Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Việt Nam
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
900

Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến năng suất lao động của doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----

TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA

Phân tích tác động của đầu tư trực

tiếp nước ngoài (FDI) đến năng suất

lao động của doanh nghiệp trong

ngành dệt may ở Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) đến năng suất lao động của DN trong ngành dệt may ở Việt Nam” là bài

nghiên cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này tôi cam đoan

rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa được công bố hoặc được sử

dụng nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn

này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp

để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2016

TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Minh Hà, người Thầy

tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian định hướng và góp ý cho tôi trong

suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành

đến các Thầy, Cô Khoa đào tạo Sau Đại Học, Ban lãnh đạo trường Đại học Mở Thành

phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường học tập thân thiện và hiện đại cho tôi, giúp tôi tiếp

cận nền tảng tri thức khoa học kinh tế.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, các học viên ME07

và đồng nghiệp đã luôn sát cánh hỗ trợ, động viên và cho tôi những lời khuyên quý giá

để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Một lần nữa, xin gửi lời tri ân đến toàn thể Quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B iii

TÓM TẮT

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, một trong những vấn đề mà các quốc gia

đang phát triển cần phải quan tâm đó là phải làm sao để có thể nâng cao nguồn vốn đầu

tư phát triển. Giải pháp được các quốc gia này quan tâm và có tính khả thi là phải làm thế

nào để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia khác,

đặc biệt từ các quốc gia đã phát triển, có nền kinh tế vững mạnh.

Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm tra, ước lượng tác động của FDI đến năng

suất lao động của ngành dệt may ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chu kỳ sống

quốc tế của sản phẩm; lý thuyết về quyền lực thị trường, lý thuyết chiết chung, lý thuyết

năng suất biên của vốn đầu tư, lý thuyết qui mô thị trường, đặc biệt là ứng dụng của hàm

sản xuất Cobb – Douglas và kế thừa những nghiên cứu trước, một mô hình nghiên cứu

thực nghiệm đã được thiết kế nhằm xác định những biến độc lập có ảnh hưởng đến năng

suất lao động của DN trong ngành dệt may ở Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra DN (VES) các từ năm 2011 -2014, chọn lọc

ra các DN trong ngành dệt may và loại bỏ những biến không phù hợp, nghiên cứu sử dụng

dữ liệu của 12.098 quan sát của 6.019 DN. Kết quả hồi quy theo phương pháp mô hình

những tác động cố định (FEM) chỉ ra rằng các biến: vốn, chất lượng lao động, chi phí DN

tác động (+) đến năng suất lao động của DN; số lượng lao động, số năm hoạt động, hình

thức sở hữu 100% vốn nước ngoài và liên doanh tác động (-) đến năng suất lao động của

DN, tuy nhiên chưa đủ chứng cứ kết luận hình thức sở hữu FDI khác và vị trí của DN

FDI có tác động đến năng suất lao động.

Hàm ý chính sách từ nghiên cứu này là Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn

vốn FDI, nhưng lợi ích của FDI không giống nhau giữa các loại hình sở hữu. Trong khi

khuyến nghị chính sách thu hút FDI vào Việt Nam là việc cần thiết thì cần phải có những

thể chế để thúc đẩy sự phát triển của các loại hình DN, qua kết quả nghiên cứu cho thấy

FDI có tác động tiêu cực đến năng suất lao động DN. Do đó, khuyến nghị Chính phủ ; Bộ

Kế hoạch và Đầu tư không nên dựa vào việc thu hút FDI vào ngành dệt may nhằm mục

đích tăng năng suất lao động DN .

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii

TÓM TẮT.......................................................................................................................iii

MỤC LỤC....................................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.....................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ......................................................................viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................ 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU ........................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................................... 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3

1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:.................................................................. 3

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:........................................................................................ 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 5

2.1 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). ....................................................... 5

2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 5

2.1.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam................................................ 6

2.2 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG..................................................................................... 8

2.2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 8

2.2.2 Cách tính năng suất lao động ........................................................................... 9

2.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯƠC

NGOÀI (FDI) VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.......... 12

2.3.1 Các lý thuyết về động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................. 12

2.3.2. Hàm sản xuất Cobb - Douglas....................................................................... 16

2.3.3 Lý thuyết về tác động của FDI đến năng suất lao động của DN .................... 20

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B v

2.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ............................................................................. 26

