Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Pháp luật về bán đấu giá tài sản : Lý luận và thực tiễN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
-----------------------
MAI LƯƠNG KHÔI
PHÁP LUẬT
VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 60.38.50
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Hải Thanh
TP.Hồ Chí Minh-Năm 2007
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................... 03
Chương 1: Lý luận về bán đấu giá và pháp luật về bán đấu
giá tài sản ………………………………………………………. 08
1.1. Khái quát về bán đấu giá ……………………………….... 08
1.1.1. Khái niệm ................................................................. 08
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của bán đấu giá …………. 10
1.1.3. Ý nghĩa và vai trò của bán đấu giá ………………... 13
1.2. Những vấn đề cơ bản trong họat động bán đấu giá …….. 13
1.2.1. Các chủ thể tham gia trong bán đấu giá……………. 13
1.2.2. Tài sản bán đấu giá ………………………………… 14
1.2.3. Hợp đồng bán đấu giá ……………………………… 16
1.2.4. Các phương thức bán đấu giá ……………………… 19
1. 3. Pháp luật về bán đấu giá …………………………………. 22
1.3.1. Pháp luật về bán đấu giá của một số nước trên thế
giới ……………………………………………………….. 22
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về
Bán đấu giá ở Việt Nam ………………………………….. 26
Chương 2: Thực tiễn pháp luật về bán đấu giá tài sản tại Việt Nam 31
2.1. Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bán đấu giá 31
2.1.1. Bộ luật dân sự ………………………………………. 31
2.1.2. Luật Thương mại năm 2005 ………………………. 32
2.1.3. Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán
đấu giá tài sản …………………………………………….. 33
2.1.4. Những văn bản quy phạm pháp luật quy định về bán
đấu giá một số lọai tài sản đặc biệt ………………………. 35
2.2. Quy định về Người bán đấu giá ………………………….. 37
2.2.1. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản …………….. 37
2.2.2. Hội đồng bán đấu giá ……………………………… 38
2.2.3. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản …………………. 40
3
2.2.4. Người bán đấu giá hàng hóa theo quy định của Luật
Thương mại ……………………………………………… 41
2.3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá ……………………………. 43
2.3.1. Giá khởi điểm ........................................................... 43
2.3.2. Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản và hợp đồng
mua bán tài sản đấu giá ………………………………….. 45
2.3.3. Hình thức đấu giá ..................................................... 51
2.3.4. Trình tự bán đấu giá ................................................. 57
2.3.5. Hủy kết quả bán đấu giá ........................................... 62
2.4. Bán đấu giá một số loại tài sản đặc biệt ............................. 63
2.4.1. Bán đấu giá cổ phần ................................................. 63
2.4.2. Đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất … 70
2.4.3. Đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
bị tịch thu sung công quỹ nhà nước ……………………… 77
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ……. 83
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản 83
3.2. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá …. 85
3.2.1. Xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật về bán đấu giá thống nhất và đồng bộ ………………. 85
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về người bán đấu giá ……….. 88
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục đấu giá …. 90
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ủy quyền bán đấu
giá và hợp đồng bán đấu giá ……………………………. 99
KẾT LUẬN …………………………………………………….. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………… 107
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bán đấu giá là một trong những hình thức mua bán tài sản, hàng hoá phổ
biến trong nền kinh tế thị trường. Thông qua đấu giá, người mua và người bán
có thể mua và bán được tài sản, hàng hoá với giá gần đúng với giá trị của tài
sản đó. Trên thế giới, bán đấu giá có từ rất lâu đời với nhiều phương thức tổ
chức và quản lý khác nhau. Ở Việt Nam, bán đấu giá mới được tái lập và trở
nên phổ biến kể từ sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, xây dựng
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường.
Bán đấu giá là việc bán tài sản với giá cao nhất theo nguyên tắc công
khai, bình đẳng, trung thực. Bán đấu giá có thể được tổ chức bằng nhiều hình
thức, theo cách thức truyền thống thì có thể được tổ chức trực tiếp, rao giá và
trả giá trực tiếp bằng lời nói hoặc tổ chức theo hình thức bỏ phiếu. Khi công
nghệ thông tin phát triển vượt bậc, mạng Internet được sử dụng khắp thế giới
thì bán đấu giá qua mạng được hình thành và trở nên phổ biến.
Pháp luật về bán đấu giá và thực tiễn họat động bán đấu giá tại Việt Nam
vẫn còn mới mẻ, chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và hòan chỉnh. Các
quy định của pháp luật về bán đấu giá còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn, dẫn đến hiệu quả họat động bán đấu giá hiện nay chưa
cao. Hoạt động bán đấu giá chưa thu hút được sự tự nguyện lựa chọn của
nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có nhu cầu mua bán tài
sản tham gia. Tài sản, hàng hóa mang ra bán đấu giá chưa phong phú, đa
dạng, phần lớn chỉ mới tập trung vào những tài sản bắt buộc phải tổ chức bán
đấu giá theo quy định của pháp luật, nhu cầu bán đấu giá tự nguyện còn rất ít.
Nhiều trường hợp bán đấu giá không mang lại hiệu quả cho chủ tài sản, quá
trình tổ chức phiên đấu giá còn có nhiều sai sót. Các quy định về trình tự,
5
phương thức tổ chức đấu giá còn thiếu, bất cập dễ dẫn đến tranh chấp, dễ bị
lợi dụng để thông đồng, dìm giá nhằm trục lợi gây không ít thiệt hại cho công
dân và Nhà nước.
Để hoạt động bán đấu giá đạt được hiệu quả cao, mang lại lợi ích tốt nhất
cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu mua, bán tài sản, tránh bị lợi dụng để
tiêu cực; đưa họat động này ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng, thu
hút được nhiều đối tượng tham gia, góp phần vào phát triển kinh tế của đất
nước thì việc không ngừng hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá là rất cần thiết
và cấp bách.
Vì những lý do trên, tác giả chọn “Pháp luật về bán đấu giá tài sản: lý
luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Luật Kinh tế của mình. Tác giả mong muốn qua việc nghiên cứu vấn đề lý
luận và thực tiễn pháp luật bán đấu giá để đề xuất được những giải pháp cụ
thể và khả thi góp phần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời
khắc phục những khó khăn, hạn chế trong họat động bán đấu giá tài sản tại
Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu.
Việc hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá luôn được các cơ quan quản lý
nhà nước và nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Trong thời gian qua, có nhiều
văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm từng bước hoàn thiện pháp
luật về bán đấu giá, đưa họat động bán đấu giá ngày càng trở nên phổ biến,
thông dụng và đạt được hiệu quả cao. Một số công trình nghiên cứu về lĩnh
vực này đã được thực hiện và công bố như: Luận văn Thạc sỹ Luật học
“Những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định bán đấu giá tài sản trong thi
hành án dân sự” của tác giả Đặng Thanh Hoa (Khóa 3, Đại học Luật TP.
HCM); Luận văn Thạc sỹ Hành chính “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bán
6
đấu giá tài sản” của tác giả Phạm Văn Sỹ (Học viện Hành chính quốc gia).
Các công trình trên nghiên cứu về thực trạng, giải pháp trong quản lý nhà
nước về bán đấu giá hoặc tập trung nghiên cứu về bán đấu giá đối với một
trong những loại tài sản đặc thù là tài sản thi hành án dân sự, chưa nghiên
cứu, phân tích một cách toàn diện, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật bán đấu giá, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật về bán đấu
giá.
3. Mục đích nghiên cứu.
Qua hệ thống cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài
sản và thực trạng họat động bán đấu giá hiện nay, luận văn hướng tới làm rõ
những vấn đề sau:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về bán đấu giá và pháp
luật về bán đấu giá để làm rõ những nội dung cơ bản trong hoạt động bán
đấu giá tài sản;
- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về họat
động bán đấu giá; thực tiễn họat động bán đấu giá hiện nay để rút ra những
kinh nghiệm tốt cần phát huy và những nội dung chưa phù hợp hoặc khó
khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ;
- Đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật về bán đấu giá tài sản
nói chung; thực tiễn hoạt động bán đấu giá và pháp luật về bán đấu giá hiện
hành; những vấn đề cần hoàn thiện về hệ thống pháp luật và hoạt động bán
đấu giá.
