Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về giao kết hợp đồng trên Website thương mại điện tử
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1931

Pháp luật về giao kết hợp đồng trên Website thương mại điện tử

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN KHÁNH HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN HUY HỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi.

Những thông tin, số liệu, dữ liệu được nêu và trích dẫn trong luận

là trung thực, rõ ràng và đầy đủ về nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Khánh Hùng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

CKĐT Chữ ký điện tử

CNTT Công nghệ thông tin

GDĐT Giao dịch điện tử

HĐĐT Hợp đồng điện tử

GKHĐ Giao kết hợp đồng

TMĐT Thương mại điện tử

Danh mục từ viết tắt tiếng Anh

B2B Business To Business

(Electronic commerce)

TMĐT giữa doanh nghiệp và

doanh nghiệp

B2C Business To Consumer

(Electronic consumer)

TMĐT giữa doanh nghiệp và

người tiêu dùng

C2C Consumer To Consumer

(Electronic commerce)

TMĐT giữa người tiêu dùng

và người tiêu dùng

UNCITRAL United Nations Commission for

International Trade Law

Ủy ban của Liên hợp quốc về

Luật Thương mại quốc tế

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, HỘP

Danh mục hộp

Hộp 1: Thông tin về Thông tư số 09/2008/TT-BCT ............................................. 44

Hộp 2: Khảo sát sự tuân thủ Thông tư 09/2008/TT-BCT của các website ........... 75

Danh mục hình

Hình 1: Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp trong các năm................ 77

Hình 2: Số lượng người sử dụng Internet qua các năm ....................................... 78

Hình 3: Tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu và sẽ xây dựng website qua các năm............ 78

Danh mục bảng

Bảng 1: Tình hình sở hữu và sẽ xây dựng website

của doanh nghiệp theo lĩnh vực .......................................................................... 79

Bảng 2: Nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử

trong DN năm 2010 ............................................................................................ 80

Bảng 3: Đặt hàng qua các phương tiện điện tử

trong doanh nghiệp năm 2010 ........................................................................... 80

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VÀ HỢP ĐỒNG TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................ 6

1.1. Tổng quan về thương mại điện tử ................................................................ 6

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử ........................................................... 6

1.1.2. Đặc điểm thương mại điện tử ............................................................. 9

1.1.3. Vai trò và lợi ích của thương mại điện tử ......................................... 11

1.1.4. Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử ................................. 13

1.1.5. Các mô hình và hình thức thực hiện thương mại điện tử .................. 15

1.2. Khái quát về website thương mại điện tử ................................................... 18

1.2.1. Khái niệm về World Wide Web và Website ....................................... 18

1.2.2. Khái niệm website thương mại điện tử ............................................. 20

1.2.3. Vai trò của website thương mại điện tử ............................................ 22

1.2.4. Chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử ...... 22

1.3. Tổng quan về hợp đồng trên website thương mại điện tử ......................... 24

1.3.1. Khái niệm hợp đồng trên website thương mại điện tử ...................... 26

1.3.2. Đặc điểm của hợp đồng trên website thương mại điện tử ................. 28

1.3.3. Hình thức hiển thị hợp đồng trên website thương mại điện tử .......... 32

1.3.4. Chữ ký điện tử trong hợp đồng trên website thương mại điện tử ...... 33

1.3.5. Giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết trên website TMĐT ............... 36

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRÊN

WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ....... 39

2.1. Những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng trên website thương

mại điện tử .......................................................................................................... 39

2.1.1. Thực trạng khung pháp lý về giao kết hợp đồng trên website thương

mại điện tử tại Việt Nam ....................................................................................... 39

2.1.2. Khái niệm về giao kết hợp đồng ....................................................... 47

2.1.3. Sự cần thiết phải giao kết hợp đồng trên website TMĐT .................. 49

2.1.4. Nguyên tắc giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ........ 53

2.1.5. Chủ thể giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ............. 56

2.1.6. Trình tự giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ............ 59

2.1.7. Cung cấp thông tin về các điều khoản của hợp đồng ........................ 73

2.1.8. Sự khác biệt khi giao kết hợp đồng trên website với hợp đồng điện tử

và hợp đồng truyền thống ..................................................................................... 75

