Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1195

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội của Vương quốc Anh và Hàn Quốc - kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NHẬT BẢO

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

CỦA VƯƠNG QUỐC ANH VÀ HÀN QUỐC

- KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH-7-2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

CỦA VƯƠNG QUỐC ANH VÀ HÀN QUỐC

- KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Hải

Học viên: Lê Nhật Bảo

Lớp: Cao học luật kinh tế

Khóa: 22

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Xuân Hải. Những phân

tích, kiến nghị được đề xuất dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân và

các công trình đã trích dẫn nguồn ở danh mục tài liệu tham khảo.

Tác giả luận văn

Lê Nhật Bảo

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nội dung

1 BLDS Bộ luật Dân sự

2 CIC

Công ty vì lợi ích cộng đồng

(Community Interest Company)

3 DNXH Doanh nghiệp xã hội

4 LDN Luật Doanh nghiệp

5 Luật Công ty 2004

Luật Công ty (Kiểm toán, Kiểm tra và

Doanh nghiệp cộng đồng) 2004 của Vương

quốc Anh

(Companies (Audit, Investigations and

Community Enterprise) Act 2004)

6 Luật Công ty 2006

Luật Công ty 2006 của Vương quốc Anh

(Companies Act 2006)

7 Nghị định số 20141

Nghị định số 20141 năm 2007 hướng dẫn

một số điều của Luật Phát triển doanh

nghiệp xã hội Hàn Quốc

(Enforcement Decree of The Social

Enterprise Promotion Act 20141)

8 Quy chế CIC 2005

Quy chế về Công ty vì lợi ích cộng đồng

2005 của Vương quốc Anh

(The Community Interest Company

Regulations 2005)

MỤC LỤC

Phần mở đầu..............................................................................................................1

Chương 1. Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội.....................................9

1.1. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp xã hội.....................................................9

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp xã hội..................................................................9

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội ..........................................................14

1.2. Vai trò của pháp luật về doanh nghiệp xã hội..................................................18

1.2.1. Đối với chủ sở hữu của doanh nghiệp xã hội...........................................18

1.2.2. Đối với doanh nghiệp xã hội ....................................................................19

1.2.3. Đối với Nhà nước .....................................................................................21

1.2.4. Đối với xã hội...........................................................................................21

1.3. Các vấn đề cần điều chỉnh về doanh nghiệp xã hội.........................................22

1.3.1. Tiêu chí xác định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội..............22

1.3.2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội ......................................................24

1.3.3. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội.............................................25

1.3.4. Những hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội...........27

1.4. Sự cần thiết học tập kinh nghiệm nước ngoài để hoàn thiện pháp luật về doanh

nghiệp xã hội ở Việt Nam.......................................................................................28

Chương 2. Một số vấn đề cơ bản của pháp luật doanh nghiệp xã hội ở Vương

quốc Anh và Hàn Quốc - những kiến nghị cho Việt Nam...................................34

2.1. Về tiêu chí xác định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội .................34

2.1.1. Về vấn đề xã hội mà doanh nghiệp xã hội đăng ký giải quyết.................34

2.1.1.1. Theo pháp luật của Anh và Hàn Quốc...............................................34

2.1.1.2. Những nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam.......................................38

2.1.2. Về tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu dùng để tái đầu tư phục vụ các mục tiêu mà

doanh nghiệp xã hội đã đăng ký giải quyết........................................................40

2.1.2.1. Theo pháp luật của Anh và Hàn Quốc...............................................40

2.1.2.2. Những nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam.......................................42

2.2. Về thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội .........................................................45

2.2.1. Thủ tục đăng ký Công ty vì lợi ích cộng đồng theo pháp luật Anh .........45

2.2.2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Hàn Quốc .............47

2.2.3. Những nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam............................................49

2.3. Về hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội................................................51

2.3.1. Mô hình Công ty vì lợi ích cộng đồng theo pháp luật Anh......................52

2.3.2. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Hàn Quốc....54

2.3.3. Những nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam............................................55

2.4. Về các chính sách, hỗ trợ cho doanh nghiệp xã hội.........................................60

2.4.1. Theo pháp luật Anh ..................................................................................60

2.4.2. Theo pháp luật Hàn Quốc.........................................................................62

2.4.3. Những nhận xét và kiến nghị cho Việt Nam............................................63

Kết luận ....................................................................................................................67

Danh mục tài liệu tham khảo

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mô hình doanh nghiệp xã hội (DNXH) xuất hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào

khoảng thế kỉ thứ 17 nhằm mục đích giải quyết các vấn đề của cộng đồng bằng việc

sử dụng giải pháp kinh doanh, vì những hiệu quả của mô hình này mà nó đã được

nhân rộng ở hầu khắp các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và trở thành phong trào rộng lớn

trên thế giới như hiện nay kể từ năm 1980. Cũng vì thế mà pháp luật điều chỉnh về

DNXH đã được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận từ khá sớm.

