Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát triển năng lực các nguyên tố phi kim lớp 11 ở thpt
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1385

Nghiên cứu tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát triển năng lực các nguyên tố phi kim lớp 11 ở thpt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

----------

TRẦN THỊ HỒNG DIỆP

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM

VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM

LỚP 11 Ở THPT

Khóa luận tốt nghiệp

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

----------

TRẦN THỊ HỒNG DIỆP

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM

VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM LỚP 11 Ở THPT

Chuyên ngành: Sư phạm hóa học.

Khóa luận tốt nghiệp

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Th.S Phan Văn An

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2019

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA HÓA HỌC

NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: Trần Thị Hồng Diệp

Số thẻ sinh viên: 314011151106

Lớp : 15SHH. Khoa: Hóa học. Ngành: Sư phạm Hóa học.

1. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp:

Nghiên cứu tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát

triển năng lực các nguyên tố phi kim lớp 11 ở THPT

2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng bài học, tổ chức hoạt động học

theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp,

hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực.

- Đưa ra quy trình xây dựng bài học có tổ chức hoạt động học theo nhóm với những yêu cầu

và nhiệm vụ cụ thể phần các nguyên tố phi kim lớp 11 ở THPT theo hướng phát triển năng

lực cho học sinh.

- Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm các nguyên tố Phi kim lớp 11.

3. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Văn An.

4. Ngày giao đề tài: 06/09/2018.

5. Ngày hoàn thành: 03/01/2019.

Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Lê Tự Hải Th.S Phan Văn An

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày

Kết quả điểm đánh giá……………….

Ngày tháng năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tại Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng,

bằng sự nổ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Thầy, Cô và bạn bè, tôi đã hoàn thành

luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.S Phan Văn An đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Hóa học trường Đại học Sư

Phạm Đà Nẵng đã đào tạo và hướng dẫn tôi có đủ khả năng để thực hiện đề tài khoa học này.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, những người thường xuyên động viên, tạo mọi điều

kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Đà Nẵng, ngày 03 tháng 12 năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Hồng Diệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DHHH : dạy học hóa học

ĐC : đối chứng

ĐHSP : Đại học Sư phạm

GV : giáo viên

HH : hóa học

HS : học sinh

KT : kiểm tra

NXB : nhà xuất bản

PPDH : phương pháp dạy học

PTHH : phương trình hóa học

DHTC : dạy học tích cực

PTN : phòng thí nghiệm

SGK : sách giáo khoa

SL : số lượng

TB : trung bình

TBDH : thiết bị dạy học

THPT : trung học phổ thông

TL : tỉ lệ

TN : thực nghiệm

dd : dung dịch

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1

2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 3

4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu................................................................................. 3

5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 3

6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................... 4

7. Cái mới của đề tài.......................................................................................................... 4

NỘI DUNG ........................................................................................................................ 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 5

1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực.................................................................. 5

1.1.1. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục phổ thông sau 2015 .............. 5

1.1.2. Khái niệm năng lực ................................................................................................. 6

1.1.2.1. Năng lực ................................................................................................................ 6

1.1.2.2. Năng lực hành động ............................................................................................. 6

1.1.3. Cấu trúc của năng lực............................................................................................. 7

1.1.4. Quá trình hình thành năng lực ............................................................................ 11

1.1.5. Năng lực của học sinh ........................................................................................... 11

1.1.6. Các năng lực cốt lõi của học sinh......................................................................... 12

1.1.7. Phát triển chương trình dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh .... 13

1.1.7.1. Các yêu cầu của bài học thiết kế theo cách tiếp cận năng lực ....................... 13

1.1.7.2. Tính nhất quán của chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng

lực...................................................................................................................................... 15

1.2. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh

giá...................................................................................................................................... 15

1.2.1. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động,

tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kĩ năng thực hành,

vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn ............................... 16

1.2.1.1. Về nội dung dạy học........................................................................................... 16

