Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

phân đoạn thị trường đề ra các phương án sản xuất kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu....20
Thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh. ....................................................................20
Nghiên cứu giá, định vị giá......................................................................................20
Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm, thương hiệu...................21
Định vị thương hiệu.................................................................................................21
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Da giày Việt Nam có lịch sử phát triển từ lâu đời và hiện nay
đang là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể trong
sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy có nhiều ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá đối với giày mũ da của EU nhưng
kim ngạch xuất da giày năm 2006 của nước ta đạt khoảng 3,56 tỷ USD tăng 16,9% so với
năm 2005 đã vượt 6,1% so với kế hoạch 3,35 tỷ USD.
Một chặng đường phát triển lâu dài, những nỗ lực đáng khâm phục với biết bao
thăng trầm và biến cố đã càng chứng minh tầm quan trọng của ngành trong sự phát triển
của đất nước. Không nằm ngoài quy luật ấy, Viện nghiên cứu Da - Giầy cũng đã, đang và
sẽ nỗ lực hết sức để hoà mình vào với sự phát triển chung của ngành và cũng đã có nhiều
thay đổi đáng kể trên chặng đường phát triển của mình. Tháng 1 năm 2006 đánh dấu sự ra
đời của Trung tâm Mẫu và Đào tạo thuộc Viện nghiên cứu Da - Giầy (FATRACEN). Với
rất nhiều các hoạt động khác nhau về đào tạo da - Giầy, thiết kế mẫu mốt và tổ chức các
hoạt động liên quan trong nghành Da - Giầy được các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và
kinh doanh Da - Giầy biết tới. Rất nhiều lợi thế như vậy nhưng Trung tâm lại quên mất đi
việc đưa tên tuổi của mình ra thị trường với nhiều loại sản phẩm có chất lượng và tư cách
của một Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Da -Giầy để tận dụng trang thiết bị máy
móc trong việc sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ. Trước thực trạng đó
Trung tâm cần có những nghiên cứu và đưa ra Dự án phát triển sản phẩm của mình trên
thị trường. Dưới đây là một vài quan sát và nghiên cứu của Em về Trung tâm trong thời
gian Em thực tập tại đó để góp phần vào việc xây dựng Dự án phát triển sản phẩm cho
Trung tâm. Bài viết có cấu trúc bốn phần với những nội dung như sau:
Phần I: Sự cần thiết của Dự án.
Phần II: Tính khả thi của Dự án.
Phân III: Mục tiêu của Dự án.
Phần IV: Các hành động của Dự án.
2
Do có nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài viết của Em còn sơ sài và
còn nhiều thiếu sót, Em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý từ phía Cô Hoàng Thị
Thanh Hương – Giáo viên hướng dẫn Em hoàn thành kỳ thực tập này và phía Quý Trung
tâm nơi tạo điều kiện và giúp đỡ Em trong quá trình thực tập.
Em xin chân trọng cảm ơn.
3
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH CỦA
TRUNG TÂM.
I. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm.
Được thành lập vào ngày tháng 1 năm 2006 theo mô hình chuyển đổi tổ chức hoạt
động của Viện nghiê cứu Da - giầy (theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP của Chính phủ và
thông tư liên tịch số 12/2006/TTLT/BKH&CN – BTC – BNV giữa Bộ Khoa học và công
nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ). Trung tâm là một trong các khối đơn vị trực thuộc của
Viện nghiên cứu với các chức năng chủ yếu sau:
• Nghiên cứu thời trang, thiết kế mẫu mốt, chuyển giao công nghệ, tổ chức các hoạt
động trình diễn và định hướng thời trang phục vụ người tiêu dùng thuộc ngành Da
Giày
• Tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ ngành
Da Giày
• Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc thợ, cấp chứng chỉ nghề, chứng chỉ nhận bồi
dưỡng nghề theo quy định của pháp luật và Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội về
giáo dục và dạy nghề
• Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
và thiết kế thời trang gắn với đào tạo nghề và sản xuất thuộc ngành Da Giày
• Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức hội nghị, chuuyên đề, hội thảo
khoa học, tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm, đào tạo, in ấn, xuất bản các ấn
phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy định của
pháp luật
• Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu thiết kế thời trang
thuộc ngành Da Giày với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước
• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của nhà nước.
4
II. Cơ sở vật chất của Trung tâm.
Tổng diện tích 2581 m2 trong đó: Văn phòng làm việc và kho 267m2
, Xưởng thực
nghiệm và phòng học 1200m2 và cửa hàng giới thiệu sản phẩm và dịch vụ là 1700m2
. Giá
trị tài sản bao gồm: Giá trị lô đất 12 tỷ 524000 đồng, Giá trị còn lại của nhà là 2 tỷ
870000 đồng. Tổng giá trị còn lại của máy móc thiết bị của Trung tâm là 3920 triệu
281795 đồng.
Khu vực sản xuất được bố trí bao gồm 2 bộ phận Xưởng chế biến và bộ phận thiết
kế và phát triển sản phẩm.Trong đó Xưởng chế biến bao gồm: bộ phận chặt, bô phận may,
bộ phận gò ráp đế và hoàn thiện sản phẩm. Bộ phận thiết kế và phát triển sản phẩm. tại
mỗi bộ phận này được trang bị các máy móc thiết bị phù hợp phục vụ cho việc sản xuất
của mỗi bộ phận. Ở bộ phận Chặt được trang bị máy chặt, máy xẻ da, máy ép làm đế, máy
xén cạnh đế, máy mài, máy dập ô dê. Ở bộ phận May được trang bị máy may và máy dẫy
mép các loại phù hợp với công việc may của nhiều loại Giầy Dép, Máy xén lót, máy in
cao tần, máy may Viện Nghiên Cứu Da - Giầy tính để chuyên may mác giầy dép được lập
trình sẵn trong máy. Ở bộ phận Gò ráp đế và hoàn thiện sản phẩm được trang bị các loại
máy móc thiết bị như máy gò mũi, máy gò hậu, máy định hình pho (định hình pho mũi và
định hình pho hậu), máy bôi keo, máy sấy, máy làm lạnh, máy khêu đế giầy, máy mài,
máy đóng ghim, máy trải chuốt, máy đóng đinh. Riêng bộ phận thiết kế và phát triển sản
phẩm ngoài các thiết bị phục vụ cho việc thiết kế bao gồm máy Viện Nghiên Cứu Da -
Giầy tính, máy vi tính, máy quét, các phần mền thiết kế và các máy móc thiết bị khác
phục vụ công tác thiết kế. Theo nhận xét từ phía công nhân của xưởng chế biến thì việc
trang bị các loại máy móc thiết bị như vậy là tương đối hoàn chỉnh với việc sản xuất sản
phẩm của Trung tâm so với công việc trước đay khi máy móc thiết bị còn ít và tình hình
trang bị còn chưa đáp ứng được nhu cầu giải phóng sức lao động chân tay của người lao
động, làm giảm đi thưòi gian gain đoạn trong sản xuất.
III. Tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm.
Trung tâm là đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ hoạt động theo phương thức
tự trang trải kinh phí. Hiện nay, hoạt động của Trung tâm một phần vẫn được tài trợbởi
ngân sách nhà nước cấp, một phần phải tự trang trải lấy. Các hoạt động chủ yếu đem lại
5