Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực thương mại - thực trạng và định hướng hoàn thiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
*** ***
VUÕ THEÁ HOAØI
PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
TRONG LÓNH VÖÏC THÖÔNG MAÏI - THÖÏC
TRAÏNG VAØ ÑÒNH HÖÔÙNG HOAØN THIEÄN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên
TP. Hồ Chí Minh - năm 2007
- 2 -
Lôøi cam ñoan
Tôi tên là Vũ Thế Hoài – là tác giả Luận văn Thạc sĩ Luật học
với đề tài: “Pháp luật về bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực thương mại -
Thực trạng và định hướng hoàn thiện” dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS. TS. Hà Thị Mai Hiên. Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả
của quá trình nghiên cứu nghiêm túc, không trùng lắp với các công trình
khoa học đã công bố. Các số liệu, thông tin trong Luận văn là chính xác,
trung thực.
Tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
- 3 -
MỤC LỤC Trang
Lời mở đầu......................................................................................... 3
Chöông 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bán đấu giá tài sản ...
1.1. Khái quát chung về bán đấu giá tài sản và pháp luật về bán đấu
giá tài sản .............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động bán đấu giá tài sản ...................... 7
1.1.2. Các hình thức bán đấu giá tài sản.................................................. 12
1.1.3. Quan hệ pháp luật bán đấu giá tài sản........................................... 17
1.1.3.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật bán đấu giá tài sản ..................... 17
1.1.3.2. Nội dung quan hệ pháp luật bán đấu giá tài sản ......................... 19
1.1.3.3. Khách thể của quan hệ pháp luật bán đấu giá tài sản.................. 22
1.1.4. Khái niệm, nội dung và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về
bán đấu giá tài sản.................................................................................. 23
1.2. Quá trình điều chỉnh pháp luật về bán đấu giá tài sản ở nước ta ..... 34
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật veà chế định
bán đấu giá tài sản ở nước ta .................................................................. 34
1.2.2. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản
trong lĩnh vực thương mại hiện nay........................................................ 36
1.3. Pháp luật về bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới..... 39
1.3.1. Pháp luật của Trung Quốc quy định về bán đấu giá tài sản ........... 39
1.3.2. Bộ luật thương mại của nước cộng hòa Pháp quy định về bán đấu
giá tài sản ........................................................................................... 42
1.3.3. Luật bán đấu giá công khai của Canada ....................................... 45
Chương 2: Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay .......... 47
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản và thực
tiễn áp dụng .......................................................................................... 47
- 4 -
2.1.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản................. 47
2.1.1.1. Sự chồng chéo trong quy định của các văn bản quy phạm pháp
luật về bán đấu giá tài sản....................................................................... 48
2.1.1.2. Có những “lỗ hổng” của pháp luật về hoạt động bán đấu giá
trong lĩnh vực thương mại ...................................................................... 50
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản....................... 56
2.1.2.1. Thực trạng các tổ chức hoạt động bán đấu giá tài sản hiện nay .... 56
2.1.2.2. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bán đấu giá tài sản hiện nay.................................................................... 58
2.1.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu giá tài sản liên quan hoạt
động của các Ngân hàng thương mại khi xử lý các khoản nợ ................. 62
2.1.2.4. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu
giá tài sản hiện nay................................................................................. 65
2.1.3. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khó khăn, vướng
mắc trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật về BĐGTS.............................. 67
2.2. Những định hướng cơ bản xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực thương mại................................... 70
2.2.1. Những thuận lợi và triển vọng hoạt động bán đấu giá tài sản trong
lĩnh vực thương mại ............................................................................... 70
2.2.2. Những định hướng cơ bản xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực thương mại ........................................ 72
2.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về bán đấu
giá tài sản và tăng cường hiệu lực điều chỉnh pháp luật về bán đấu
giá tài sản ở nước ta hiện nay .................................................................... 74
Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 87
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................... 90
- 5 -
LỜI MÔÛ ÑAÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động bán đấu giá tài sản (BĐGTS) là một loại hình dịch vụ mang
tính thiết thực và là nhu cầu thiết yếu trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động
này góp phần tạo ra nhiều loại hình giao dịch, mua bán tài sản đáp ứng nhu
cầu sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Thông qua hoạt động bán đấu giá, tài sản
sẽ được người mua mua với một mức giá hợp lý và người bán tài sản sẽ bán
với một mức giá trên cơ sở sự cạnh tranh giữa những người mua. Theo Nghị
định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài
sản (Nghị định 05), thì việc BĐGTS chủ yếu thông qua các tổ chức doanh
nghiệp, nhằm tiến tới việc xã hội hóa ngày càng sâu sắc hoạt động vốn mang
tính dịch vụ thương mại này.
