Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------
VÕ THỊ THANH LINH
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
------
VÕ THỊ THANH LINH
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế; Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Nam Giang
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp được trình bày sau đây là kết quả của quá trình nghiên
cứu, học hỏi của chính tác giả dưới sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên hướng
dẫn. Tác giả xin cam đoan, luận văn được trình bày sau đây hoàn toàn do tác giả tự
viết dựa trên cơ sở tổng hợp, so sánh, phân tích các kiến thức mà tác giả tìm hiểu
được.
Tác giả luận văn
Võ Thị Thanh Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên văn
ASA Cơ quan Tiêu chuẩn quốc gia của Anh
ACCC Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (Australia
Competition Commission and Consumer protection)
GTVT Giao thông vận tải
DVQC Dịch vụ quảng cáo
GPXD Giấy phép xây dựng
HĐQCNT Hoạt động quảng cáo ngoài trời
QHQC Quy hoạch quảng cáo
VHTT và DL Văn hóa Thể thao và Du lịch
VAA Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (Viet nam Advertising Association)
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
FTC Hội đồng thương mại Liên bang (Federal Trade Commission)
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3
4. Giới hạn đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị của đề tài ............................................................ 4
7. Bố cục đề tài .................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM ................................................... 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động quảng cáo ngoài trời ......................... 5
1.1.1. Khái niệm hoạt động quảng cáo ngoài trời.............................................. 5
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động quảng cáo ngoài trời ........................................ 8
1.2. Vai trò của hoạt động quảng cáo ngoài trời ............................................. 16
1.2.1. Hoạt động quảng cáo ngoài trời - kênh thông tin truyền thông hiệu quả. . 16
1.2.2. Hoạt động quảng cáo ngoài trời góp phần nâng cao hình ảnh cho
thương hiệu. ................................................................................................... 17
1.2.3. Hoạt động quảng cáo ngoài trời tác động đến kinh tế. .......................... 17
1.3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam 19
1.3.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời tại
Việt Nam. ........................................................................................................ 19
1.3.2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời. ................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI ............................................................................. 28
2.1. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời ............. 28
2.1.1. Về sản phẩm quảng cáo thương mại ngoài trời. .................................... 28
2.1.2. Quy định về các hành vi quảng cáo thương mại bị cấm ......................... 34
2.1.3. Về điều kiện, hình thức phương tiện của hoạt động quảng cáo thương mại
ngoài trời ........................................................................................................ 36
2.1.4. Thẩm quyền và trình tự thủ tục cấp phép hoạt động quảng cáo ngoài trời. 43
2.2. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với
hoạt động quảng cáo ngoài trời ....................................................................... 49
2.2.1. Về nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời.... 50
2.2.2. Thiếu thống nhất trong các văn bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo
ngoài trời ........................................................................................................ 51
2.2.3. Bất cập từ công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo
ngoài trời. ....................................................................................................... 54
2.2.4. Về chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo
ngoài trời. ....................................................................................................... 55
2.2.5. Bất cập trong quy hoạch quảng cáo. ..................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TẠI VIỆT NAM.......... 61
3.1. Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời .. 61
3.1.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo năm 2012 61
3.1.2. Đảm bảo thống nhất Luật quảng cáo và các văn bản quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời ..................................................... 73
3.2. Các giải pháp hỗ trợ cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động
quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam. .................................................................. 75
3.2.1. Giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................ 75
3.2.2. Giải pháp đối với địa phương ................................................................ 76
3.2.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp ............................................................ 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Quảng cáo đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa
XIII vào ngày 21 tháng 6 năm 2012 thay thế Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản có
liên quan. Trong tình hình bảng quảng cáo, băng rôn ngày một xuất hiện mọi lúc
mọi nơi, việc bãi bỏ khâu cấp phép trên bảng, biển quảng cáo, băng rôn theo hướng
quản lý dựa trên cơ sở quy hoạch quảng cáo của các địa phương đã được quy định
cụ thể tại Luật Quảng cáo. Liệu quy định này của Luật Quảng cáo năm 2012 cùng
một số quy định khác có liên quan đến biển hiệu quảng cáo và hoạt động kinh
doanh biển hiệu quảng cáo có tính khả thi hay không. Vấn đề bồi thường thiệt hại
cũng như chế tài đặt ra để bắt buộc các doanh nghiệp quảng cáo tiến hành hoạt động
quảng cáo theo đúng quy hoạch phải được giải quyết như thế nào... thực tế hiện nay
còn vướng mắc và cần hướng giải quyết đúng đắn.
Hoạt động quảng cáo ngoài trời bên cạnh những ưu điểm vốn có của nó, thì
những vấn đề “lợi bất cập hại” phát sinh từ thực tiễn áp dụng và cơ quan quản lý
Nhà nước về hoạt động này đang là vấn đề cần quan tâm. Biển hiệu quảng cáo,
băng rôn, pa-nô, quảng cáo trên phương tiện giao thông… là một trong những yếu
tố cấu thành không gian cảnh quan đô thị. Thực tế không ít kiến trúc nhà mặt phố
tại nhiều tuyến đường đã bị vô hiệu hóa bởi hoạt động quảng cáo ngoài trời, nhiều
tờ rơi, tờ quảng cáo rao vặt xuất hiện trên các tuyến phố ảnh hưởng đến mỹ quan đô
thị. Thời gian gần đây truyền thông quốc tế phản ánh nhiều bảng quảng cáo, biển
hiệu ở Việt Nam sai lỗi chính tả, tiếng Việt và tiếng nước ngoài lẫn lộn, điều đáng
nói là các tấm biển quảng cáo này được thiết kế trên các tuyến đường dẫn đến sân
bay, nhà ga, trung tâm thương mại, hội chợ... tác dụng phụ đối với du khách nước
ngoài nói riêng và người đi đường nói chung là điều không thể tránh khỏi. Đối với
biển hiệu kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, thời gian vừa qua còn rất nhiều bất
cập hạn chế khi các doanh nghiệp cạnh tranh dành giật khách hàng bằng cách đặt
biển hiệu quảng cáo càng to, màu sắc thật rực rỡ, che mất tầm nhìn của các biển
hiệu còn lại. Ngoài ra nhiều bảng quảng cáo, biển hiệu chứa đựng nội dung không
hợp văn hóa và đạo đức đã ảnh hưởng không ít đến nhận thức của trẻ em, ảnh
hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Đã từ lâu, lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời có sự buông lỏng về mặt
quản lý nên hoạt động kinh doanh, hoạt động cấp phép đối với hình thức quảng cáo
này chưa hoàn toàn đúng quy định. Quy hoạch quảng cáo của các địa phương thiếu
tính minh bạch công khai. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
2
doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam đang đứng trước thực trạng cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng, mẫu mã, thị trường... Hành lang pháp lý
của nước ta liệu có bảo vệ các doanh nghiệp quảng cáo lành mạnh ở Việt Nam cũng
như thúc đẩy quá trình đầu tư của các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài. Xuất
phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như tính cấp thiết vừa nêu trên, tác giả lựa
chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam” với
mong muốn góp phần hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến hoạt động quảng
cáo ngoài trời hiện nay ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu thực tiễn pháp luật điều chỉnh về quảng cáo thương mại và
quảng cáo thương mại ngoài trời là một lĩnh vực còn mới mẻ. Thực tế có rất ít các
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quảng cáo nói chung. Qua tra cứu có
những đề tài đã được nghiên cứu như đề tài “Chế độ pháp lý về quảng cáo thương
mại, thực trạng và giải pháp”, Nguyễn Thị Kim Thoa (1999), luận văn Thạc sỹ
Luật học Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi đề tài này nghiên cứu thực
trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại theo quy định Luật
Thương mại năm 1997 và các văn bản pháp lý có liên quan, đánh giá thực trạng
pháp luật điều chỉnh và thực trạng áp dụng pháp luật về quảng cáo thương mại nói
chung. Đồng thời tác giả cũng đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về quảng cáo
thương mại. Liên quan đến hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, có đề tài “Pháp
luật thương mại về hoạt động quảng cáo và khuyến mại”, Luận văn Thạc sỹ Luật
học Đại học Luật Hà Nội năm 2004, tác giả Trần Dũng Hải. Đề tài đã đã phân tích
nguyên nhân những hạn chế, bất cập của pháp Luật Thương mại điều chỉnh hoạt
động quảng cáo và khuyến mãi, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
các hoạt động này.
Thực tế cho thấy các đề tài đi sâu phân tích thực trạng và giải pháp của các
hình thức quảng cáo cụ thể còn rất ít, đơn cử như đề tài “Pháp luật về quảng cáo
thương mại qua báo chí, thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sỹ của
tác giả Nguyễn Thị Tâm, (2010). Đề tài đã đi nghiên cứu sâu những quy định pháp
lý xuất phát từ thực tiễn và lý luận về hoạt động quảng cáo thương mại qua báo chí.
Tuy nhiên, nhìn chung các đề tài đã thực hiện mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu đánh
giá quy định của các văn bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo có hiệu lực trước đây,
hiện nay có nhiều văn bản đã hết hiệu lực thi hành.
Luật Thương mại năm 2006 đã trải qua hơn 7 năm áp dụng và thực thi, có
nhiều vấn đề tiến bộ và bất cập liên quan đến hoạt động quảng cáo thương mại nói
3
riêng và hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, đặc biệt là khi Luật Quảng cáo
năm 2012 được ban hành thay thế Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, lĩnh vực quảng
cáo càng có nhiều vấn đề để nghiên cứu và đánh giá. Nhận thấy chưa có đề tài nào
nghiên cứu sâu về một trong những điểm nóng ở Việt Nam là lĩnh vực quảng cáo
ngoài trời, với nhiều quy định còn mới mẽ trong Luật Quảng cáo, và nhiều bất cập
trong hoạt động áp dụng pháp luật về quảng cáo ngoài trời, Nhà nước và chính các
doanh nghiệp sẽ áp dụng Luật Quảng cáo và Luật Thương mại như thế nào để phát
huy hiệu quảng cáo. Đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời
tại Việt Nam” nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời,
những bất cập và hệ lụy liên quan từ những quy định của pháp luật, từ đó đề xuất
giải pháp giải quyết.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với việc lựa chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời
tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học, thông qua việc làm rõ các
vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm, vai trò và chức năng của hoạt động quảng cáo
ngoài trời. Tác giả tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các quy định pháp luật hoạt
động quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng các quy định đó
trên thực tế để tìm ra những ưu điểm cần tiếp tục phát huy, những bất cập, hạn chế
cần khắc phục, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm góp phần củng cố, hoàn thiện và nâng
cao khuôn khổ pháp lý, nâng cao vai trò hoạt động quảng cáo ngoài trời, góp phần
thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực này. Và hơn thế nữa, là xây dựng và bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp hoạt động quảng cáo ngoài
trời tại Việt Nam.
4. Giới hạn đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động quảng cáo ngoài trời hiện nay trên cơ sở
pháp lý là Luật Thương mại năm 2005, Luật Quảng cáo năm 2012. Ngoài ra, vì hoạt
động quảng cáo ngoài trời hiện nay có liên quan đến các lĩnh vực như xây dựng
công trình, an toàn vệ sinh thực phẩm, lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, lĩnh
vực cạnh tranh... nên luận văn còn nghiên cứu một số quy định tại Luật An toàn
thực phẩm, Luật An toàn giao thông đường bộ, Luật Cạnh tranh... và một số văn
bản pháp lý có liên quan đến hoạt động này.
Đề tài được nghiên cứu và thực hiện từ thời điểm khi dự thảo Luật Quảng
cáo được Quốc hội lấy ý kiến thông qua và có hiệu lực, đến cuối tháng 10 năm 2013
đề tài được hoàn thiện. Tại thời điểm này, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
Quảng cáo và các văn bản có liên quan vẫn chưa có hiệu lực pháp lý.