Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế ở một số nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2016
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
1023.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
773

Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế ở một số nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2016

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI TRẦN HẢI ĐĂNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG

TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

GIAI ĐOẠN 2000-2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI TRẦN HẢI ĐĂNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG

TĂNGTRƯỞNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

GIAI ĐOẠN 2000-2016

Chuyên ngành : Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS NGUYỄN MINH KIỀU

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối

với tăng trưởng kinh tế ở một số nước ASEAN giai đoạn 2000-2016” là bài nghiên

cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong nghiên cứu, tôi cam

đoan rằng toàn bộ hoặc những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong

luận văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các

trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017

Bùi Trần Hải Đăng

ii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện luận văn này tác giả đã nhận được sự hướng dẫn về mặt khoa học

của PGS.TS Nguyễn Minh Kiều, sự trợ giúp về mặt số liệu Ngân hàng Thế Giới.

Đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Đào tạo Sau đại học đã hỗ trợ

rất nhiều trong thời gian học tại trường. Tôi cảm ơn quý thầy cô trong ban giảng dạy

chương trình cao học ngành Kinh tế học đã truyền đạt kiến thức có giá trị để thực hiện

luận văn nghiên cứu này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Minh Kiều

đã động viên, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi cảm ơn các bạn học viên ngành Kinh Tế học khóa 6 đã quan tâm, động viên

tôi trong quá trình học tập tại trường.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã quan tâm, khích lệ về tinh

thần trong suốt thời gian học tập tại trường.

Xin trân trọng cảm ơn!

Người thực hiện đề tài

Bùi Trần Hải Đăng

iii

TÓM TẮT

Luận văn “Phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đối với tăng trưởng

kinh tế ở một số nước ASEAN giai đoạn 2000-2016” nhằm xem xét, đánh giá sự tác

động của tác động của tăng trưởng tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế tại một số nước

ở khu vực ASEAN trong giai đoạn 2000-2016.

Với việc nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến tăng

trưởng kinh tế, tác giả đã tiến hành phương pháp phân tích định lượng nhằm kiểm định

sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, tìm ra các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các

yếu tố đó đến 09 nước khu vực ASEAN bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái

Lan, Malaysia, Brunei, Philippine, Singapore, Indonesia. Qua phân tích đã tiến hành

nghiên cứu 4 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, xây dựng mô

hình hồi quy 5 biến, trong đó có 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.

Trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu mở của Ngân hàng Thế

giới của 09 quốc gia khu vực ASEAN giai đoạn 2000-2016, sử dụng phân tích, đánh

giá bằng phần mềm SPSS, phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng phần mềm Stata,

nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực đến tăng trưởng

kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ tăng chi tiêu công, tốc độ tăng vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó nghiên cứu còn thể hiện rằng tốc độ tăng lực lượng lao động không có tác

động đối với tăng trưởng kinh tế của một số nước ASEAN giai đoạn 2000-2016.

Qua những phát hiện thực tế, luận văn đưa ra các gợi ý giải pháp, chính sách

phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii

TÓM TẮT...................................................................................................................... iii

MỤC LỤC......................................................................................................................iv

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ................................................................................ vii

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu.............................................................................1

1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3

1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3

1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3

1.5.1. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................3

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................4

1.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn..................................................................4

1.7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC................................6

2.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................6

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................6

2.1.2. Tín dụng và tăng trưởng tín dụng.............................................................10

2.1.3. Chi tiêu công.............................................................................................14

2.1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................................14

2.1.5. Nguồn lao động ........................................................................................15

2.2. Một số mô hình đo lường tăng trưởng kinh tế ....................................................17

2.2.1. Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế ...................................................17

2.2.2. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế (Mô hình Solow).................17

v

2.2.3. Mô hình Harrod – Domar về tăng trưởng kinh tế.....................................18

2.2.4. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo kinh tế học hiện đại ............................20

2.3. Mối quan hệ giữa các biến ..................................................................................21

2.3.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế ...............21

2.3.2. Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế............................21

2.3.3. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ..........................................22

2.3.4. Mối quan hệ của nguồn lao động và tăng trưởng kinh tế .........................23

2.4. Các nghiên cứu trước ..........................................................................................24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................26

3.1. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................26

3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................28

3.3. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................29

3.3.1. Tăng trưởng tín dụng tác động đến tăng trưởng kinh tế...........................29

3.3.2. Tốc độ tăng chi tiêu chính phủ tác động đến tăng trưởng kinh tế:...........30

3.3.3. Đầu tư nước ngoài tác ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế................30

3.3.4. Lao động tác động đến tăng trưởng kinh tế..............................................31

3.4. Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................31

3.4.1. Cách lấy dữ liệu nghiên cứu .....................................................................31

3.4.2. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................31

3.4.3. Cách xử lý số liệu .....................................................................................31

3.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................36

4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình..............................................................36

4.2. Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến của mô hình...................................40

4.2.1. Kiểm định sự tương quan .........................................................................40

4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình.....................................................41

4.3. Kết quả hồi qui....................................................................................................42

4.3.1. Kiểm định Hausman .................................................................................43

4.3.2. Kiểm định mô hình...................................................................................43

4.3.3. Phân tích kết quả các biến trong mô hình hồi quy ...................................44

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!