Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH HOÁ CHẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH HOÁ CHẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60.38.01.07
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN VÕ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tự nghiên cứu và
hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Phạm Văn Võ.
Những kết luận, nhận định, tham khảo từ các sách báo, tạp chí, tài liệu,
công trình nghiên cứu khác đều đƣợc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ý kiến, đề xuất khoa
học của mình.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Huyền Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- Bộ luật dân sự:
- Bộ luật hình sự:
- Bộ luật tố tụng dân sự:
- Bảo vệ môi trƣờng:
- Tiêu chuẩn Việt Nam
BLDS
BLHS
BLTTDS
BVMT
TCVN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các danh mục hoá chất theo Luật kiểm soát hoá chất của Nhật Bản
Bảng 1.2: Các danh mục hoá chất theo Luật kiểm soát hoá chất độc của Hàn Quốc
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ............................................................3
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .......................................................4
7. Bố cục đề tài ..............................................................................................................4
CHƢƠNG 1 ...........................................................................................................................5
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT ...................................................................................5
1.1. Khái niệm hóa chất và khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ..............5
1.1.1. Khái niệm hóa chất..............................................................................................5
1.1.2. Khái niệm hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất...........................................8
1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất 9
1.3. Các nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
hóa chất.............................................................................................................................13
1.4. Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
hóa chất............................................................................................................................22
1.4.1. Thể chế hóa những yêu cầu bảo vệ môi trường của nhà nước đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh hóa chất .....................................................................................22
1.4.2. Góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất phù hợp với yêu cầu bảo vệ
môi trường ...................................................................................................................23
CHƢƠNG 2 .........................................................................................................................25
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN .................................25
2.1. Hoạt động ban hành danh mục hóa chất...................................................................25
2.1.1. Thẩm quyền ban hành........................................................................................25
2.1.2. Các danh mục hóa chất .....................................................................................27
2.2. Kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất.................................................30
2.2.1. Kiểm soát trước khi hoạt động...........................................................................30
2.2.2. Kiểm soát trong quá trình hoạt động.................................................................39
2.2.3. Kiểm soát hóa chất bị thải bỏ ............................................................................47
2.3. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh hóa chất .........................................................................................................48
2.3.1. Xử lý vi phạm hành chính ..................................................................................48
2.3.2. Xử lý kỷ luật .......................................................................................................54
2.3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ......................................................................55
2.3.4. Truy cứu trách nhiệm hình sự............................................................................58
2.4. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh hóa chất..........................................................................................61
2.4.1. Hoàn thiện các quy định về hoạt động ban hành danh mục hóa chất...............61
2.4.2. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất...66
2.4.3. Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất ....................................................................70
2.4.4. Một số giải pháp khác nhằm đảm bảo cơ chế thực thi các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất............................76
KẾT LUẬN..........................................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bƣớc vào một thời đại mà các thành tựu của công nghiệp hoá
chất ảnh hƣởng tới tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân: thời đại hoá học
hoá. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất tạo ra nhiều sản phẩm mới mà các
đặc tính của chúng nhiều khi lại không có trong tự nhiên, góp phần bổ sung cho các
nguồn nguyên liệu tự nhiên. Nó cung cấp nguyên liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm
cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thực phẩm, hoá chất bảo vệ thực vật,
thú y … Vì thế, số lƣợng về chủng loại hoá chất đã đƣợc phát hiện và thƣơng mại
hoá trên thế giới ngày nay là rất lớn.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất đã và đang đóng một vai trò cực kỳ
quan trọng trong mọi nền kinh tế, nhƣng đồng thời là nguồn ô nhiễm môi trƣờng,
tác động đến con ngƣời và hệ sinh thái. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất là
hoạt động gây ô nhiễm môi trƣờng, nhiều khi là nghiêm trọng, là nguyên nhân của
những thảm hoạ hoá chất.
Vì vậy, nhà nƣớc cần có sự điều chỉnh phù hợp bằng pháp luật đối với hoạt
động này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của nó tới môi trƣờng nhƣng vẫn tạo điều
kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện những quy
định nhằm kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân các quy định về kiểm soát hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập, chƣa
đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng đặt ra.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu để làm sáng tỏ
những hạn chế, bất cập của pháp luật, làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất có ý nghĩa cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn. Nó không chỉ góp phần vào việc hoàn thiện các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trƣờng điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất mà
còn góp phần tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết bài toán bức xúc hiện nay về nhu
cầu phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất với vấn đề bảo vệ môi
trƣờng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Từ những yêu cầu thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, vấn đề tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất, kinh doanh
hoá chất với môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng đã nổi lên và thu hút sự quan tâm,
bức xúc của xã hội. Chính vì vậy, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên
quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất.
2
Nghiên cứu khía cạnh pháp luật bảo vệ môi trƣờng của hoạt động sản xuất,
kinh doanh hoá chất không phải là một lĩnh vực mới mẻ. Nhƣng thực tế có rất ít các
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Qua tra cứu, về nghiên cứu chuyên sâu, hiện nay mới chỉ có một công trình
nghiên cứu của tác giả Luongsompho Daphet về “Pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất”, 2010, khoá luận tốt nghiệp cử
nhân, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu tập trung
nghiên cứu những vƣớng mắc trong quá trình áp dụng Luật Hoá chất, Nghị định
108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định 68/2005/NĐ-CP
ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về an toàn hoá chất để xây dựng
Thông tƣ hƣớng dẫn. Nhìn chung các giải pháp mà tác giả Luongsompho Daphet đề
xuất còn mang tính định hƣớng chính sách, còn một số giải pháp cụ thể nổi bật hầu
nhƣ trùng với một số quy định của Thông tƣ số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6
năm 2010 của Bộ Công thƣơng quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất. Hiện nay, ngoài Luật
Hoá chất, các văn bản mà luận văn đề cập đã đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc đã hết hiệu
lực. Vì vậy, những đề xuất của tác giả Luongsompho Daphet không còn ý nghĩa
thực tiễn và lý luận nhiều.
Về nghiên cứu có liên quan đến khía cạnh bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực
hoá chất, Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Nguyễn Thị Bình (2013), Pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu hoá chất, Trƣờng Đại học
Kinh tế - Luật Tp. Hồ Chí Minh chỉ nghiên cứu khía cạnh bảo vệ môi trƣờng của
hoạt động nhập khẩu hoá chất. Do đó, phạm vi, đối tƣợng, mục đích nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Bình là hoàn toàn khác với đề tài “Pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoá chất”.
Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu, bài báo đề cập đến với mức độ khác
nhau của vấn đề pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hoá chất nhƣng chỉ đƣợc đăng tải dƣới dạng ý kiến, phản ánh, xã luận. Tuy
nhiên, các khía cạnh khoa học pháp lý của vấn đề chƣa đƣợc đi sâu vào nghiên cứu.
Trên cơ sở tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu nói trên, tác giả tiếp tục tiếp
cận thông tin một cách khái quát và khoa học thông qua nhiều bài nghiên cứu,
sách báo, cập nhật những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. Qua
đó, tác giả phân tích những điểm mới về thực trạng và đƣa ra kiến nghị phù hợp
với thực tiễn.