Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về truy nã bị can, bị cáo và một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
30 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2008
§oµn TÊn Minh *
ruy nã bị can, bị cáo là hoạt động truy
tìm, bắt giữ người bị khởi tố về hình sự
hoặc người đã bị tòa án có quyết định đưa ra
xét xử bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu,
để các cơ quan tố tụng xử lí theo pháp luật.
Hoạt động này đã được Bộ luật tố tụng hình
sự (BLTTHS) quy định bởi một số điều luật,
mục đích nhằm giải quyết triệt để tình trạng
bị can, bị cáo sống ngoài vòng pháp luật,
không được đưa ra xử lí bằng quyết định của
cơ quan tố tụng (đình chỉ) hoặc không được
đưa ra toà án để xét xử bằng bản án có hiệu
lực pháp luật. Tình trạng bị can, bị cáo là
người chưa thành niên tìm mọi cách trốn
tránh việc xử lí của pháp luật hoặc cơ quan
tố tụng không biết họ đang ở đâu ngoài việc
gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử
còn có những hậu quả khác. Do họ là những
người chưa phát triển đầy đủ về trí lực, thể
lực, tinh thần nên khi sống trong môi trường
“ngoài vòng pháp luật”, càng dễ bị tiêm
nhiễm những thói hư tật xấu, dễ tiếp tục thực
hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, việc truy nã
bị can, bị cáo là người chưa thành niên cũng
là hoạt động cần thiết, đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng ngừa tội phạm ở những đối
tượng đặc biệt này.
Khi đi sâu tìm hiểu những quy định của
BLTTHS về truy nã bị can, bị cáo chúng tôi
thấy có những vấn đề bất cập, dẫn đến
vướng mắc cho hoạt động thực tiễn. Cụ thể
có những vướng mắc, bất cập như sau:
1. BLTTHS quy định về truy nã bị can
nhưng không có điều luật nào quy định việc
truy nã bị cáo. Điều 161 BLTTHS quy định
căn cứ truy nã bị can gồm 2 căn cứ là bị can
trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu, quy
định những thủ tục cần phải có trong việc
truy nã bị can và hình thức thông báo quyết
định truy nã bị can. Như vậy, BLTTHS chỉ
điều chỉnh đối tượng bị truy nã là bị can trong
giai đoạn điều tra hoặc trong giai đoạn truy tố
(Điều 169 BLTTHS). Theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 169 BLTTHS trong giai đoạn
truy tố, viện kiểm sát cũng có quyền tạm đình
chỉ khi không biết bị can đang ở đâu và yêu
cầu cơ quan điều tra ra lệnh truy nã bị can.
Trong trường hợp này, cơ quan điều tra áp
dụng Điều 161 BLTTHS để truy nã bị can là
đúng luật. Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều
169 quy định căn cứ yêu cầu cơ quan điều
tra truy nã “khi bị can bỏ trốn mà không biết
rõ bị can đang ở đâu” là không rõ ràng. Đã
trốn thì làm sao biết được bị can đang ở đâu,
liên từ “mà” đã làm cho cụm từ “không biết
rõ bị can đang ở đâu” trở nên thừa, tối nghĩa.
Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải thay từ
“mà” bằng từ “hoặc”. Việc sửa đổi như vậy
T
* Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang