rút ra những kinh

nghiệm, bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng cũng như thực thi pháp

luật về các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

Thứ tư, nghiên cứu đề xuất các phương hướng, giải pháp góp phần

hoàn thiện pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về quảng cáo và

hành vi CTKLM; các quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm mục

đích CTKLM, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về hành vi quảng

cáo nhằm CTKLM; các vụ việc cụ thể đã hoặc chưa được giải quyết để từ đó

xác định nguyên nhân thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy

định của pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về hành vi quảng cáo

nhằm CTKLM nói riêng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: CTKLM được thực hiện thông qua nhiều hành vi và trong

nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, tuy nhiên, để phù hợp

với nội dung của đề tài, Luận án chỉ giới hạn sự nghiên cứu của mình trong

các quy định của pháp luật Việt Nam về các hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM và cơ chế xử lý các hành vi này.

Về thời gian và không gian: Luận án nghiên cứu các quy định của pháp

luật và thực tiễn thực hiện các quy định về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM

ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay (thời điểm Luật Cạnh tranh được ban hành

và điều chỉnh các hành vi quảng cáo nhằm CTKLM). Trong quá trình nghiên

cứu, có liên hệ, so sánh với quy định của một số quốc gia, khu vực về hành vi

quảng cáo nhằm CTKLM.

4

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp luận

nghiên cứu là chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử. Các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển kinh tế trong thời kì

đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong

đó có phát triển thương mại và các hoạt động cạnh tranh, xúc tiến thương mại.

Ngoài ra, để hoàn thiện luận án, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp

dưới đây cũng được sử dụng như:

Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt luận án nhằm

đối chiếu quy định pháp luật với các nước để tìm ra những điểm hợp lý trong

các quy định pháp luật về chống CTKLM nói chung và hành vi quảng cáo

nhằm CTKLM nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích các tư liệu được sử dụng

để khái quát hóa rút ra những nhận xét, kết luận về từng nội dung của luận án.

Cụ thể là phương pháp này được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các

hiện tượng, quan điểm của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM;

khái quát lại để từ đó đưa ra các đánh giá, kết luận, kiến nghị và giải pháp phù

hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án

nhằm trình bày các vấn đề, nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố

cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, nội dung để

đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận án.

Phương pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã

hội nhân văn như lịch sử, kinh tế, luật học nhằm làm rõ bản chất kinh tế, xã

hội, pháp lý của CTKLM và pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM ở

Việt Nam; đánh giá mức độ phù hợp hay không phù hợp và nhất là tính khả

thi của các quy định này.

5

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án có những đóng góp mới về khoa học, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầu đủ,

có hệ thống các vấn đề lý luận về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM, đặc biệt

là khái niệm, đặc điểm và cấu thành của hành vi này, qua đó, Luận án xác

định pháp luật để nhận diện và xử lý đối với hành vi quảng cáo nhằm

CTKLM là pháp luật cạnh tranh.

Thứ hai, Luận án đã đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng

các quy định về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM hiện nay, chỉ ra những hạn

chế mà pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM cần phải khắc phục và

hoàn thiện trong thời gian tới.

Thứ ba, Luận án xác định về các định hướng và đưa ra nhiều giải pháp

vừa tổng thể, vừa có tính chất cụ thể, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp

luật về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM và nâng cao hiệu quả áp dụng các

quy định này trong thực tiễn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về mặt khoa học: Luận án là công trình nghiên cứu cơ bản có tính hệ

thống về pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM ở Việt Nam hiện nay.

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm nhiều vấn

đề lý luận về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM và pháp luật về hành vi quảng

cáo nhằm CTKLM.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng

để giải quyết nhiều vấn đề mà hoạt động thực tiễn đang đặt ra, đây là tài liệu

tham khảo cho các cơ quan lập pháp, nhà hoạch định chính sách, cơ quan

quản lý nhà nước liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về

hành vi quảng cáo nhằm CTKLM.

6

Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng

dạy, học tập nhiều lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là pháp luật về cạnh tranh tại

các cơ sở đào tạo luật và kinh tế ở nước ta.

7. Cơ cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận

án gồm có 4 chương, gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan

đến đề tài luận án.

Chương 2: Một số vấn đề lý luận của pháp luật về hành vi quảng cáo

nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Chương 3: Thực trạng pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh

tranh không lành mạnh ở Việt Nam.

Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi

quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam.

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Lý thuyết về

cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hình thành cùng với quá trình hoàn thiện

quan niệm về thể chế kinh tế thị trường. Do đó, các nghiên cứu về chính sách

cạnh tranh, pháp luật về cạnh tranh luôn được coi là một công cụ hữu hiệu để

Nhà nước quản lý, dẫn dắt và hướng thị trường tới mục tiêu phát triển an toàn,

lành mạnh, khuyến khích tự do sáng tạo trong quá trình kinh doanh và bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển của các quan hệ thị trường, việc chống CTKLM

cũng được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực với nhiều hành vi khác nhau như

hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh

nghiệp khác, quảng cáo nhằm CTKLM, bán hàng đa cấp bất chính… Vì thế,

bên cạnh việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh, chống

cạnh tranh không lành nói chung còn có những nghiên cứu về chống CTKLM

trong từng hành vi cụ thể.

Quan khảo sát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về CTKLM,

pháp luật về chống hành vi CTKLM, hành vi quảng cáo nhằm CTKLM,

nghiên cứu sinh xin có một số đánh giá các nghiên cứu liên quan đến nội

dung đề tài luận án của mình như sau:

1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về hành vi

quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

1.1.1.1. Về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh nói chung, CTKLM và từng hành vi CTKLM cụ thể nói

riêng được các nhà khoa học đề cập đến ở các mức độ khác nhau trong các

8

công trình khoa học, các nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều lý thuyết cạnh

tranh, mức độ tác động của Nhà nước vào hoạt động cạnh tranh của các chủ

thể kinh doanh trên thị trường. Một số lý thuyết cạnh tranh điển hình như: Lý

thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết cạnh

tranh hiện đại đã được đề cập trong nhiều tài liệu [64, Tr20], [91]. Các nghiên

cứu về lý thuyết cạnh tranh đã làm rõ được sự cần thiết, cơ sở và mức độ can

thiệp của Nhà nước vào hoạt động cạnh tranh hướng tới việc điều tiết hoạt

động cạnh tranh phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước. Đây là

những kết quả rất cần được lưu ý khi làm rõ các vấn đề chống CTKLM nói

chung và hành vi quảng cáo nhằm CTKLM nói riêng.

Về CTKLM và chống CTKLM, vấn đề này cũng thu hút được sự quan

tâm của nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước [70], [48], [62], [72],

[99], [42]. Có tác giả cho rằng, cạnh trang không lành mạnh bao gồm tất cả

hành vi nào xâm hại tới hoạt động cạnh tranh [55]. Cũng có ý kiến cho rằng,

không phải bất cứ hành vi nào xâm hại đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị

coi là hành vi CTKLM mà chỉ những hành vi do chủ thể kinh doanh thực hiện

đối với đối thủ cạnh tranh của mình trong một thị trường hàng hóa, dịch vụ

hoặc thị trường liên quan [93]. Tác giả Nguyễn Như Phát [69] cho rằng, tuy

chưa đến mức gay gắt và quyết liệt như các nước có nền kinh tế phát triển,

nhưng tình hình CTKLM trên thị trường Việt Nam đang diễn biến hết sức

phức tạp. Các hành vi CTKLM xuất hiện ngày càng nhiều và rất khó kiểm

soát. Những mầm mống tiêu cực của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

đã lan tràn tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất tới tiêu dùng dưới

mọi hình thức: bán phá giá, quảng cáo không trung thực… gây nhiều hậu quả

xấu cho xã hội, người tiêu dùng và cho doanh nghiệp khác. Các công trình

nghiên cứu đều có điểm chung cho rằng, lợi ích của các chủ thể kinh doanh

đang bị xâm phạm, đe dọa bởi “sức tấn công” của các thủ đoạn CTKLM ngày

càng tinh vi, xảo quyệt, trật tự kinh doanh công bằng có nguy cơ bị phá vỡ.

9

Do vậy, Nhà nước cần duy trì một trật tự cạnh tranh lành mạnh, môi trường

kinh doanh công bằng thông qua việc ban hành những chính sách, quy định

đảm bảo trật tự kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, người tiêu dùng, nhà kinh doanh.