2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài về tác động FDI đến năng suất lao động ................. 26

2.4.2 Nghiên cứu trong nước về tác động FDI đến năng suất lao động.................. 31

2.5 SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................................... 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 43

3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 43

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT.......................................... 44

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 54

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 55

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 58

4.1 TỔNG QUAN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM....................... 58

4.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DỆT MAY .............. 60

4.2.1 Hình thức đầu tư.............................................................................................. 60

4.2.2 Cơ cấu đầu tư .................................................................................................. 61

4.2.3. Địa bàn đầu tư................................................................................................ 61

4.2.4. Đối tác đầu tư................................................................................................. 62

4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU................................................. 63

4.3.1. DN FDI và DN trong nước............................................................................. 63

4.3.2 Hình thức sở hữu và vị trí DN......................................................................... 65

4.4 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN.......................................................................... 67

4.4.1 Thống kê mô tả các biến và hình thức sở hữu................................................. 67

4.4.2 Thống kê mô tả biến năng suất và vốn theo vùng ........................................... 70

4.5 PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG GIỮA CÁC DN........... 71

4.5.1. Phân tích khác biệt giữa DN FDI và DN trong nước .................................... 71

4.5.2 Phân tích khác biệt giữa DN FDI và DN trong nước phân theo hình thức sở

hữu............................................................................................................................ 73

4.6 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA

NGÀNH DỆT MAY.................................................................................................... 79

4.6.1. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.................... 79

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B vi

4.6.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................ 80

4.6.3 Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu .......................................................... 81

4.6.4 Lựa chọn mô hình và phân tích kết quả nghiên cứu ....................................... 83

4.6.5. Phân tích kết quả nghiên cứu......................................................................... 90

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 96

5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................... 96

5.2. KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 101

A. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT................................................................ 101

B. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH................................................................. 102

PHỤ LỤC..................................................................................................................... 108

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 CPSX Chi phí sản xuất

2 CTCP Công ty cổ phần

4 DN Doanh nghiệp

5 DNLD Doanh nghiệp liên doanh

6 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài

8 ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài

9 HĐHTKD Hợp đồng hợp tác kinh doanh

10 KHCN Khoa học công nghệ

11 KTQT Kinh tế quốc tế

12 KTXH Kinh tế xã hội

13 MNCs Các công ty đa quốc gia

14 MTĐT Môi trường đầu tư

15 NNL Nguồn nhân lực

16 NSLĐ Năng suất lao động

17 R & D Hoạt động nghiên cứu và phát triển

18 SXKD Sản xuất kinh doanh

19 TNTN Tài nguyên thiên nhiên

21 VINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

22 VITAS Hiệp hội Dệt May Việt Nam

23 VNN Vốn nước ngoài

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Mô hình các chỉ tiêu tính toán năng suất lao động .......................................... 12

Hình 2.2 Tác động lan tỏa liên ngành ............................................................................. 22

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu .............................................................................. 44

Hình 4.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép thời kỳ 1988 – 2016.................... 58

Hình 4.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào ngành dệt may Việt Nam theo đối

tác đầu tư giai đoạn 2001-2015....................................................................................... 63

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Định nghĩa các biến ......................................................................................... 31

Bảng 2.2 Tóm tắt cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ............................................ 36

Bảng 2.3 So sánh với các nghiên cứu trước.................................................................... 38

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất .................................... 52

Bảng 4.1 Số lượng và tỷ lệ DN FDI và DN trong nước từ 2011-2014........................... 64

Bảng 4.2 Số lượng và tỷ lệ các hình thức sở hữu DN từ 2011-2014 .............................. 64

Bảng 4.3 Số lượng và tỷ lệ các DN theo vùng từ 2011-2014 ......................................... 65

Bảng 4.4 Số lượng và tỷ lệ các hình thức sở hữu DN theo vùng từ 2011-2014 ............. 66

Bảng 4.5 Kết quả thống kê các biến mô tả các biến ....................................................... 67

Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến theo hình thức sở hữu DN ....................................... 67

Bảng 4.7 Thống kê mô tả biến năng suất và vốn theo vùng ........................................... 70

Bảng 4.8 Khác biệt giữa DN FDI và DN trong nước ..................................................... 72

