Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1497

Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THANH SỬ

PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN VÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

khoa học của TS. Nguyễn Văn Vân. Các kết luận khoa học của luận văn chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ các công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Võ Thanh Sử

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bảo lãnh: BL

Bảo lãnh ngân hàng: BLNH

Bên bảo lãnh: BBL

Bên được bảo lãnh: BĐBL

Bên nhận bảo lãnh: BNBL

Tổ chức tín dụng: TCTD

Tổ chức tín dụng bảo lãnh: TCTD BL

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Mẫu giấy đề nghị vay vốn/bảo lãnh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt

Nam (BIDV).

Mẫu đề nghị bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank).

Mẫu hợp đồng cấp bảo lãnh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

(BIDV).

Mẫu thư bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

(BIDV).

Mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt

Nam (BIDV).

Mẫu thư bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).

Mẫu Hợp đồng bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank)

– chi nhánh Hà Nội.

Sơ đồ các mối quan hệ phát sinh khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ

CHỨC TÍN DỤNG

1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng.........................................................................6

1.1.1. Khái niệm bảo lãnh...........................................................................................6

1.1.2. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng.........................................................................9

1.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng......................................................................14

1.2.1. Đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh ..................................................................14

1.2.2. Đối với bên được bảo lãnh .............................................................................15

1.2.3. Đối với sự phát triển của nền kinh tế..............................................................16

1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng..................................................................17

1.4. Bản chất pháp lý của bảo lãnh ngân hàng ....................................................18

1.4.1. Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động mang tính dự phòng .................................18

1.4.2. Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài trợ ....................................................19

1.4.3. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ ngoại bảng ...............................20

1.5. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo lãnh ngân hàng...........................22

1.5.1. Bên bảo lãnh ...................................................................................................22

1.5.2. Bên nhận bảo lãnh ..........................................................................................23

1.5.3. Bên được bảo lãnh ..........................................................................................24

1.5.4. Các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng .................26

1.6. Hình thức quan hệ bảo lãnh ngân hàng.........................................................27

1.6.1. Hợp đồng bảo lãnh .........................................................................................28

1.6.2. Thư bảo lãnh ...................................................................................................30

1.6.3. Các hình thức quan hệ bảo lãnh ngân hàng khác .…………………………31

KẾT LUẬN CHƢƠNG I........................................................................................32

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG VÀ

NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. Những quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng

của các tổ chức tín dụng .........................................................................................33

2.1.1. Quy định về điều kiện và phạm vi bảo lãnh....................................................33

2.1.2. Trình tự, thủ tục thực hiện bảo lãnh ngân hàng ............................................43

2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ bảo lãnh ..........................46

2.1.4. Thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ bảo lãnh ngân hàng ....................................51

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và

giải pháp hoàn thiện................................................................................................56

2.2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật

về bảo lãnh ngân hàng..............................................................................................56

2.2.2. Việc xác định chủ thể của các quan hệ phát sinh

trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng........................................................................58

2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện bảo lãnh........................................61

2.2.4. Thực tiễn tuân thủ các quy định về hình thức và

nội dung cam kết bảo lãnh ngân hàng .....................................................................63

2.2.5. Thực tiễn thực hiện các cam kết trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng .........65

2.2.6. Thực tiễn áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục bảo lãnh ngân hàng ...........67

2.2.7. Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ bảo lãnh ngân hàng.................68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................74

KẾT LUẬN..............................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động của các ngân hàng thương mại không chỉ dừng lại ở việc huy động

vốn và cho vay mà còn thực hiện hàng loạt các hoạt động khác như cho thuê tài chính,

bao thanh toán, cung cấp dịch vụ,..., trong đó hoạt động bảo lãnh ngân hàng (BLNH)

được xem là một trong những hoạt động hiệu quả mang lại những giá trị tích cực cho

bản thân tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như đối với sự phát triển của cả nền kinh tế.

Cùng với quá trình hội nhập, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức

thương mại thế giới (WTO), vai trò của các tổ chức tín dụng bảo lãnh (TCTD BL)

thực hiện bảo lãnh (BL) đã góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy các giao dịch

dân sự, kinh doanh thương mại trong và ngoài nước được thực hiện một cách nhanh

chóng, hiệu quả. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc, thông qua BL, các TCTD giúp cho

các tổ chức, cá nhân (bên có nghĩa vụ) đáp ứng đủ các điều kiện tham gia hàng loạt

các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, theo yêu cầu của bên đối tác (bên có

quyền).

