Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Những bất cập trong pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 2/2011 3
ths. nguyÔn ngäc bÝch *
uật công chứng(1)
được ban hành đã
đánh dấu bước phát triển quan trọng
trong tổ chức thực hiện hoạt động công chứng
ở Việt Nam. Sự ra đời của các văn phòng
công chứng (công chứng tư) bên cạnh các
phòng công chứng nhà nước thể hiện sự thay
đổi có tính bước ngoặt trong nhận thức về
vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường và tầm quan trọng của việc khuyến
khích các cá nhân, tổ chức tham gia cung
cấp những dịch vụ phục vụ yêu cầu của nhân
dân. Luật công chứng đánh dấu bước chuyển
giao chính thức một phần các hoạt động vốn
được cho là chỉ có thể do Nhà nước thực
hiện sang cho các cá nhân, tổ chức phi nhà
nước với mục đích nâng cao hơn nữa chất
lượng phục vụ và thoả mãn nhu cầu ngày
càng đa dạng của xã hội. Với ý nghĩa như
vậy, các quy định của Luật công chứng phải
tạo thuận lợi cho sự ra đời, hoạt động bình
đẳng, hiệu quả của các tổ chức hành nghề
công chứng; tạo điều kiện để các cơ quan
nhà nước thực hiện quản lí một cách hữu
hiệu các hoạt động công chứng và là điều
kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức là khách hàng của các
tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên,
sau ba năm thực hiện, các quy định của
Luật và những văn bản hướng dẫn thi hành
đã bộc lộ những bất cập làm cản trở việc
thực thi có hiệu quả pháp luật về công chứng
trên thực tế.
1. Các quy định về tổ chức hành nghề
công chứng
Tổ chức hành nghề công chứng bao
gồm: phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp
thuộc sở tư pháp do uỷ ban nhân dân (UBND)
cấp tỉnh quyết định việc thành lập; văn
phòng công chứng là tổ chức hành nghề
công chứng do công chứng viên thành lập.
Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức hành
nghề công chứng được pháp luật quy định
chung không có sự phân biệt giữa phòng
công chứng và văn phòng công chứng. Quy
định này bảo đảm sự bình đẳng của các tổ
chức hành nghề công chứng trong hoạt động
công chứng và trong quản lí nhà nước về
công chứng. Song các quy định về quyền và
nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
còn có những điểm sau chưa phù hợp với
yêu cầu của thực tiễn:
- Luật công chứng không quy định quyền
tuyển dụng hoặc thuê công chứng viên làm
việc của các tổ chức hành nghề công chứng
Điều 36 Luật công chứng quy định các
tổ chức hành nghề công chứng có quyền
"thuê nhân viên làm việc" nhưng Luật và các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật(2)
lại không
quy định rõ về việc tuyển dụng hoặc thuê
công chứng viên làm việc của các tổ chức
hành nghề công chứng nên dẫn đến có nhiều
cách hiểu khác nhau.
L
* Giảng viên Khoa hành chính-nhà nước
Trường Đại học Luật Hà Nội