Tính đến cuối tháng 6 năm 2007 cả nước đã có 47 doanh nghiệp đăng
ký kinh doanh dịch vụ BĐGTS, trong đó Bộ tư pháp đã cấp thẻ Đấu giá viên
cho 111 cá nhân. Nhưng hiện nay, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh không
thật sự hiệu quả vì có nhiều lý do khác nhau. Thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới
mạnh mẽ hoạt động này, mà pháp luật của hầu hết các nước quy định đây là
một hoạt động thương mại, coi BĐGTS như một trong những hình thức mua
bán tài sản đặc thù trong các giao dịch dân sự - thương mại. Vì vậy, việc hoàn
thiện pháp luật về hoạt động BĐGTS là cần thiết, nhằm tạo ra chuyển biến
tích cực và có những biện pháp thực tế để khuyến khích việc thành lập và
phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐGTS.
Trước thực trạng đó, mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành
những văn bản nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế của pháp luật về
BĐGTS, tạo cơ sở pháp lý tốt hơn cho hoạt động này. Tuy nhiên, thực tiễn
luôn vận động và biến đổi, các quan hệ này ngày càng phức tạp và đặc biệt
với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi pháp luật phải đồng bộ và hoàn
chỉnh. Do vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu một cách có hệ thống các quy
- 6 -
định của pháp luật về BĐGTS nói chung và bán đấu giá trong lĩnh vực thương
mại nói riêng, qua đó kiến nghị điều chỉnh những điểm chưa phù hợp là rất
cần thiết. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Pháp luật về bán đấu giá tài sản
trong lĩnh vực thương mại - Thực trạng và định hướng hoàn thiện" để làm
Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nước ta đang trong thời kì quá độ, xây dựng nền kinh tế thị trường nên
pháp luật về BĐGTS trong lĩnh vực thương mại cũng chưa hoàn thiện, chưa
đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn. Trong thời gian vừa qua, đã có một số
bài viết, các công trình nghiên cứu đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật trong lĩnh vực này. Điển hình như Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đặng
Thanh Hoa với đề tài "Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định bán đấu
giá tài sản trong thi hành án dân sự“; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Văn
Sĩ với đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản – từ thực
tiễn thành phố Hồ Chí Minh”; một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí
Dân chủ và pháp luật số "Chuyên đề về bán đấu giá tài sản“ năm 2006; tài
liệu tập huấn nghiệp vụ "Bán đấu giá tài sản“ của Bộ Tư pháp ban hành tháng
8/2006... Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) và Luật thương mại năm 2005
(Luật thương mại) được ban hành đã thể hiện được rất nhiều điểm mới tiến
bộ, khắc phục được một số hạn chế của pháp luật trước đây. Thực tiễn, đây là
một hoạt động rất đa dạng và có rất nhiều triển vọng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu
và nghiên cứu để tìm ra những bất cập để hoàn thiện pháp luật là vấn đề luôn
được đặt ra, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Một số công trình, bài viết nói trên, mỗi tác giả nghiên cứu dưới những
góc độ khác nhau và có những kiến nghị đề xuất khắc phục những hạn chế
còn tồn tại, nhưng chưa ai đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện thực trạng
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về BĐGTS trong lĩnh vực thương
mại. Từ thực tiễn sôi động của nền kinh tế thị trường, tác giả nhận thấy nhu
cầu khách quan của xã hội cần sự điều chỉnh pháp luật một cách có hiệu quả
- 7 -
về hoạt động này. Điều đó đã thôi thúc tác giả chọn đề tài này nhằm đáp ứng
những đòi hỏi bức xúc của lý luận cũng như thực tiễn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
- Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu những quy định của pháp luật về
BĐGTS trong lĩnh vực thương mại, thực trạng áp dụng pháp luật và hoạt
động thực tiễn trong lĩnh vực này nhằm phát hiện những hạn chế còn tồn tại
và đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về bán đấu
giá tài sản trong lĩnh vực thương mại.
+ Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật trong lĩnh vực này, qua đó phân tích những hạn chế, bất cập còn tồn tại.
+ Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm thống nhất và hoàn thiện
pháp luật về BĐGTS trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật về BĐGTS
trong lĩnh vực thương mại – hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá của
các doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng áp
dụng pháp luật, có đối chiếu với quy định của pháp luật trước đây và tham
khảo pháp luật về BĐGTS của một số nước tiên tiến trên thế giới. Tìm hiểu
và nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật của hoạt động này trong thời gian
vừa qua, đặc biệt là thực tiễn đầy sôi động tại Tp. Hồ Chí Minh - một trung
tâm kinh tế, thương mại lớn nhất nước ta. Từ đó đưa ra một số kiến nghị
nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp
luật về BĐGTS ở nước ta theo định hướng coi đây là một loại hình dịch vụ
thương mại đặc thù trong xã hội.
- 8 -
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai thực hiện việc nghiên cứu đề tài này, tác giả vận dụng
phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; về đẩy
mạnh xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị
trường có tính chất đặc thù của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê, so sánh, lịch sử - cụ thể,
phân tích và tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
BĐGTS đã có mặt ở Việt Nam khá lâu, nhưng bán đấu giá hàng hóa
với tính chất là hành vi thương mại của thương nhân thì mới được ghi nhận
trong pháp luật những năm gần đây. Vì vậy, các quy định pháp luật điều
chỉnh hoạt động này còn chưa hoàn chỉnh. Luận văn sẽ là công trình nghiên
cứu có giá trị tham khảo cho những người làm công tác pháp luật, hoạt động
thực tiễn về BĐGTS; những người có nhu cầu quan tâm tìm hiểu việc xây
dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật, tăng cường hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật về BĐGTS trong lĩnh vực thương mại trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Luận văn cũng khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định, tác
giả rất mong nhận được sự góp ý tận tình của quý độc giả để bản Luận văn
này sẽ được hoàn thiện hơn.
7. Bố cục của Luận văn
Luận văn bao gồm các phần sau đây:
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bán đấu giá tài sản
Chương 2: Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá
tài sản trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
- 9 -
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
1.1. Khái quát chung về bán đấu giá và pháp luật về bán đấu giá tài sản
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động bán đấu giá tài sản
1.1.1.1. Khái niệm baùn ñaáu giaù taøi saûn
- Khái niệm tài sản:
Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005: Tài sản là vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản. Nhìn chung, tài sản được chia thành hai loại là
động sản và bất động sản. Bất động sản bao gồm đất đai, nhà cửa, các tài sản
gắn liền với đất đai và những tài sản khác theo quy định của pháp luật. Động
sản là những tài sản không phải là bất động sản (Điều 174). Pháp luật quy
định việc trao đổi, mua bán tài sản theo nguyên tắc chung là bình đẵng, tự
nguyện, thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm thông qua hợp đồng. Khi một tài
sản được đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường thì được gọi là hàng hóa.
Hàng hóa, theo nghĩa hẹp là vật chất tồn tại có hình dạng xác định
trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được; theo nghĩa rộng, hàng
hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được (Từ điển Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia). Trong Kinh tế chính trị Mác – Lênin, hàng hóa cũng được
định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa
có thể là tài sản hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như
sức lao động. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Khi đưa
ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua
giá trị trao đổi hay là giá cả của hàng hóa.
Mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại cơ bản
trong xã hội. Theo khái niệm thương mại truyền thống thì: thương mại là hoạt