2.2. Thực trạng giao kết hợp đồng trên các website thương mại điện tử tại

Việt Nam ............................................................................................................. 76

2.2.1. Mức độ sử dụng máy tính trong doanh nghiệp ................................. 76

2.2.2. Mức độ kết nối Internet .................................................................... 77

2.2.3. Xây dựng và quản lý website thương mại điện tử ............................. 78

2.2.4. Giao dịch thông qua các phương tiện điện tử ................................... 79

2.3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật và các biện pháp

thúc đẩy phát triển giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ......... 82

2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng trên

website thương mại điện tử ................................................................................... 82

2.3.2. Các biện pháp thúc đẩy giao kết hợp đồng trên website thương mại

điện tử phát triển .................................................................................................. 88

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC PHỤ LỤC

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu mà đại diện tiêu

biểu của nó là mạng Internet đã và đang làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của xã hội loài

người từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Có thể thấy được Internet đã mang lại

lợi ích to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, mà nổi bật nhất chính là

trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Internet đã đặt nền tảng cho sự hình thành của

thương mại điện tử (electronic commerce) và nền kinh tế trực tuyến (online

economy). Ngày nay, Internet được sử dụng không chỉ với mục đích giải trí đơn

thuần mà đã trở thành một công cụ để kinh doanh hiệu quả - đó là kinh doanh, mua

bán hàng hóa và dịch vụ trên các website thương mại điện tử (TMĐT).

Hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các website

TMĐT tuy chỉ mới xuất hiện chưa lâu so với kinh doanh truyền thống nhưng đã phát

triển đến một trình độ cao; thậm chí ở một số quốc gia phát triển, nó dần thay thế

cho cách thức kinh doanh truyền thống với những tính năng nổi bật và phù hợp với

xu thế toàn cầu. Trong môi trường kinh doanh này, việc mua bán các loại hàng hóa

và dịch vụ được thể hiện thông qua việc giao kết hợp đồng (GKHĐ) và vì thế vấn đề

GKHĐ là một vấn đề diễn ra thường xuyên và phổ biến.

Trước sự phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh doanh mua bán trên

các website TMĐT, bên cạnh Luật hợp đồng chung, các quy định của pháp luật

chuyên ngành về GKHĐ trên các website thương mại cũng dần dần trở nên đầy đủ

và hoàn thiện. Đầu tiên là sự ra đời của Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công

nghệ thông tin 2006 và sau đó là một loạt các văn bản hướng dẫn ra đời mà đặc biệt

là Nghị định 57/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2008/TT-BTC quy định rất chi tiết về

vấn đề GKHĐ đã giúp cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này trở nên khá rõ

ràng, minh bạch, dễ hiểu; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp trong xã hội có

thể tiếp cận, tham gia mô hình kinh doanh này một cách dễ dàng hơn.

Thế nhưng ở Việt Nam hiện nay, dù có thể nói rằng những quy định của

pháp luật về GKHĐ trên các website thương mại điện tử đã tương đối đầy đủ nhưng

không phải ai cũng có thể nắm bắt và có thể hiểu được một cách rõ ràng việc GKHĐ

trên các website này diễn ra thế nào; nó có ý nghĩa, vai trò ra sao và đặc biệt là

những khía cạnh pháp lý điều chỉnh hoạt động này đang diễn ra như thế nào, có phù

hợp thực tiễn hay không? Bên cạnh đó cùng với sự phát triển không ngừng của

Internet, hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ trên các website cũng

biến đổi và phát triển không ngừng đã kéo theo sự biến hóa đa dạng của hoạt động

2

GKHĐ. Chính vì sự phát triển nhanh chóng đó đã làm cho hệ thống pháp luật điều

chỉnh nó, trong vài khía cạnh, đã trở nên chật chội và dường như không còn phù hợp

thực tiễn và cần phải được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Trước yêu cầu đó, đòi hỏi cần phải có sự đánh giá nghiêm túc, khách quan

về các quy định của pháp luật thực định, từ đó làm cơ sở cho việc xem xét sửa đổi,

bổ sung, bảo đảm cho sự phát triển lành mạnh, ổn định của hệ thống các quy định

pháp luật về hoạt động GKHĐ trên các website TMĐT.