7
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào những vấn đề cơ bản, quan
trọng trong hoạt động bán đấu giá, như: phương thức, trình tự bán đấu giá,
hợp đồng bán đấu giá...vv. Trong đó sẽ đặt trọng tâm vào việc phát hiện, phân
tích những kinh nghiệm hay cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực
tiễn họat động bán đấu giá, nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp về
phương thức, thủ tục tổ chức bán đấu giá.
Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề trên, tác giả sẽ liên hệ, so sánh
với luật pháp một số nước nhằm rút ra những kinh nghiệm về lập pháp và về
tổ chức, quản lý họat động bán đấu giá tài sản mà Việt Nam có thể tham khảo,
học tập.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận được đươc sử dụng để nghiên cứu là phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin;
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích và tổng hợp… Ngoài ra một sồ trường hợp bán đấu giá thực
tiễn được sử dụng để minh họa cho thực trạng, đồng thời chứng minh cho
những luận cứ, quan điểm đưa ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nội dung chủ yếu của đề tài là trình bày một cách có hệ thống những vấn
đề cơ bản của pháp luật về bán đấu giá; đánh giá về ưu, khuyết điểm của pháp
luật bán đấu giá hiện hành tại Việt Nam; thông qua thực tiễn áp dụng pháp
luật và hoạt động bán đấu giá để đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về bán
đấu giá tài sản.
Về mặt khoa học, việc nghiên cứu, hệ thống và đề xuất hướng hòan thiện
pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
8
dân sự Việt Nam, cũng như các lĩnh vực khác có liên quan, như: thi hành án
dân sự, xử phạt vi phạm hành chính …vv.
Về mặt thực tiễn, việc hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản sẽ là
yếu tố nền tảng đưa họat động bán đấu giá phát triển, ổn định và đi vào nề
nếp, đáp ứng yêu cầu đa dạng, phong phú các hình thức kinh doanh, dịch vụ
của nền kinh tế thị trường.
7. Bố cục luận văn.
Xuất phát từ mục đích và phạm vi nghiên cứu, luận văn bao gồm các
phần như sau:
Phân mở đầu.
Chương 1: Lý luận về bán đấu giá và pháp luật bán đấu giá tài sản.
Chương 2: Thực tiễn pháp luật về bán đấu giá tài sản tại Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Kết luận.
9
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ VÀ PHÁP LUẬT
BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
1.1. Khái quát về bán đấu giá.
1.1.1. Khái niệm.
Trên thế giới, bán đấu giá không phải là một khái niệm mới, mà đã hình
thành từ các nền văn minh thời cổ đại. Những người Babylon đã bán đấu giá
những người vợ; những người Hy lạp cổ đại đã bán đấu giá việc nhượng
quyền khai thác mỏ; giới quý tộc Hy lạp cổ đại còn có những cuộc bán đấu
giá nô lệ; người La Mã thì bán đấu giá tất cả mọi thứ từ các chiến lợi phầm
của các cuộc chiến tranh cho đến tài sản của các con nợ…
Trong thế giới hiện đại, các cuộc bán đấu giá thường được tiến hành đối
với một số lượng lớn những giao dịch về kinh tế và dân sự. Chính phủ các
nước sử dụng việc bán đấu giá để bán trái phiếu kho bạc, các quyền về khai
thác khoáng sản, dầu mỏ, tài nguyên, những công ty được tư nhân hóa và
những tài sản khác. Nhà cửa, xe cộ, các tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ và nhiều
lọai tài sản khác của tư nhân và của các tổ chức cũng thường được bán thông
qua hình thức đấu giá. Hiện nay, phạm vi các tài sản đựợc bán đấu giá tăng
lên một cách nhanh chóng thông qua hình thức thương mại điện tử.