Ở các quốc gia, khu vực có nền kinh tế phát triển, hành vi CTKLM nói

chung và hành vi quảng cáo nhằm CTKLM nói riêng đã xuất hiện từ sớm và

có tác động nhất định đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng và môi trường

kinh doanh. Trong “Review of Directive 2006/114/EC concerning misleading

and comparative advertising” [119], Ủy ban Châu Âu cho rằng hành vi quảng

cáo gian dối có thể gây tổn hại đáng kể cho các công ty khác, đặc biệt là các

công ty nhỏ. Nhìn một cách tổng quan, các hành vi tiếp thị gây nhầm lẫn gây

thiệt hại, làm suy yếu hoặc làm giảm khả năng lựa chọn và ra quyết định của

công ty. Sự bóp méo quyết định trong kinh doanh của một chủ thể kinh doanh

có thể kéo theo bóp méo cạnh tranh. Theo đó, hành vi quảng cáo gây nhầm

lẫn tạo ra phản ứng dây chuyền tới người tiêu dùng vì họ sẽ phải trả nhiều tiền

hơn cho sản phẩm và dịch vụ. Cũng theo ủy ban châu Âu, quảng cáo là bất kì

hình thức truyền tải nội dung hoặc giới thiệu để quảng cáo hàng hóa, dịch vụ

mà không quy định hình thức cụ thể.

Điểm qua các nghiên cứu lý luận về CTKLM và pháp luật về chống

CTKLM trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cho thấy, các vấn đề lý luận

cơ bản về CTKLM và chống CTKLM đã được các tác giả nghiên cứu một

cách tương đối có hệ thống. Nội dung các công trình này đã xây dựng, tạo lập

được hệ thống các lý luận về CTKLM và chống CTKLM trong nền kinh tế thị

trường, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu về sau. Kết quả của các công

trình đó, nghiên cứu sinh sẽ kế thừa trong quá trình nghiên cứu những vấn đề

lý luận về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM và pháp luật hành vi quảng cáo

nhằm CTKLM.

10

Về nhu cầu và sự cần thiết của chống CTKLM trong hoạt động quảng

cáo. Theo tác giả Aude Mahy [106, Tr.23] cho rằng, cấm quảng cáo gây nhầm

lẫn và các hành vi thương mại không lành mạnh là nội dung quan trọng, chứa

đựng trong nhiều văn bản pháp luật ở Châu Âu. Mục đích của các quốc gia

Châu Âu khi áp dụng các quy định này nhằm mục đích bảo đảm rằng người

tiêu dùng không bị nhầm lẫn trong các sản phẩm quảng cáo hoặc xúc tiến

thương mại; bảo vệ các chủ thể kinh doanh và chống lại các quảng cáo sai

lệch. Trong Advertising Food in Europe – A Comparative Law Analysis, tác

giả Aude Mahy và các cộng sự đã có sự so sánh hành vi quảng cáo gây nhầm

lẫn trong pháp luật của một số quốc gia châu Âu và cho thấy rằng: hành vi

quảng cáo gây nhầm lẫn trong pháp luật của các quốc gia này đều có sự giống

nhau, đó là các hành vi thông tin về hàng hóa dịch vụ, gây hiểu lầm cho người

tiêu dùng về tác dụng, thành phần, nguồn gốc xuất xứ, giá cả. Dựa trên các

thôn tin đó, người tiêu dùng đã hoặc sẽ quyết định giao dịch với doanh nghiệp

quảng cáo. Vì vậy, thông tin gây nhầm lẫn với người tiêu dùng cũng được coi

là hành vi CTKLM đối với doanh nghiệp đối thủ. Vì vậy, để đảm bảo môi

trường cạnh tranh không bằng, lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho các doanh

nghiệp, người tiêu dùng, các quốc gia đều cấm các hành vi quảng cáo gây

nhầm lẫn.

Nhận thức được tác động của cạnh tranh, CTKLM đối với nền kinh tế

thị trường, nên vấn đề sự cần thiết phải chống CTKLM nói chung và hành vi

quảng cáo nhằm CTKLM nói riêng được đề cập đến trong một số công trình

nghiên cứu ở nước ta [45], [72], [93].

Ở các mức độ khác nhau, các tác phẩm này đều thể hiện sự cần thiết

phải có sự can thiệp của Nhà nước đối với hành vi cạnh tranh nói chung và

hành vi CTKLM nói riêng. Các cơ quan nhà nước cần phải chống lại các hành

vi CTKLM để bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp và đảm bảo sự công

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!