Bảng 4.9 Kiểm định tính đồng nhất các biến.................................................................. 74

Bảng 4.10 Kết quả phân tích ANOVA ........................................................................... 74

Bảng 4.11 Khác biệt về năng suất giữa DN FDI và DN trong nước theo hình thức sở

hữu................................................................................................................................... 75

Bảng 4.12 Khác biệt về vốn giữa DN FDI và DN trong nước theo hình thức sở hữu.... 76

Bảng 4.13 Khác biệt về chất lượng lao động giữa DN FDI và DN trong nước phân theo

hình thức sở hữu.............................................................................................................. 76

Bảng 4.14 Khác biệt về chi phí giữa DN FDI và DN trong nước phân theo hình thức sở

hữu................................................................................................................................... 77

Bảng 4.15 Khác biệt về số lao động giữa DN FDI và DN trong nước phân theo hình

thức sở hữu...................................................................................................................... 78

Bảng 4.16 Khác biệt về số năm hoạt động giữa DN FDI và DN trong nước phân theo

hình thức sở hữu.............................................................................................................. 79

Bảng 4.17 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ............. 80

Bảng 4.18 Hệ số phân tích phóng đại phương sai........................................................... 80

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B x

Bảng 4.19 Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM) ................ 81

Bảng 4.20 Kết quả ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM).......... 82

Bảng 4.21 Kết quả kiểm định Hausman ......................................................................... 83

Bảng 4.22 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM (Kiểm

định wald)........................................................................................................................ 84

Bảng 4.23 Kết quả kiểm định tự tương quan trong mô hình FEM ................................. 84

Bảng 4.24 Kết quả khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự

tương quan bằng phương pháp robust error (mô hình 1)................................................ 85

Bảng 4.25 Kết quả hồi qui tác động của các hình thức sở hữu đến năng suất lao động

của DN (mô hình 2)......................................................................................................... 86

Bảng 4.26 Kết quả hồi qui (khắc phục bằng phương pháp Robust error ) tác động của

các hình thức sở hữu FDI đến năng suất lao động của DN (mô hình 2)......................... 87

Bảng 4.27 Kết quả hồi qui tác động của vi trí DN FDI đến năng suất lao động của DN

(mô hình 3)...................................................................................................................... 87

Bảng 4.28 Kết quả hồi quy tác động của FDI đến năng suất lao động của ngành dệt may

ở 3 mô hình ..................................................................................................................... 88

Bảng 4.29 Tổng hợp kết quả kỳ vọng và ý nghĩa thống kê ............................................ 94

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

HVTH: Trương Trọng Nghĩa – Lớp ME07B 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Chương này trình bày giới thiệu chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề và lý

do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên

cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu của nghiên cứu.

1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát

triển kinh tế - xã hội (KTXH) ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo

Voer (2015) FDI không chỉ cung cấp lượng vốn đầu tư lớn, tạo nhiều việc làm cho xã hội

mà còn thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu cũng như mang lại sự thay đổi về công nghệ và

kỹ năng quản lý hiện đại vào quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tại Việt Nam, FDI đang tăng dần

tỷ trọng trong GDP. Qua hơn 28 năm (1988-2015) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,

hiện tại FDI đóng góp một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, tổng lượng vốn FDI đăng ký (cộng dồn)

đến cuối 2015 đạt 313.552,6 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt 138.692,9 triệu USD đạt

44,23%. Tính đến ngày 20/03/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã

giải ngân được 3,5 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong hoạt động xuất

khẩu, FDI đã vượt khu vực trong nước và dần trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong Quý I năm 2016 đạt

27.043 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 71,3% kim ngạch xuất

khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong Quý I năm 2016 đạt 26.597 tỷ USD, tăng 8% so

với cùng kỳ 2015. Như vậy FDI đã ghi dấu ấn rõ nét hơn trong tác động tới tổng nguồn

vốn đầu tư toàn xã hội, tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh

toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngành Dệt may trong những năm đổi mới đã có những bước phát triển khá ngoạn

mục, và là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Theo số liệu

thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu của ngành thường

đứng thứ hai và nhiều năm gần đây đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi

nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, các DN (DN) Dệt may đang đứng trước những khó khăn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!