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, BLNH là một trong những hoạt động có

vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, đối với sự tồn tại và hiệu

quả hoạt động của các doanh nghiệp và TCTD nói riêng. Nó được các cá nhân, tổ

chức trong và ngoài nước tin tưởng và sử dụng ngày càng rộng rãi, đảm bảo cho hoạt

động sản xuất kinh doanh, giao dịch dân sự, thương mại được thực hiện nhanh chóng,

hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động BLNH của các TCTD vẫn còn

tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, chưa phát huy được hiệu quả tối ưu trong thực tiễn áp

dụng. Nguyên nhân của bất cập được lí giải từ nhiều góc độ. Cụ thể, những quy định

pháp luật còn chứa đựng nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn; pháp luật về BL

không đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các loại giao dịch mới xuất hiện; trở ngại

trong thực tiễn áp dụng;... hay từ chính biện pháp triển khai thực hiện nghiệp vụ

BLNH của các TCTD chưa thực sự khoa học, hiệu quả.

Để luận giải cho vấn đề này và đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện

pháp luật về BLNH, tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn áp dụng, đảm bảo cho

hoạt động BLNH phát huy hiệu quả trong đời sống, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài:

“Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng”, làm đề tài luận văn

thạc sỹ của mình.

2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

BLNH là một hình thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, xuất hiện, tồn tại và phát

triển song song với hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại trong một khoảng

thời gian khá dài. Do đó, trong thực tiễn nó không còn là một vấn đề xa lạ, mới mẻ.

+ Trong lĩnh vực khoa học kinh tế, tài chính, nhiều tài liệu nghiên cứu, giáo

trình đã được công bố như:

 Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống

kê.

 Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu, Lê Thị Hiệp Thương (2009), Nghiệp vụ tín dụng

ngân hàng, NXB Phương Đông.

 Nguyễn Đăng Dờn, Tiền tệ ngân hàng, NXB ĐH quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh.

+ Các ngân hàng cũng đã xuất bản các cẩm nang hướng dẫn, tài liệu tập huấn

nghiệp vụ BL như:

 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (2009), Nghiệp vụ tín dụng.

 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (2008), Quy trình cấp

tín dụng.

 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2006), Sổ tay cấp tín dụng.

+ Trong khoa học pháp lý, số lượng các nghiên cứu liên quan pháp luật về

BLNH không nhiều. Trong đó có thể kể đến:

 Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung

chủ yếu của tài liệu này là phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn áp

dụng các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ như cầm cố, thế chấp, BL,... trong luật

dân sự Việt Nam.

 Lê Thị Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của

các TCTD, NXB Tư pháp. Tác giả trình bày một cách sơ lược những vấn đề

cơ bản về các biện pháp đảm bảo tiền vay của các TCTD như cầm cố, thế

chấp, BL nói chung chứ không đi sâu phân tích về hoạt động BLNH.

 Lê Nguyên (1996), BLNH và tín dụng dự phòng, NXB thống Kê. Tài liệu

phân tích khá đầy đủ và chi tiết các quy định pháp luật và bản chất pháp lý

3

của các biện pháp tín dụng dự phòng, trong đó BLNH được xem là một trong

những biện pháp cơ bản và phổ biến nhất.

 Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật hoạt động của Ngân hàng

thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

Tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại,

thực trạng pháp luật điều chỉnh các hoạt động cấp tín dụng, thanh toán qua

ngân hàng, BLNH,... Qua đó đưa ra những yêu cầu, điều kiện, phương

hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân

hàng thương mại nói chung.

Ngoài ra, còn có một số bài viết thể hiện sự quan tâm của các tác giả liên quan

đến vấn đề BLNH. Tuy nhiên, các bài viết về vấn đề này đa số chỉ dừng lại ở việc phát

hành trên các báo, tạp chí, chủ yếu là phục vụ cho tham khảo, nghiên cứu:

 Võ Đình Toàn (2002), “Một số vấn đề về quan hệ BLNH ở nước ta hiện

nay”, Tạp chí Luật học, (3), tr.41-46.

 Phan Văn Lãng (2009), “Bảo lãnh thanh toán thuế - ngân hàng mắc kẹt”, Tạp

chí ngân hàng, (9), tr.34-36.

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Thông qua đề tài, tác giả mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung

về BLNH với tư cách là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ mà chủ thể BL phải là các

TCTD, từ đó rút ra bản chất pháp lý của BLNH.

Đồng thời, trên cơ sở kiến thức lý luận, tác giả đi vào phân tích những quy định

của pháp luật liên quan và thực trạng áp dụng pháp luật. Qua đó, đưa ra những giải

pháp và cơ chế thực hiện giải pháp, góp phần hoàn thiện biện pháp BLNH.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Với mục đích như trên, đề tài đi vào nghiên cứu các vấn đề như sau:

- Pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động BLNH;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình xác lập, thực hiện và giải quyết

các tranh chấp phát sinh liên quan đến BLNH.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!