Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những nội dung cơ bản khi xây dựng hệ thống bài thực hành cho các môđun trong đào tạo nghề
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trƣơng Đại Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 93 - 97
93
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI THỰC HÀNH CHO CÁC MÔĐUN TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ
Trƣơng Đại Đức*
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng đang từng bƣớc thực hiện đổi mới theo tinh
thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng
lần thứ 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Đối với đào tạo nghề, sự
gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, nắm vững kiến thức chuyên môn với hình thành kỹ năng
nghề nghiệp luôn là mối quan tâm thƣờng xuyên của các nhà trƣờng, của các giáo viên trong quá
trình xây dựng, biên soạn các bài tập thực hành.
Việc xác định đƣợc những nội dung cơ bản khi xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho các
môđun chuyên ngành trong đào tạo nghề và xây dựng đƣợc một mẫu thống nhất cho các bài học
thể hiện rõ sự gắn kết hữu cơ giữa lý thuyết với thực hành, sự tƣơng thích giữa kiến thức chuyên
môn với kỹ năng nghề nghiệp trong từng bài học giúp cho quá trình đào tạo theo môđun đƣợc tiến
hành theo đúng bản chất vốn có của nó, đó chính là sự tích hợp hợp giữa lý thuyết và thực hành
trong từng công việc của nghề.
Từ khóa: Đào tạo nghề, môđun, hệ thống bài tập thực hành
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Trong những năm qua, để bắt kịp xu thế đào
tạo nghề trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới
và đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực đƣợc
qua đào tạo nhằm phục vụ cho sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nƣớc, ngành dạy nghề
đã từng bƣớc đổi mới công tác quản lý, tăng
cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
cho các cơ sở đào tạo nghề và đặc biệt là xây
dựng chƣơng trình đào tạo nghề theo môđun,
tích hợp kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực
hành trong từng công việc của mỗi nghề.
Điều này khác hẳn với cấu trúc chƣơng trình
đào tạo nghề trƣớc đây là tách lý thuyết và
thực hành thành hai môn học riêng biệt, đó là
môn học Lý thuyết nghề và môn học Thực
hành nghề với Hệ thống bài tập thực hành
thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức lý
thuyết và kỹ năng thực hành trong mỗi công
việc của nghề và các điều kiện liên quan để
thực hiện có hiệu quả việc hình thành kỹ năng
nghề nghiệp cho học sinh.
Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến các yêu
cầu cơ bản khi xây dựng Hệ thống bài tập
*
Tel: 0989 063070
thực hành cho các môđun trong đào tạo nghề
và thiết lập đƣợc một mẫu thống nhất chung
cho các bài tập thực hành trong mỗi môđun
để giáo viên biên soạn bài giảng làm tài liệu
giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập
cho học sinh.
SỰ KHÁC NHAU VỀ NỘI DUNG VÀ
PHÂN BỐ THỜI GIAN GIỮA MÔN HỌC
THỰC HÀNH NGHỀ VÀ MÔ ĐUN
CHUYÊN NGHỀ
Để thấy rõ sự khác nhau về nội dung và phân
bố thời gian giữa môn học thực hành nghề
trong đào tạo nghề “truyền thống” và môđun
chuyên môn nghề trong đào tạo nghề hiện
nay, có thể so sánh thông qua một khung
chƣơng trình đào tạo nghề cụ thể:
Ví dụ: Nghề Cắt gọt kim loại với sự tƣơng
đồng về thời gian đào tạo (2 năm), trình độ
đào tạo (bậc thợ 3/7 tƣơng đƣơng trình độ
trung cấp nghề) và trình độ đầu vào của học
sinh (tốt nghiệp THPT) thì cấu trúc của hai
khung chƣơng trình đào tạo nhƣ sau:
Khung chƣơng trình đào tạo nghề Cắt gọt
kim loại - năm 2005 (*)
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Trình độ đầu vào: Tốt nghiệp lớp 12
- Tốt nghiệp: Bằng nghề bậc 3/7