Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
938.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1128

Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh đối với quảng cáo so sánh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CHÂU BẢO NGỌC

PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH

KHÔNG LÀNH MẠNH ĐỐI VỚI QUẢNG CÁO

SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh đối với quảng cáo so

sánh” là công trình do chính tác giả tìm hiểu và nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của TS.

Nguyễn Anh Tuấn. Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình khác đƣợc sử dụng

trong luận văn này đều đƣợc giữ nguyên ý tƣởng và trích dẫn đầy đủ nguồn theo đúng

quy định. Nội dung của luận văn không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của đề tài.

Tác giả

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢNG CÁO SO SÁNH .......................6

1.1. Quảng cáo so sánh .....................................................................................6

1.2. Phân loại quảng cáo so sánh....................................................................11

1.4. Đặc điểm của quảng cáo so sánh.............................................................17

1.5. Cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo........................................18

1.6. Sự cần thiết điều chỉnh quảng cáo so sánh bằng pháp luật .....................25

1.6.1. Xây dựng và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh................27

1.6.2. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng..............28

1.6.3. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp .................30

Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................32

CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH

MẠNH ĐỐI VỚI QUẢNG CÁO SO SÁNH – THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG

HOÀN THIỆN .....................................................................................................34

2.1 Thực trạng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh đối với

quảng cáo so sánh.............................................................................................34

2.1.1. Chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo so sánh ...................................35

2.1.2. Phương pháp so sánh.........................................................................41

2.1.3. Đối tượng so sánh ..............................................................................47

2.1.4. Nội dung quảng cáo so sánh..............................................................51

2.1.5. Các hình thức quảng cáo so sánh đặc biệt ........................................57

2.1.6. Xử lý vi phạm về quảng cáo so sánh..................................................59

2.2 Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh

đối với quảng cáo so sánh ................................................................................62

2.2.1. Định hướng chung..............................................................................62

2.2.2. Những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện .................................................64

Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................67

KẾT LUẬN..........................................................................................................68

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quảng cáo là một hoạt động vô cùng quen thuộc và xuất hiện thƣờng xuyên,

gần nhƣ mọi lúc mọi nơi. Không chỉ có hình thức phong phú, nội dung đa dạng

nhằm thu hút sự chú ý của ngƣời tiêu dùng, quảng cáo còn mang lại nhiều lợi ích to

lớn cho nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp, nhờ quảng cáo mà họ có thể quảng bá

rộng rãi sản phẩm của mình tới khách hàng, trên tất cả các loại phƣơng tiện thông

tin đại chúng, từ báo chí, truyền thanh, truyền hình, các phƣơng tiện giao thông đến

mạng internet. Đối với ngƣời tiêu dùng, họ đƣợc tiếp nhận các thông tin mới nhất

về hàng hóa, dịch vụ, với cách tiếp cận đơn giản và rất hiệu quả. Vì vậy, quảng cáo

chính là nguồn cung cấp thông tin hữu hiệu và thiết thực nhất giúp kết nối doanh

nghiệp với khách hàng.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng, quảng cáo đƣợc sinh ra với mục tiêu

quan trọng nhất là thu hút sự quan tâm của khách hàng, thúc đẩy hoạt động bán

hàng, thông tin cho khách hàng biết những ƣu điểm, tính năng, ứng dụng của hàng

hóa và dịch vụ.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nielsen cho thấy có đến 68% ngƣời Việt Nam

đƣợc hỏi cho rằng quảng cáo thƣơng mại làm tăng sở thích đối với thƣơng hiệu họ

quan tâm. Tỷ lệ này vƣợt qua mức trung bình của toàn cầu (55%), Singapore (49%),

Hong Kong (40%) và thậm chí còn nhỉn hơn tỷ lệ trung bình của Châu Á – Thái

Bình Dƣơng (67%). Trong đó, quảng cáo truyền hình và ngoài trời thu hút mạnh mẽ

nhất sự chú ý của ngƣời Việt, tiếp theo là báo và tạp chí (trực tuyến và báo giấy), và

cuối cùng là quảng cáo tại các trạm xe buýt1

.

Khi nền kinh tế phát triển, hàng hóa, dịch vụ càng đa dạng, phong phú thì sự

cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt. Theo tác giả Phạm Duy Nghĩa thì

“Hành vi cạnh tranh là cách ứng xử đa dạng của doanh nghiệp để phù hợp với môi

trƣờng kinh doanh … có thể biểu hiện qua các hành vi dƣới đây : cạnh tranh về giá,

cạnh tranh về chất lƣợng, cạnh tranh về dịch vụ, cạnh tranh dùng hàng thay thế.

2

Nhƣ vậy, quảng cáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp. Vì vậy mà quảng cáo phải không ngừng đƣợc thay đổi,

1

http://www.dna.com.vn/vi/quang-ba-thuong-hieu/truyen-thong-tich-hop/nguoi-viet-tin-quang-cao-den-dau-/

2

Phạm Duy Nghĩa (2011), Giáo trình Luật Kinh Tế, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, tr.486.

2

không chỉ nội dung, hình thức mà cả cách thức tiếp cận đến khách hàng, với mong

muốn thu hút sự quan tâm họ. Nhƣng không phải doanh nghiệp nào cũng cạnh tranh

một cách bình đẳng, nỗ lực tìm kiếm khách hàng bằng những hàng hóa, dịch vụ uy

tín, chất lƣợng. Không ít doanh nghiệp vì yếu tố lợi nhuận mà cạnh tranh không

lành mạnh, nhằm giành lấy nhiều lợi thế hơn trong việc thu hút khách hàng sử dụng

hàng hóa, dịch vụ của mình. Đặc biệt, quảng cáo là môi trƣờng khá thuận lợi cho

các doanh nghiệp lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh.

