Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực trạng và giải pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HOA
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY
NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HOA
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY
NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học:
Phó giáo sư- Tiến Sĩ Lê Thị Bích Thọ.
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chấp hành đầy đủ các quy định và bản Luận văn này không sao
chép công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu, kết quả nêu trong Luận văn là
hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Đảng Cộng sản Việt Nam : Đảng CSVN
Doanh nghiệp nhà nước : DNNN
Doanh nghiệp tư nhân : DNTN
Hội đồng thành viên : HĐTV
Xã hội chủ nghĩa : XHCN
Trách nhiệm hữu hạn : TNHH
Ủy ban nhân dân : UBND
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:.................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................2
3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................4
4. Mục đích ,đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................4
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................6
7. Cấu trúc của Luận văn ....................................................................................6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ
NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
................................................................................................................................7
1.1. Một số vấn đề lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên .....7
1.1.1. Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ................7
1.1.2. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:...............8
1.1.3. Một số hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty.........................9
1.1.4. Vốn, chủ sở hữu và tổ chức quản lý của công ty ................................10
1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên .........................................................................17
1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi doanh nghiệp..............................................17
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa chuyển đổi.............................................................20
1.2.3. Yêu cầu chuyển đổi.............................................................................22
1.2.4. Phương pháp chuyển đổi.....................................................................26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN ĐỔI
CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN ...........................................................................................29
2.1. Thực trạng pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên .........................................................................29
2.1.1. Khái quát chung về pháp luật chuyển đổi...........................................29
2.1.2. Thực trạng pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên............................................................33
2.2. Thực tiễn chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên ..................................................................................................44
2.2.1. Thực tiễn triển khai chuyển đổi ..........................................................44
2.2.2. Những tồn tại và hạn chế của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên sau khi chuyển đổi................................................................46
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN...........................................61
3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về chuyển đổi công ty nhà
nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. ...............................61
3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về hình thức chuyển đổi:....................61
3.1.2. Về chuyển đổi đối với một số loại doanh nghiệp đặc thù có hoạt động
công ích: ........................................................................................................62
3.1.3. Cải thiện năng lực quản trị doanh nghiệp của chủ sở hữu công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên:.....................................................................63
3.1.4. Về quản trị doanh nghiệp:...................................................................65
3.1.5. Về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước: ....................66
3.2. Giải pháp về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương:..................................66
KẾT LUẬN..........................................................................................................69
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công ty nhà nước là bộ phận cấu thành cơ bản của doanh nghiệp nhà nước.
Với quan điểm duy trì vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây Nhà nước
đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách pháp luật về doanh nghiệp nhà nước. Tuy
nhiên, trước yêu cầu đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập
kinh tế, pháp luật về công ty nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập, trong đó cơ bản
phải kể đến là quyền tự chủ thực sự trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
chưa được bảo đảm. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất của doanh
nghiệp còn có những quyền can thiệp sâu vào tổ chức và hoạt động của công ty
nhà nước.
Nhằm khắc phục những bất cập đó tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương
Đảng lần thứ 3 và lần thứ 9 (khóa IX) đã chỉ rõ cần phải "chuyển các doanh
nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
một chủ sở hữu là Nhà nước ..." và chủ trương "Khẩn trương chuyển các doanh
nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo chế độ công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên". Thể chế hóa Nghị quyết của Ban chấp hành
Trung ương Đảng thành pháp luật, ngày 29/11/2005 Quốc hội khóa XI đã thông
qua Luật Doanh nghiệp 2005, đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong quan điểm điều
chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam,
trong đó quy định các công ty nhà nước sẽ được chuyển thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, được tổ chức và hoạt động theo các quy định về
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Việc xóa bỏ sự khác biệt trong cơ
chế điều chỉnh pháp luật giữa công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường quyền tự chủ cho
công ty nhà nước, đồng thời đảm bảo thực sự quyền bình đẳng giữa các doanh
2
nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã có những khó khăn vướng mắc và
những vấn đề nảy sinh khi thực hiện việc chuyển đổi. Theo quy định tại khoản 1
Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005, chậm nhất đến ngày 01/7/2010 các công
ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 phải
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Thực tế từ
tháng 9/2001 Chính phủ đã có Nghị định số 63/2001/NĐ-CP chuyển đổi các
doanh nghiệp nhà nước (công ty nhà nước) thành các công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên, sau hơn 6 năm thực hiện tính đến tháng 12/2007 cả nước mới
có 334 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hiện tại vẫn còn 1.720 công
ty nhà nước chưa chuyển đổi1
. Một trong các nguyên nhân của việc chậm chuyển
đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải kể
đến dó là sự bất cập của quy định pháp luật hiện hành về vấn đề nêu trên. Để việc
chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
được kịp thời, an toàn và hiệu quả cần có những nghiên cứu mang tính chuyên
sâu về quy định chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên nhằm từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật, từ đó có
những kiến nghị, đề xuất sửa đổi cho phù hợp với chủ trương đẩy mạnh, sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu của thực tế.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về chuyển đổi Công ty
nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – thực trạng và
giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước không còn là vấn đề mới, vấn đề
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần đã được nhiều nhà
khoa học kinh tế cũng như luật học quan tâm nghiên cứu ở góc độ kinh tế cũng
như luật học. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề tổ chức và hoạt
1 Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2008), Báo cáo công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà
nước và chương trình, kế hoạch giai đoạn 2008-2010.