Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN LÝ TRÚC NHI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY HỒNG
Học viên: TRẦN LÝ TRÚC NHI
Lớp: Cao học Luật Kinh tế, Khóa 27
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
minh chứng được sử dụng trong luận văn đảm bảo tính chính xác, trung thực và
đáng tin cậy. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào,
những kết quả nêu trong luận văn chưa được sử dụng trong bất kỳ công trình
nào khác. Những thông tin tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn cụ thể
nguồn sử dụng.
Tác giả
Trần Lý Trúc Nhi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU LỰA CHỌN
CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT................................................. 7
1.1. Khái quát về dự án đầu tư và dự án đầu tư có sử dụng đất ................ 7
1.1.1. Dự án đầu tư................................................................................... 7
1.1.2. Dự án đầu tư có sử dụng đất............................................................ 9
1.2. Khái quát về đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất.... 10
1.2.1. Khái quát về hoạt động lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử
dụng đất................................................................................................. 10
1.2.2. Định nghĩa đấu thầu...................................................................... 12
1.2.3. Định nghĩa đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư có
sử dụng đất............................................................................................. 13
1.2.4. Phân biệt giữa đấu thầu với đấu giá quyền sử dụng đất nhằm lựa
chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất ...................................... 13
1.2.5. Nguyên tắc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng
đất ......................................................................................................... 15
1.2.6. Cơ sở của việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử
dụng đất................................................................................................. 17
1.2.7. Ý nghĩa của việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử
dụng đất................................................................................................. 18
1.3. Sự phát triển của pháp luật về đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án có
sử dụng đất............................................................................................... 19
1.3.1. Thời kỳ trước 01/07/2004 (ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực)...... 19
1.3.2. Thời kỳ từ 01/07/2004 đến 01/07/2014 (ngày Luật đấu thầu 2013 có
hiệu lực)................................................................................................. 19
1.3.3. Thời kỳ từ 01/07/2014 đến nay....................................................... 21
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ ĐẤU THẦU LỰA CHỌN CHỦ ĐẦU TƯ
THỰC HIỆN DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...... 24
2.1. Thực trạng pháp luật về đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử
dụng đất ................................................................................................... 26
2.1.1. Trường hợp thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng
đất ......................................................................................................... 27
2.1.2. Điều kiện áp dụng đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có
sử dụng đất............................................................................................. 28
2.1.3. Quy trình đấu thầu ........................................................................ 31
2.2. Thực trạng thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án
có sử dụng đất .......................................................................................... 37
2.2.1. Về trường hợp và điều kiện đấu thầu.............................................. 37
2.2.2. Về quy trình đấu thầu .................................................................... 44
2.2.3. Vấn đề về căn cứ giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu ........... 47
2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực
hiện dự án có sử dụng đất ........................................................................ 48
2.3.1. Về trường hợp và điều kiện áp dụng đấu thầu................................. 48
2.3.2. Về quy trình đấu thầu .................................................................... 58
2.3.3. Vấn đề về căn cứ giao đất, cho thuê đất ......................................... 66
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................. 67
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã và đang nỗ lực để tạo ra một môi trường đầu tư công bằng,
minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án có sử
dụng đất. Để đạt được được điều đó, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự
án là một phương thức hiệu quả. Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh
vực đầu tư của Nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có
hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí.
Từ đầu năm 2017 đến nay, dư luận xã hội và báo chí tập trung thảo luận
rất nhiều về các đại án liên quan đến việc giao các khu đất vàng cho doanh
nghiệp. Việc phân bổ nguồn lực đất đai một cách chủ quan, tùy tiện chính là
nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, dẫn đến sự không công bằng và việc sử dụng
đất đai kém hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là tại sao có tình trạng cấp đất cho doanh
nghiệp mà không thông qua đấu giá, đấu thầu. Cùng với yêu cầu đấu giá quyền
sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất, chủ đề đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện các dự án có sử dụng đất đã được dư luận xã hội và công chúng rất quan
tâm. Nếu như vấn đề đấu giá quyền sử dụng đất được khá nhiều tác giả nghiên
cứu, thì đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án có sử dụng đất lại ít
được đề cập đến.
Qua nghiên cứu rà soát pháp luật thì vấn đề đấu thầu lần đầu tiên được quy
định tại Điều 54 Luật đầu tư 2005:
“Điều 54. Lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm
Đối với dự án quan trọng được xác định trong quy hoạch ngành có từ hai
nhà đầu tư trở lên quan tâm thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải tổ
chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.”
Tuy nhiên, tại thời điểm này thì Luật Đấu thầu chưa có quy định. Đến năm
2009, sau gần 3 năm kể từ khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, thì Bộ Kế hoạch và
Đầu tư mới ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BKH ngày 16/4/2009 hướng dẫn
việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định tại
Điều 54 Luật đầu tư 2005.
2
Đến Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 thì lần đầu tiên vấn
đề đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất mới được đưa
vào pháp luật đấu thầu, cụ thể hóa các quy định này Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Có thể nói, so với các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng
đất thì các quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng
đất ra đời chậm hơn rất nhiều và chưa được giới nghiên cứu luật học tập trung
phân tích, đánh giá cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng.
Ta thấy rằng tuy hệ thống pháp luật về đấu thầu của Việt Nam đang ngày
càng được hoàn thiện hơn nhưng thực tế thời gian qua, công tác đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây khó khăn cho cả bên mời thầu và
bên dự thầu. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ quy định
chưa thống nhất, rõ ràng của pháp luật về đấu thầu nói chung và đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất nói riêng.
Bên cạnh đó, pháp luật về đấu thầu tuy đã được khá nhiều tác giả nghiên
cứu nhưng hầu hết là ở các lĩnh vực đấu thầu về xây lắp, mua sắm, tư vấn,…
Pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất vẫn
chưa được nhiều tác giả nghiên cứu một cách chi tiết, chuyên sâu.
Từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về đấu thầu lựa chọn chủ
đầu tư dự án có sử dụng đất” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về pháp luật đấu thầu và các dự án đầu tư có sử dụng đất
ít được tác giả quan tâm, đa số các tác giả nghiên cứu về pháp luật đấu thầu
trong lĩnh vực xây dựng, mua sắm… Còn đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
chỉ được quan tâm nhiều ở vấn đề chuyển nhượng. Cụ thể như:
Luận văn thạc sỹ “Pháp luật Việt Nam về đấu thầu mua sắm công –
Hướng hoàn thiện từ kinh nghiệm của cộng hòa Pháp” của tác giả Lương Thị
Thùy Linh viết năm 2013 tại Đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn này tập trung
vào đấu thầu mua sắm công và một số kinh nghiệm từ Cộng hòa Pháp, vì vậy
3
hướng hoàn thiện pháp luật cũng được xây dựng theo mô hình pháp luật của
Cộng hòa Pháp.
Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng” năm 2014
của tác giả Nguyễn Thành Nam, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả
tập trung nghiên cứu các vấn đề về chủ thể, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên
lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, quy trình đấu thầu đồng thời chỉ ra các ưu, khuyết
điểm trong việc thi hành pháp luật đấu thầu xây dựng ở Việt Nam cũng như kiến
nghị các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Bài viết của tác giả Đỗ Kiến Vọng “Hoàn thiện công tác quản lý của
nhà nước về đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Quản lý
nhà nước 2018, số 3 (266), tác giả đã phân tích các quan điểm hoàn thiện
công tác quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam và đề xuất
các giải pháp cụ thể hoàn thiện trong việc quản lý của nhà nước ở lĩnh vực
mua sắm công.
Bài viết “Một số bất cập về chuyển nhượng dự án đầu tư có sử dụng đất”
của tác giả Trương Thế Côn, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2018, số 3
(312), tác giả đã phân tích một cách chi tiết những bất cập của việc chuyển
nhượng dự án đầu tư đồng thời đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật về vấn đề này.
Do đó, đề tài nghiên cứu về các trường hợp và điều kiện đấu thầu lựa chọn
nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là đề tài mới, mang lại ý nghĩa
lý luận cũng như thực tiễn, góp phần đẩy mạnh hoạt động đấu thầu dự án đầu tư
có sử dụng đất.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đấu thầu, nêu ra những bất cập
trong các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như vướng mắc trong quá trình
áp dụng pháp luật trong thực tiễn, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có
sử dụng đất.
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau: