Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC
LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Địa lí học
Mã số: 8.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh
THÁI NGUYÊN, NĂM 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn của TS. Vũ Vân Anh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, mọi sự trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Thúy
XÁC NHẬN CỦA
KHOA CHUYÊN MÔN
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Vũ Vân Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn cao học, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Địa lý,
Phòng đào tạo bộ phận Sau đại học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm luận văn.
Đồng thời tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo
hướng dẫn TS. Vũ Vân Anh - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình làm
luận văn, bằng tất cả sự tận tâm và lòng nhiệt tình của một nhà giáo. Bên cạnh đó, tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã
hỗ trợ và cung cấp tài liệu để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân và các bạn
trong lớp Cao học Địa K24 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi. Đó là nguồn động lực rất
lớn cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Học viên: Nguyễn Thị Thanh Thúy
K24 - Địa lí học
iii
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan .........................................................................................................i
Lời cảm ơn............................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt..........................................................................................iv
Danh mục bảng biểu .............................................................................................v
Danh mục hình vẽ................................................................................................vi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài........................................................1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................2
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................4
5. