Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những nội dung pháp lý về tiền ảo - thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
900.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1448

Những nội dung pháp lý về tiền ảo - thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG DUNG

NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO –

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

NGUY

ỄN TRẦN PHƢƠNG DUNG LU

ẬT KINH T

Ế KHÓA 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHỮNG NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ TIỀN ẢO –

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 18300710077

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thủy

Học viên: Nguyễn Trần Phương Dung

Lớp: Cao học Luật Kinh tế

Khóa: 30

Thành phố Hồ Chí Minh, 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Trần Phương Dung là học viên Cao học Khóa 30 của

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nghiên cứu trình bày trong

luận văn này. Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn “Những nội dung pháp

lý về tiền ảo – Thực tiễn pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” do

chính tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu được trình bày là hoàn toàn trung thực,

chưa từng được công bố.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2022

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Trần Phương Dung

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung đƣợc viết tắt

BTC Bitcoin

ETH Ethereum

USD United States Dollar

Tiền tệ chính thức của Mỹ

VNĐ Việt Nam Đồng

AUD Australian Dollar

Tiền tệ chính thức của Úc

EURO Đồng tiền chung châu Âu

P2P Peer – to – Peer

Hệ thống mạng ngang hàng

ICO Initial Coin Offering

Phát hành tiền ảo lần đầu ra công chúng

EU European Union

Liên minh châu Âu

ECB European Central Bank

Ngân hàng Trung ương châu Âu

IRS Internal Revenue Service

Sở thuế vụ Hoa Kỳ

FATF Financial Action Task Force

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế

ATO Australian Taxation Office

Sở thuế vụ Úc

PSA Payment Services Act

Đạo luật dịch vụ thanh toán Nhật Bản

MiCa Market in Crypto – Assets

Dự luật các thị trường tài sản ảo

CEX Centralized Exchange

Sàn giao dịch tập trung

DEX Decentralized Exchange

Sàn giao dịch phi tập trung

KYC Know Your Customer

Định danh khách hành

AML Anti Money Laundring

Chống rửa tiền

CFT Counter-Financing Terrorist

Chống tài trợ khủng bố

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN ẢO ................................................................ 8

1.1. Khái quát sự ra đời của tiền ảo............................................................................................. 8

1.2. Khái niệm, đặc điểm tiền ảo................................................................................................ 10

1.2.1. Khái niệm............................................................................................................................... 10

1.2.2. Đặc điểm tiền ảo.................................................................................................................... 13

1.2.3. Đặc điểm tiền điện tử............................................................................................................. 18

1.3. Vai trò của tiền ảo................................................................................................................ 19

1.4. Phƣơng thức giao dịch......................................................................................................... 25

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................................... 31

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÊ TIỀN ẢO VÀ

KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.............................................................................................. 32

2.1. Quy định pháp luật của một số quốc gia về tiền ảo .......................................................... 32

2.1.1. Nhóm các quốc gia cấm tiền ảo trên toàn lãnh thổ ............................................................... 32

2.1.2. Nhóm quốc gia cho phép sử dụng, giao dịch tiền ảo, có văn bản quy phạm pháp luật điều

chỉnh hoặc hướng dẫn và quản lý chặt chẽ...................................................................................... 33

2.1.3. Một số quy định về tiền ảo trong pháp luật Nhật Bản ........................................................... 35

2.1.4. Liên minh Châu Âu và Dự luật Các thị trường trong ngành tài sản ảo - MiCa (Markets in

Crypto - Assets)................................................................................................................................ 47

2.2. Hoạt động giao dịch, đầu tƣ tiền ảo tại Việt Nam............................................................. 57

2.3. Một số vấn đề pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam.................................................................. 61

2.3.1. Pháp luật Dân sự ................................................................................................................... 61

2.3.2. Pháp luật về thuế ................................................................................................................... 63

2.3.3. Pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư........................................................................................ 65

2.3.4. Pháp luật về chứng khoán...................................................................................................... 67

2.3.5. Pháp luật hình sự................................................................................................................... 67

2.4. Một số kinh nghiệm về tiền ảo cho Việt Nam.................................................................... 68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................................... 76

KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 80

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc cách mạng 4.0 đã đem đến cho thế giới những sản phẩm, dịch vụ mới,

những khái niệm mới trên nhiều lĩnh vực ở phạm vi toàn cầu như tài sản ảo, tiền ảo,

các tài sản phi truyền thống.

Sự xuất hiện của tiền ảo, điển hình là Bitcoin đã gây ra một cơn sốt thu hút

sự quan tâm và tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức kể từ phiên giao dịch đầu tiên

vào năm 2010. Tiền ảo ngày càng phát triển, sức lan truyền ngày càng mạnh mẽ,

việc mua bán, trao đổi loại tiền ảo này bắt đầu từ một vài cộng đồng nhỏ nhưng dần

phát triển trên phạm vị toàn thế giới như một phương thức thanh toán khác bên cạnh

các phương thức thanh toán truyền thống. Tiền ảo dần nhận được sự ủng hộ từ một

số sàn giao dịch lớn tại một số nước như Nhật Bản, Canada và Mỹ. Trên thực tế, tại

Việt Nam, “cơn sốt” tiền ảo thời gian gần đây vẫn chưa hạ nhiệt; các giao dịch mua

bán, trao đổi tiền ảo diễn ra thường xuyên với lưu lượng lớn trên một số nền tảng

giao dịch tiền ảo như Remitano, Binance, Coinbase. Về khía cạnh pháp lý, hiện nay

việc đưa ra một khung pháp lý về giao dịch và quản lý các giao dịch tiền ảo cũng

như những vấn đề phát sinh từ các hoạt động đó vẫn còn nhiều bất cập.

Công văn số 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

gửi Văn phòng Chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo khẳng định: “Tiền ảo nói chung

và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện

thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung

ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng làm tiền tệ hoặc

phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Đối với hoạt động đầu tư vào tiền ảo,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro

rất lớn cho nhà đầu tư”.

Như vậy, Việt Nam không công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán hợp

pháp; việc phát hành, tàng trữ hay sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán

có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, công văn trên của Ngân hàng nhà

nước hay trong một số văn bản quy phạm pháp luật không đề cập đến vấn đề “cấm

giao dịch tiền ảo” giữa các bên thông qua sàn giao dịch hay trực tiếp giữa các cá

nhân. Do đó việc giao dịch tiền ảo này vẫn diễn ra thường xuyên và sôi động không

chỉ trong nước mà còn trong phạm vi quốc tế.

Tiền ảo là một sản phẩm công nghệ mới do đó nó chứa đựng nhiều tiềm năng

mang tính đột phá nhưng cũng đặt ra nhiều rủi ro trong quá trình phát triển. Mặc dù

vậy, tiền ảo và công nghệ Blockchain đứng sau nó là một sản phẩm của thời đại

mới, mang lại nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng vào các lĩnh vực khác trong đời

sống như Y tế, giáo dục, ngân hàng, logistic, thậm chí là Nông nghiệp. Do đó bước

2

đầu cần phải đánh giá khách quan những tiềm năng bên cạnh những rủi ro có thể

xảy ra trong quá trình phát triển của tiền ảo để góp phần cho quá trình nghiên cứu,

định hướng một khung pháp lý phù hợp trong việc quản lý, kiểm soát các vấn đề về

tiền ảo.

Để làm rõ các khía cạnh pháp lý về tiền ảo và tìm hiểu những nguyên nhân

vướng mắc từ thực tiễn liên quan đến tiền ảo trong pháp luật Việt Nam và pháp luật

một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra hướng giải quyết, tác giả quyết định lựa

chọn đề tài: “Những nội dung pháp lý về tiền ảo - Thực tiễn pháp luật nước ngoài

và kinh nghiệm cho Việt Nam” với hi vọng đề tài là nguồn tài liệu tham khảo các

quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến điều hoạt động giao dịch tiền ảo tại

Việt Nam, từ đó nhìn nhận những thiếu sót của pháp luật quy định về vấn đề này và

đề xuất biện pháp khắc phục.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu về tiền ảo, tác giả tìm được một số

tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể:

Về sách chuyên khảo có Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo

trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Sách chuyên khảo, Nxb Tư Pháp, của tác giả

Nguyễn Minh Oanh (2019). Về nội dung tác giả đã gần như đề cập đến tất cả vấn đề

pháp lý liên quan đến tiền ảo. Một số vấn đề được tác giả đặt ra như ưu, nhược điểm

của tiền ảo, cơ chế “sở hữu”, lưu thông đối với tiền ảo, thực tiễn các hoạt động liên

quan đến việc nhập khẩu “máy đào” tiền ảo, sử dụng tiền ảo, việc thu thuế đối tiền

ảo và về các sàn giao dịch tiền ảo đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác

giả còn đi vào cụ thể quy định của pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới chia

theo khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Á cũng như Việt Nam để có thể so sánh,

phân tích với mục đích học hỏi kinh nghiệm cũng như đề xuất một số chính sách

phù hợp cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiền ảo tại Việt Nam. Dựa trên

những nội dung từ bài viết sẽ là nguồn tài liệu và nền tảng để tác giả tham khảo khi

nghiên cứu và phát triển đề tài của mình.