1.2.1.2. Về phương pháp dạy học................................................................................... 16

1.2.1.3. Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh.............................................. 17

1.2.2. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng

lực học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh ......................................................................... 17

1.2.2.1. Đánh giá quá trình học tập của học sinh ......................................................... 18

1.2.2.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh............................................ 19

1.2.3. Tiêu chí đánh giá bài học...................................................................................... 21

1.2.3.1. Việc đánh giá về kế hoạch và tài liệu dạy học ................................................. 21

1.2.3.2. Việc phân tích, rút kinh nghiệm ....................................................................... 25

1.3. Xây dựng bài học và tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh

tự học ................................................................................................................................ 29

1.3.1. Tổ chức hoạt động học và hướng dẫn học sinh tự học ...................................... 29

1.3.1.1. Quan niệm về tự học .......................................................................................... 29

1.3.1.2. Vị trí vai trò của tự học...................................................................................... 30

1.3.1.3. Những thành tố cơ bản của tự học ................................................................... 30

1.3.2. Một số phương pháp và kĩ thuật tự học.............................................................. 32

1.3.2.1. Nghe hiệu quả ..................................................................................................... 32

1.3.2.2. Ghi chép hiệu quả............................................................................................... 33

1.3.2.3. Đọc hiệu quả ....................................................................................................... 33

1.3.2.4. Ghi nhớ thông tin hiệu quả ............................................................................... 34

1.3.2.5. Liên tưởng trong tự học..................................................................................... 35

1.3.2.6. Suy nghĩ tích cực theo mô hình 3C................................................................... 36

1.3.2.7. Sử dụng bản đồ tư duy trong tự học ................................................................ 37

1.3.2.8. Sử dụng bản đồ năng lực trong tự học............................................................. 38

1.3.2.9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tự học.................................................... 39

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BÀI HỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO

NHÓM PHẦN CÁC NGUYÊN TỐ PHI KIM LỚP 11 THPT THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH ............................................................ 41

2.1. Những yêu cầu cơ bản và nhiệm vụ của phần các nguyên tố phi kim lớp 11

THPT................................................................................................................................ 41

2.2. Quy trình xây dựng bài học..................................................................................... 41

2.2.1. Định hướng chung................................................................................................. 41

2.2.2. Quy trình xây dựng bài học.................................................................................. 42

2.3. Tiến tình xây dựng bài học và một số giáo án soạn theo hướng tổ chức hoạt

động học theo nhóm một số chủ đề chương Nitơ - Photpho ....................................... 50

2.3.1. Chủ đề 1: Nitơ (1 tiết) ........................................................................................... 50

2.3.1.1. Tiến trình hoạt động .......................................................................................... 50

2.3.1.2. Giáo án chủ đề Nitơ............................................................................................ 61

2.3.2. Chủ đề 2: Muối amoniac (1 tiết) .......................................................................... 72

2.4. Tiến trình xây dựng bài học và một số giáo án soạn theo hướng tổ chức hoạt

động học theo nhóm một số chủ đề chương Cacbon- Silic .......................................... 72

2.4.1. Chủ đề 1: Silic và hợp chất của silic (1 tiết)........................................................ 72

2.4.1.1. Tiến trình hoạt động .......................................................................................... 72

2.4.1.2. Giáo án bài Silic và hợp chất của silic.............................................................. 80

2.4.2. Chủ đề 2: Cacbon và các hợp chất cacbon ( 2 tiết)............................................ 91

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................. 92

3.1 Mục đích thực nghiệm .............................................................................................. 92

3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................ 92

3.3. Tiến hành thực nghiệm............................................................................................ 92

3.3.1. Chuẩn bị cho TNSP............................................................................................... 92

3.3.2. Tổ chức thực hiện.................................................................................................. 93

3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................................ 93

3.4.1. Kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm ................................................................ 93

3.4.2. Nhận xét chung...................................................................................................... 99

KẾT LUẬN.................................................................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 102

Trang 1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi nguồn nhân lực

không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng. Nguồn nhân lực đóng vai trò

hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nói riêng và của đất nước

nói chung. Kiến thức và sự hiểu biết về nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng

hơn, logíc tất yếu đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng phải tốt hơn. Cùng với những thay

đổi về nội dung cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Một trong những

định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,

kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành

động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới

PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực

cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH

ở nhà trường.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;

khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách

nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,

phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,

chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn

bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất

của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

Cụ thể hơn, đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương

trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan

Trang 2

tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.

Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền

thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành

năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên -

học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí

cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước. Nghị quyết Trung ương

V khóa 8 từng nêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự

học, tự sáng tạo của học sinh. Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, phát

triển mạnh mẽ phong trao tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”.

Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của

môn học để thực hiện. Đặc biệt với bộ môn hóa học. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã chỉ đạo giáo viên dạy học theo nhóm để học sinh hoạt động tích cực, phát huy

cao độ tinh thần hợp tác và học hỏi lẫn nhau. Môn Hóa học có đặc điểm gắn liền với các thí

nghiệm. Việc chia nhóm cho học sinh với các dụng cụ thí nghiệm là một bài toán khó và tổ

chức sao cho học sinh hoạt động nhóm một cách hiệu quả càng làm cho công việc giảng dạy

của giáo viên khó khăn hơn. Cụ thể là Hóa học về các nguyên tố phi kim ở chương trình hóa

lớp 11. Thì tổ chức hoạt động theo nhóm là một trong những hình thức tổ chức dạy học

phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm

như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Phải làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự

giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học đảm bảo được

nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn

của giáo viên”?

Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO NHÓM VÀ

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁC

NGUYÊN TỐ PHI KIM LỚP 11 Ở THPT”

2. Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Mục đích của đề tài nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học phổ thông

phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở tổ chức hoạt động học theo

nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức tổ

chức hoạt động nhóm, giúp bản thân đúc rút kinh nghiệm sử phương pháp một cách có hiệu

quả trong quá trình dạy học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng bài học, tổ chức hoạt động học

theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp,

hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực.

- Nghiên cứu chương trình hóa học THPT, chú trọng chương trình hóa học lớp 11 cơ bản,

phần hóa học phi kim.

- Đưa ra quy trình xây dựng bài học có tổ chức hoạt động học theo nhóm với những yêu cầu

và nhiệm vụ cụ thể phần các nguyên tố phi kim lớp 11 ở THPT theo hướng phát triển năng

lực cho học sinh.

- Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm với các dạng bài Hóa học các nguyên tố Phi kim lớp

11.

- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các giáo án thiết kế theo

quy trình xây dựng bài học đã nêu.

4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học theo hướng

phát triển năng lực phần các nguyên tố phi kim lớp 11 ở THPT.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Khảo sát học sinh và giáo viên trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Nguyễn Trãi_

thành phố Đà Nẵng và nội dung chương trình sách giáo khoa Hóa Học lớp 11 chương trình

chuẩn cấp THPT.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

- Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản.

Với đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa nhằm

định nghĩa các khái niệm công cụ và cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp phỏng vấn

6. Giả thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên xây dựng bài học và tổ chức hoạt động học theo

nhóm vào việc dạy một số chủ đề trong chương “Nitơ – Photpho” và chương “Cacbon -

Silic” thì sẽ phát triển được tốt năng lực hợp tác cho học sinh.

7. Cái mới của đề tài

- Đưa ra quy trình xây dựng bài học và tổ chức hoạt động học theo nhóm phần các nguyên

tố phi kim lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực cho HS.

- Xây dựng và tổ chức hoạt động học theo nhóm một số bài học phần các nguyên tố phi kim

lớp 11 THPT.

- Thiết kế giáo án minh họa cho một số chủ đề các nguyên tố phi kim lớp 11 THPT được tổ

chức học theo nhóm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!