Như vậy, có thể thấy rằng bán đấu giá đã có từ rất lâu đời và liên tục
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới. Trải qua nhiều thời kỳ
lịch sử, bán đấu giá có nhiều thay đổi về hình thức, phương thức tổ chức
nhưng về bản chất vẫn không thay đổi. Bán đấu giá của bất kỳ thời kỳ nào
cũng luôn là một hình thức mua bán được tổ chức thông qua việc trả giá công
khai và cạnh tranh.
10
Hình thức mua bán thông thường diễn ra một cách đơn giản, tiến hành
trong một phạm vi hẹp giữa hai bên mua bán với nhau, bên bán và bên mua
thỏa thuận, thương lượng với nhau về giá cả, chất lượng, giao hàng… Đối với
bán đấu giá, yêu cầu đầu tiên là tính công khai, tức là việc thỏa thuận, thương
lượng được tiến hành công khai, đặc biệt là về giá mua bán tài sản thì người
muốn mua tài sản phải tham gia trả giá một cách cạnh tranh và theo những thủ
tục, trình tự nhất định.
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món
hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá
cao nhất. Về phương diện kinh tế, bán đấu giá là một trong
những cách để xác định giá trị của món hàng chưa biết giá hoặc
giá trị thường thay đổi. Trong một số trường hợp, có thể tồn tại
một mức giá tối thiểu hay còn gọi là giá sàn; nếu sự ra giá không
đạt đến được giá sàn, món hàng sẽ không được bán (nhưng người
đưa món hàng ra đấu giá vẫn phải trả phí cho nơi phụ trách việc
bán đấu giá). Đấu giá có thể áp dụng cho nhiều loại mặt hàng: đồ
cổ, bộ sưu tập (tem, tiền cổ, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật…), bất
động sản, các mặt hàng đã qua sử dụng, hàng hóa thương mại và
các cuộc bán đấu giá bắt buộc (thanh lý, phát mãi). [19]
Theo Từ điển kinh tế học hiện đại: “Đấu giá (auctions) là một thị
trường trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hóa chứ không phải
đơn thuần trả theo giá công bố của người bán”. [17]
Theo Từ điển Luật học:
Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục
trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá
11
cao nhất là người được quyền mua tài sản đó. Thông thường, để
đấu giá tài sản, người bán đấu giá phải đưa ra giá khởi điểm của
tài sản muốn bán và phải trưng bày tài sản đó để những người
muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả
giá theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất sẽ là
người được quyền mua tài sản. Đấu giá tài sản có thể là bắt
buộc (theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền) hoặc tự nguyện (theo yêu cầu của chủ sở hữu).
[33,Tr.240]
Tóm lại, có thể đưa ra khái niệm cơ bản về bán đấu giá như sau:
Bán đấu giá là một hình thức bán tài sản đặc biệt để người mua tự trả
giá, không thấp hơn giá thấp nhất do người bán quy định. Người nào trả giá
cao nhất sẽ được quyền mua tài sản đấu giá. Bán đấu giá được tổ chức công
khai, theo những nguyên tắc và trình tự, thủ tục nhất định.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của bán đấu giá.
Tính công khai là một đặc trưng cơ bản nhất của bán đấu giá.
Hầu hết các quan hệ mua bán tài sản, hàng hóa đều diễn ra công khai,
tuy nhiên không mang tính bắt buộc và phạm vi công khai tùy thuộc vào ý chí
của người bán. Đối với bán đấu giá, tính công khai là một đặc trưng cơ bản
đồng thời cũng là một nguyên tắc quan trọng. Dù tổ chức đấu giá theo bất kỳ
phương thức nào, đối với bất kỳ lọai tài sản nào, đấu giá bắt buộc hay tự
nguyện đều luôn đòi hỏi tính công khai một cách triệt để.
Mọi thông tin liên quan đến cuộc bán đấu giá đều phải được thông báo
công khai theo những thủ tục nhất định, nhằm đảm bảo sự khách quan và
trung thực trong suốt quá trình tổ chức bán đấu giá.