1

Trong hơn ba thế kỷ qua, DNXH ở nước Anh đã không ngừng phát triển cả về

chất lượng và số lượng. DNXH đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội phát

sinh tại Anh, chẳng hạn như thất nghiệp, phân biệt đối xử, thu nhập thấp, tội phạm,

chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ và bền vững.2 Nghiên cứu

gần đây đã cho thấy rằng nhóm người thiểu số (da màu) hoạt động DNXH nhiều

hơn số người da trắng ở Anh.3 Theo thống kê vào năm 2007, tại Anh có khoảng

55.000 DNXH, 80% trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 5% tổng số lao

động trong khu vực doanh nghiệp.4 Đến năm 2015, ở Anh có khoảng 70.000

DNXH, với 24 tỷ bảng đóng góp cho nền kinh tế, sử dụng hơn 1 triệu lao động.5 Để

có được kết quả khả quan như vậy, Chính phủ Anh đã ban hành nhiều chính sách hỗ

trợ giúp DNXH phát triển, thiết kế cả một mô hình công ty mới dành riêng cho

DNXH (Community Interest Company). Đây là lần đầu tiên trong 100 năm trở lại

đây, nước Anh có thêm một loại hình doanh nghiệp được bổ sung. Góp phần đáp

ứng mong đợi của các DNXH về một loại hình doanh nghiệp đặc thù hoạt động vì

cộng đồng. Đến thời điểm tháng 5/2016, có hơn 12,000 CIC được đăng ký thành lập

và đi vào hoạt động,6

chiếm khoảng 20% tổng số lượng các hình thức pháp lý

DNXH tại Anh (chỉ đứng sau mô hình Company Limited by Guarantee).7 CIC đã

vượt qua nhiều thử thách và sự hoài nghi để phát triển rộng khắp nước Anh, với sự

1 Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh và Trần Thị Hồng Gấm (2012), Doanh nghiệp xã hội

tại Việt Nam: khái niệm, bối cảnh và chính sách, Hà Nội, tr. 01.

2 Department of Trade and Industry (2002), Social Enterprise: a strategy for success, United Kingdom, tr. 13.

3 Cabinet Office (2006), Social Enterprise Action Plan: Scaling New Heights, United Kingdom, tr. 17.

4 Simon Li và Thomas Wong (2007), Social enterprise policies of the United Kingdom, Spain and Hong

Kong, Research and Library Services Division Legislative Council Secretariat, Hong Kong, tr. 13.

5 Frank Villeneuve-Smith và Nick Temple, “State of Social Enterprise Survey 2015”, truy cập tại địa chỉ:

http://socialenterprise.org.uk/public/uploads/editor/SEUK_StateofSocialEnterprise_FINAL_WEB.pdf, truy cập

ngày 06/11/2016.

6

“What is a CIC?”, truy cập tại địa chỉ: http://www.cicassociation.org.uk/about/what-is-a-cic, truy cập ngày

02/12/2016.

7 Frank Villeneuve-Smith và Nick Temple, tlđd (05).

2

đa dạng về quy mô và lĩnh vực hoạt động.8 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh về

mô hình CIC cần được Việt Nam nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về DNXH.

Trong khi đó ở Hàn Quốc, nhận thấy các hiệu quả kinh tế xã hội mà DNXH

đem lại cho cộng đồng, Nhà nước đã tìm cách khuyến khích và nhân rộng mô hình

này trên phạm vi toàn quốc bằng cách ban hành khung pháp lý điều chỉnh về

DNXH từ năm 2007. Các nỗ lực của Chính phủ, đặc biệt là việc ban hành các quy

định pháp luật về DNXH, trong đó có Luật Phát triển DNXH Hàn Quốc 2007

(Social Enterprise Promotion Act 2007), đã tạo thành đòn bẩy mạnh mẽ giúp

DNXH phát triển,9 qua đó góp phần đáng kể để giảm bớt áp lực xã hội về chăm sóc

người già, tạo việc làm cho giới trẻ và lực lượng lao động nghèo. Đến đầu năm

2010, Hàn Quốc đã có 288 DNXH được cấp chứng nhận, tạo việc làm cho hơn 7000

công nhân. Đến cuối năm 2013, có 950 DNXH, giải quyết việc làm cho 13,108

công nhân (chiếm 27% dân số ở độ tuổi lao động).10 Các hoạt động chính của

DNXH ở Hàn Quốc là phúc lợi xã hội (chiếm 20,7%), tái chế sản phẩm (16,3%),

các dịch vụ chăm sóc (13,1%), ngoài ra còn có các dịch vụ giáo dục, y tế và văn

hóa.11 Pháp luật DNXH Hàn Quốc nổi bậc với các tiêu chí định lượng cụ thể xác

định DNXH, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy DNXH phát triển, đồng thời đảm bảo

được việc giám sát hoạt động của DNXH để DNXH đi đúng mục tiêu của mình.

Ở Việt Nam, trên thực tế nhiều tổ chức, hội, quỹ có dáng dấp của DNXH đã

manh nha xuất hiện từ thời bao cấp, hoạt động của các tổ chức này đã đem lại nhiều

lợi ích cho xã hội.12 Tuy nhiên, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, hành

lang pháp lý điều chỉnh về DNXH chỉ chính thức được thừa nhận kể từ Luật Doanh

nghiệp 2014 (LDN 2014). Kể từ đây, thuật ngữ và bản chất pháp lý của DNXH đã

được luật hóa. Tuy nhiên, LDN 2014 với 213 điều luật nhưng chỉ vỏn vẹn có một

điều luật quy định về DNXH (Điều 10), chưa đủ để cụ thể nhiều vấn đề pháp lý của

mô hình này. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm

2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (Nghị định số

8 Luke Fletcher (2015), Governance for Community Interest Companies, Bates Wells Braithwaite, United

Kingdom, tr. 07.

9 Eric Bidet và Hyung-Sik Eum (2011), “Social enterprise in South Korea: history and diversity”, Tạp chí

Social Enterprise Journal Vol. 7 No. 1, tr. 83.

10 Wayne Visser (2016), The World Guide to Sustainable Enterprise - Volume 2: Asia Pacific, Nxb. Greenleaf

Publishing, tr. 149.

11 Eric Bidet và Hyung-Sik Eum, tlđd (09), tr. 78.

12 Hội đồng Anh, Trung tâm Tia sáng và Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phát triển cộng đồng (2011), Báo cáo

kết quả khảo sát doanh nghiệp xã hội Việt Nam năm 2011, Hà Nội, tr. 06-07.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!