Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tây Ninh: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Võ Thành Trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ THÀNH TRUNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
VÕ THÀNH TRUNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN DIÊN VỸ
TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2017
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đi cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua,
kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động ngân hàng
cũng có những đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tuy
nhiên, công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng còn những bất cập, vấn đề
đặt ra không chỉ tăng trưởng tín dụng mà còn phải kiểm soát và nâng cao chất
lượng tín dụng. Với mong muốn có kết quả đánh giá cụ thể các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng, tác giả đã chọn đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –
Chi nhánh tỉnh Tây Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế.
Cùng với cơ sở lý luận, đề tài dựa trên thực trạng quản lý rủi ro tín
dụng tại chi nhánh kết hợp với các nghiên cứu trước đây, ý kiến của chuyên
gia cũng như kinh nghiệm của bản thân, đề tài tiến hành xây dựng hồi quy mô
hình Logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại
Agribank – chi nhánh tỉnh Tây Ninh.
Trong mô hình hồi quy Logistic, biến phụ thuộc là mức độ rủi ro của
khoản vay, nhận giá trị 0 và 1, còn biến độc lập là các biến sau: Kinh nghiệm
của CBTD, Kinh nghiệm của khách hàng vay, TSBĐ, khả năng tài chính của
KH vay, tình hình sử dụng vốn vay, kiểm tra giám sát vốn vay, ngành nghề
kinh doanh. Đề tài đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên của 300 hồ sơ khách hàng,
qua quá trình mã hóa dữ liệu và xử lý, đề tài đã sử dụng một số kỹ thuật phân
tích trong phần mềm Stata 14. Cuối cùng đề tài xây dựng mô hình hồi quy
điều chỉnh với 6 nhân tố, loại trừ nhân tố ngành nghề và được lượng hóa bằng
mô hình logistic như sau:
Ln { P(Y=1)/ P(Y=0)} = 8,0473 - 0,1169*Kinh nghiệm CBTD –
0,5356*Kinh nghiệm KH + 7,6937*TSĐB -
36,2324*Khả năng tài chính KH – 2,3921*Sử dụng vốn
– 2,6954*Kiểm tra GSVV
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy
công tác quản trị rủi ro, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy
học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình
nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó
không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do
người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong
luận văn.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Học viên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh,
nhờ sự giảng dạy tận tình của các Thầy Cô khoa Sau đại học, với những tình
cảm và lòng nhiệt tâm từ quý Thầy Cô đã thúc đẩy cho tôi hoàn thành tốt
chương trình học và tiếp thu được những kiến thức mới cho bản thân.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Phan Diên Vỹ, người đã hướng
dẫn tận tình từ khâu viết đề cương đến hoàn thành luận văn. Thầy đã truyền đạt
những kiến thức, đưa ra lời khuyên bổ ích cũng như hướng dẫn về mặt phương
pháp khoa học và nội dung của đề tài nghiên cứu một cách tận tình.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, những người
bạn, tập thể các đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, mặc
dù đã cố gắng tham khảo tài liệu, trao đổi tiếp thu ý kiến của thầy cô, bạn bè
nhưng cũng khó tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý
thầy cô.
Trân trọng!
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU......................................................... 1
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
1.7. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 4
1.8. Kết cấu của đề tài............................................................................................ 5
CHƯƠNG II: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI .................................................................................................... 6
2.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .................................................... 6
2.1.1. Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng................................................... 6
2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................. 7
2.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành rủi ro.............................................. 7
2.1.2.2. Phân loại theo tính chất của rủi ro tín dụng.............................................. 7
2.1.3. Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng.................................................................. 7
2.1.4. Mô hình phát hiện và ngăn ngừa rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel II..... 10
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng .................................................. 12
2.2.1. Các nhân tố thuộc về khách hàng đi vay ................................................... 12
2.2.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng cho vay .................................................. 13
2.2.3. Các nhân tố khách quan............................................................................. 14
2.3. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu.................................................................... 16
2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới...................................................................... 16
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 17
Kết luận chương II............................................................................................... 19
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 20
3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................... 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu................................................................ 24
Kết luận chương III ............................................................................................. 29
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 30
4.1 Hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank - chi nhánh
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014- 2016.................................................................... 30
4.1.1 Sơ lược về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank -
chi nhánh tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014- 2016................................................... 30
4.1.1.1 Sơ lược về hoạt động tín dụng................................................................. 30
4.1.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng............................................................................ 31
4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank - chi nhánh tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2014 - 2016 ................................................................................................ 32
4.1.3 Tình hình nợ quá hạn.................................................................................. 34
4.1.4 Những thiệt hại từ rủi ro tín dụng............................................................... 35
4.2 Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................ 36
4.3 Kết quả nghiên cứu từ mô hình định lượng................................................... 39
4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 39
4.3.2 Kết quả chạy mô hình xác suất tuyến tính Logistic ................................... 48
4.3.3 Kiểm tra ma trận tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến ....................... 51
4.3.4 Phân tích kết quả chạy mô hình.................................................................. 52
Kết luận chương IV ............................................................................................. 56
CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP...................................................... 58
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .......................................................................... 58
5.2. Đề xuất giải pháp.......................................................................................... 59
5.2.1. Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố kinh
nghiệm của khách hàng vay vốn ......................................................................... 59
5.2.2. Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố khả năng
tài chính của khách hàng vay vốn........................................................................ 60
5.2.3. Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố tài sản
bảo đảm................................................................................................................ 61
5.2.4. Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố kinh
nghiệm của cán bộ tín dụng................................................................................. 62
5.2.5. Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố sử dụng
vốn ....................................................................................................................... 63
5.2.6. Ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng thông qua nhân tố kiểm tra,
giám sát vốn vay.................................................................................................. 64
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mở rộng............................... 65
Kết luận chương V............................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
AGRIBANK : Vietnam bank for agriculture and rural development
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
CIC : Credit Information Center Trung tâm thông tin tín dụng
GDP : Gross Domestic Product
VAMC : VietNam Asset Management Company
Công ty Quản lý tài sản
Tiếng Việt
BĐS : Bất động sản
BCTC : Báo cáo tài chính
BGĐ : Ban Giám đốc
CBTD : Cán bộ tín dụng
CN : Chi nhánh
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DPRR : Dự phòng rủi ro
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GĐ : Giám đốc
GSVV : Giám sát vốn vay
HMTD : Hạn mức tín dụng
HSC : Hội sở chính
KNCB : Kinh nghiệm cán bộ
KNKH : Kinh nghiệm khách hàng
KNTC : Khả năng tài chính