Vì những lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về giao kết hợp đồng

trên website thương mại điện tử” làm đề tài tốt nghiệp cho khóa học cao học Luật

Kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện tại, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của tác giả là khá

nhiều. Các công trình này đã được tác giả khai thác, học hỏi vì phù hợp với luận văn

chuyên ngành của tác giả. Tuy nhiên, ở lĩnh vực khoa học chuyên ngành luật học,

chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu những quy

định của pháp luật về hoạt động GKHĐ trên website thương mại điện tử. Qua tham

khảo các nguồn tài liệu, có một số công trình là sách chuyên khảo và các bài viết

liên quan đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu như:

- Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 của Bộ

Công Thương. Những báo cáo này là những tài liệu hữu ích, cung cấp từ

tổng quan đến cụ thể và chi tiết thực trạng thương mại điện tử hàng năm

tại Việt Nam.

- Bài viết Luật Giao dịch điện tử 2005 và những quy định về giao kết hợp

đồng điện tử của GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2006) - Tạp chí nghề luật số

5/2006. Bài viết này phân tích sâu sắc những tiến bộ tích cực và những

tồn tại cũng như hạn chế của luật Giao dịch điện tử 2005.

- Sách Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử của GS.TS

Nguyễn Thị Mơ (2006), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. Trong cuốn

sách này tác giả đã giới thiệu gần như đầy đủ về mặt lý luận cũng như

thực tiễn các khía cạnh kinh tế - pháp lý về hợp đồng điện tử và giao kết

hợp đồng điện tử.

- Giao dịch Thương mại điện tử - Một số vấn đề cơ bản của hai tác giả

Nguyễn Văn Minh, Trần Hoài Nam (2002), NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, đề cập đến những vấn đề cơ bản của giao dịch thương mại điện

tử khi khung pháp lý về Giao dịch điện tử ở Việt Nam chưa hình thành.

3

- Cẩm nang ứng dụng thương mại điện tử (2006), Phòng xúc tiến thương

mại - Sở Thương mại TP.HCM, trình bày các vấn đề ứng dụng kinh

doanh trên nền thương mại điện tử.

- Bài viết Sự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua mạng

Internet của tác giả Trần Văn Biên (2010), Tạp chí Nhà nước và pháp

luật số 10/2010.

- Bài viết Pháp luật và hợp đồng điện tử của tác giả Trần Văn Biên

(2010), Tạp chí Tòa án nhân dân số 20/2010.

Các công trình là luận văn thì có:

- Khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam (2002),

Luận văn cử nhân của sinh viên Lê Bình Phương - Đại học Luật

TP.HCM.

- Vấn đề chứng cứ và bảo mật trong Thương mại điện tử (2006), Luận

văn Thạc sĩ Luật học của học viên Trần Thanh Hoa - Đại học Luật

TP.HCM.

- Luật Giao dịch điện tử VN 2005 - Cơ sở pháp lý cho hình thức giao dịch

mới ở nước ta hiện nay (2006), Luận văn Thạc sĩ Luật học của học viên

Châu Việt Bắc - Đại học Luật TP.HCM.

- Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và giải pháp phòng tránh (2008),

Luận văn cử nhân của sinh viên Trần Thị Thanh Thủy - Đại học Ngoại

Thương Hà Nội.

- Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử (2009), Luận văn cử nhân

của sinh viên Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Đại học Luật TP.HCM.

Ngoài ra còn nhiều bài viết có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của tác giả

trong các tạp chí như tạp chí Luật học, tạp chí Khoa học pháp lý, tạp chí Nhà nước

và Pháp luật… được tác giả sử dụng làm tài liệu tham khảo.

Đề tài luận văn của tác giả được viết dựa trên những hệ thống kiến thức đa

dạng và phong phú nên cũng là một điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu.

Công việc nghiên cứu của tác giả dựa trên cơ sở học hỏi, kế thừa đồng thời phát

triển các quan điểm, tư tưởng, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước

nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động GKHĐ trên

website thương mại điện tử cho phù hợp với tình hình mới, nhu cầu mới.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

Giao kết hợp đồng trên website TMĐT là hình thức giao kết mang tính đặc

thù do đó hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này thời kỳ đầu còn thiếu và chưa

đồng bộ. Qua một thời gian hoạt động cùng với trải nghiệm thực tế, nhà nước ta đã

4

rất nỗ lực trong việc hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở

pháp lý đầy đủ giúp cho hoạt động này có được môi trường phát triển thuận lợi.

Mục tiêu đặt ra cho quá trình nghiên cứu luận văn là làm sáng tỏ được

những vấn đề lý luận chung nhất về hoạt động GKHĐ trên các website, khai thác

toàn diện nội dung các khía cạnh pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động này đồng

thời xem xét một cách tổng quát, toàn diện các văn bản pháp luật liên quan để đối

chiếu với thực tiễn hoạt động, từ đó đề ra hướng bổ sung và hoàn thiện các quy định

pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, hợp lý hơn.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động GKHĐ trên các website

TMĐT, bao gồm các quy định của pháp luật về website TMĐT, hợp đồng trên

website TMĐT, quy trình giao kết hợp đồng trên website TMĐT cùng những vấn đề

pháp lý liên quan theo quy định của pháp luật. Việc GKHĐ trên website TMĐT đòi

hỏi phải có sự hiểu biết không chỉ về khía cạnh pháp lý mà còn cả khía cạnh kỹ

thuật, khía cạnh thương mại của hình thức hợp đồng này. Vì vậy, đối tượng nghiên

cứu của đề tài còn bao gồm các vấn đề về kỹ thuật, thương mại trong việc GKHĐ.

Về mặt nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về pháp

lý, thương mại, kỹ thuật liên quan đến hoạt động GKHĐ trên website. Về mặt pháp

lý, luận văn nghiên cứu các nguyên tắc, chủ thể giao kết hợp đồng; quy trình giao

kết hợp đồng cùng vấn đề cung cấp thông tin về các điều khoản của hợp đồng. Ở

khía cạnh thương mại, luận văn đề cập đến những kiến thức tổng quát về thương mại

điện tử và hợp đồng trên website thương mại điện tử cùng những so sánh giữa hợp

đồng trên website với hợp đồng truyền thống. Về khía cạnh kỹ thuật, luận văn giới

thiệu những kiến thức cơ bản về website thương mại điện tử cùng chức năng đặt

hàng trực tuyến. Luận văn cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu, chỉ nghiên cứu về

giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử theo những quy định của pháp

luật Việt Nam, không nghiên cứu những vấn đề giao kết có yếu tố nước ngoài.

4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu

Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích: trên cơ sở những quy định của pháp luật, tác giả

tiến hành diễn giải các quy định đó đồng thời đánh giá, đưa ra các quan điểm.

Phương pháp so sánh: liên hệ giữa các văn bản pháp luật khác nhau cùng

điều chỉnh một vấn đề để từ đó tìm ra sự giống nhau và khác nhau của đối tượng

nghiên cứu.

Phương pháp thống kê: liệt kê các quy định của pháp luật của cùng một vấn

đề để tiến hành phân tích, đánh giá.

5

Phương pháp tổng hợp: thu thập các tài liệu, văn bản, số liệu từ nhiều

nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử là hình thức giao kết

mới xuất hiện trong thời gian gần đây, vừa mang tính pháp lý, vừa mang tính kỹ

thuật, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp lý vì vậy kết quả nghiên cứu của luận

văn sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa các quy định của pháp luật về vấn đề này một

cách cụ thể đồng thời nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật điều

chỉnh hoạt động này.

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham

khảo, góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức xã hội.

6. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về thương mại điện tử và hợp đồng trên

website thương mại điện tử

Chương 2: Pháp luật và thực tiễn giao kết hợp đồng trên website thương

mại điện tử và kiến nghị hoàn thiện

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!