Một số phƣơng thức quảng cáo thƣờng đƣợc các doanh nghiệp sử dụng nhƣ:

quảng cáo trên phƣơng tiện nghe nhìn, quảng cáo loại bỏ có chọn lọc, quảng cáo

dựa trên cảm xúc, quảng cáo hƣớng dẫn trực tiếp, … Trong đó, quảng cáo so sánh

là một phƣơng thức khá đặc biệt và đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi. Không chỉ ở

các nƣớc phát triển, tại Việt Nam quảng cáo so sánh xuất hiện ngày càng nhiều.

Những mẫu quảng cáo “Cam kết giá rẻ nhất”, “Giải pháp tiết kiệm điện năng tối ƣu,

tiết kiệm hơn 50% điện năng so với sản phẩm thông thƣờng”, “Lifebouy là xà

phòng diệt khuẩn tốt nhất Việt Nam”… không còn xa lạ. Tuy nhiên, không phải bất

kỳ quảng cáo so sánh nào cũng đƣợc phép mà nó cần tuân thủ những điều kiện luật

định. Bởi loại hình quảng cáo này tuy mang lại nhiều lợi ích nhƣng cũng kèm theo

đó không ít nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất là việc quảng cáo so sánh thƣờng bị các

doanh nghiệp lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh, nhƣ đƣa ra các thông tin

không trung thực hay gièm pha, nói xấu doanh nghiệp khác…

Luật Cạnh tranh 2004 đã có hiệu lực 10 năm nay nhƣng nhìn chung, pháp

luật cạnh tranh Việt Nam vẫn còn non trẻ, một số vấn đề chƣa đƣợc luật hóa gây ra

nhiều khó khăn khi áp dụng vào thực tế. Trong đó, quảng cáo so sánh vẫn chƣa

đƣợc quan tâm đúng mức, các quy định còn khá sơ lƣợc và chỉ mới dừng lại ở việc

liệt kê, khiến việc xử lý khi có vi phạm chƣa thống nhất. Riêng về lĩnh vực quảng

cáo, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh quảng cáo năm 2001, đến năm 2012 thì đƣợc

thay thế bằng Luật Quảng cáo. Luật Quảng cáo 2012 đã đƣợc bổ sung thêm một số

quy định về quảng cáo so sánh, góp phần cùng với Luật Cạnh tranh 2004 chống lại

các hành vi lợi dụng quảng cáo so sánh để cạnh tranh không lành mạnh. Dù vậy,

vẫn còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc luật đề cập đến, các văn bản hƣớng dẫn cũng chƣa

quy định đầy đủ. Do đó, quyền lợi ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp trong những vụ

việc liên quan đến quảng cáo so sánh chƣa đƣợc giải quyết triệt để và thỏa đáng.

Trong khi đó, quảng cáo so sánh là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi có những quy định

cụ thể và rõ ràng. Có nhƣ vậy, tình trạng lợi dụng quảng cáo so sánh để cạnh tranh

3

không lành mạnh hiện nay mới đƣợc chấn chỉnh kịp thời. Việc này không chỉ giúp

các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh, sản xuất; khuyến khích ngƣời tiêu dùng sử

dụng hàng hóa, dịch vụ mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, đề tài

“Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh đối với quảng cáo so sánh” theo

tác giả là thiết thực để chọn làm đề tài nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quảng cáo so sánh là một hình thức quảng cáo đã có mặt phổ biến trên thế

giới. Quảng cáo so sánh cũng đã hiện diện tại Việt Nam từ nhiều năm nay, dù việc

có cho phép hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ

nhận đƣợc những lợi ích tích cực mà quảng cáo so sánh đem lại cho nền kinh tế.

Hiện nay, quảng cáo so sánh ngày càng đƣợc quan tâm. Nhiều bài viết đã đƣa ra ý

kiến nên có sự bổ sung các quy định pháp luật về quảng cáo so sánh, cũng nhƣ điều

chỉnh quy định hiện hành về quảng cáo so sánh tại Luật Cạnh tranh 2004 để loại

hình quảng cáo này có thể phát huy hết những ƣu điểm của nó, đồng thời hạn chế

tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực.

Các luật gia đã có nhiều bài viết về quảng cáo so sánh. Tiêu biểu là bài viết

“Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – Một nghiên cứu so sánh luật” của

tác giả Phan Huy Hồng, so sánh những quy định giữa luật cạnh tranh và quy định

của Liên minh Châu Âu. Hay bài viết “Áp dụng các quy định của Luật cạnh tranh

về quảng cáo so sánh và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn” của tác giả

Nguyễn Thị Trâm, “Một số vấn đề về hành vi quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt

Nam hiện nay” của tác giả Trƣơng Hồng Quang, “Quảng cáo so sánh và quyền tự

do kinh doanh” của tác giả Lữ Lâm Uyên. Một số bài viết khác phân tích về quảng

cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có nhắc đến hành vi quảng cáo so

sánh nhƣ “Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh

2004” của tác giả Phùng Bích Ngọc, “Một số quy định về chống cạnh tranh không

lành mạnh theo Luật cạnh tranh Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn, …

Về sách tham khảo, có các tác phẩm có đề cập đến quảng cáo so sánh nhƣ

“Giáo trình Luật cạnh tranh” của ba tác giả Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc và

Nguyễn Ngọc Sơn, “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không

lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Đặng Vũ Huân, “Bình luận khoa học Luật cạnh

tranh” của tác giả Lê Hoàng Oanh hay “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành

mạnh tại Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn, …

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!