Trên tạp chí tài chính điện tử của Bộ tài chính, tác giả Nguyễn Thị Hiền

(Viện chiến lược ngân hàng) có bài viết “Một số khuyến nghị hoàn thiện khung

pháp lý các loại tiền ảo, tiền điện tử”, ở bài viết này, tác giả chủ yếu đi vào các vấn

đề: phân tích khái niệm tiền ảo, tiền điện tử theo định nghĩa của Ngân hàng trung

ương châu Âu (ECB) và Hội đồng châu Âu (EC) cũng như khái niệm về tiền ảo,

tiền điện tử trong pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, tác giả so sánh những khác biệt giữa tiền ảo và tiền điện tử, giới

thiệu và phân loại khung pháp lý tiền điện tử và tiền ảo tại một số quốc gia thành 03

nhóm: (i) nhóm quan điểm thân thiện, (ii) nhóm quan điểm khách quan và (iii)

nhóm hạn chế tiền ảo. Bài viết của tác giả đưa ra một số khái quát về tiền ảo, về

3

hoạt động quản lý, kiểm soát giao dịch tiền ảo, vấn đề về đánh thuế thu nhập từ tiền

ảo tại một số quốc gia. Tác giả cũng đưa ra quan điểm của Việt Nam về tiền ảo và

đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam dựa trên tình hình kinh tế, xã hội hiện

tại cũng như tham khảo một số kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới nhằm đưa

ra những đề xuất phù hợp trong việc quản lý, kiểm soát các hoạt động hoạt động

mua bán, trao đổi hay đầu tư tiền. Những nội dung từ bài viết sẽ là nguồn tài liệu để

tác giả tham khảo khi nghiên cứu đề tài của mình.

Tạp chí điện tử của Tòa án nhân dân tối cao, tác giả Đoàn Thị Ngọc Hải (Sở

Tư pháp Ninh Bình) với bài viết: “Hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong thời

đại công nghiệp 4.0”. Với bài viết này, tác giả đã đặt ra những khái quát chung về

tiền ảo, cụ thể là định nghĩa tiền ảo tại một số quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Thụy

Điển, Liên Minh châu Âu nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bài viết với nội

dung quy định của pháp luật về tiền ảo, tác giả chủ yếu đi tìm hiểu định nghĩa về

tiền ảo trong Bộ luật dân sự 2015 và các quy định về giao dịch pháp lý liên quan

đến tiền ảo hay các hoạt động khác liên quan đến tiền ảo trong các văn bản quy

phạm pháp luật như: Luật giao dịch điện tử 2005, Pháp luật tín dụng – ngân hàng

2005 và Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam trên phương diện là một phương thức

thanh toán hợp pháp hay không.

Bên cạnh đó, tác giả bài viết còn đề cập đến quy định của pháp luật về thuế

liên quan đến tiền ảo như thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng trên phương

diện tiền ảo có phải là đối tượng chịu thuế. Tác giả cũng đặt ra một số vấn đề về

tiền ảo theo quy định của pháp luật hình sự, hành chính trong việc xử phạt hành

chính các hành vi vi phạm hay trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi bất hợp

pháp liên quan đến tiền ảo. Mặc dù tác giả đã có những kiến nghị hoàn thiện khung

pháp lý về tiền ảo, cụ thể tác giả đề xuất Chính phủ nên nghiên cứu việc quản lý, xử

lý tiền ảo theo hướng cấm sử dụng giao dịch hàng hóa dưới bất cứ phương thức nào

như dưới dạng hàng hóa, dịch vụ hay dưới dạng là các phương tiện thanh toán. Tác

giả Đoàn Thị Ngọc Hải không công nhận Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung là

một loại tiền tệ và không là một phương tiện thanh toán hợp pháp.

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, “Nghiên cứu về đồng tiền ảo Bitcoin

và các khuyến nghị quản lý tiền ảo tại Việt Nam”, Nghiêm Thị Thùy Trang (2018).

Tác giả đã đưa ra định nghĩa, phân loại tiền ảo cũng như thực trạng thị trường tiền

ảo tại thị trường Việt Nam; đưa ra một số khuyến nghị trong việc quản lý, kiểm soát

tiền ảo tại Việt Nam từ kinh nghiệm đức kết thực tiễn pháp luật của một số quốc gia

trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù tác giả đã nêu đặc điểm của tiền ảo nhưng việc

dùng thuật gữ tiền kỹ thuật số đối với tiền ảo là không chính xác. Ngoài ra, tác giả

tập trung phân tích tiền ảo Bitcoin trong khi trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều loại

tiền ảo được xây dựng từ các công nghệ khác nhau và đóng vai trò khác nhau trong

quá trình lưu thông, sử dụng của người dùng. Mặc dù vậy, tác giả đã phân tích khá

đầy đủ quan điểm pháp lý của một số quốc gia trên thế giới về tiền ảo cũng như đưa

ra những đề xuất mang tính cấp thiết trong việc xây dựng khuôn khô pháp lý cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!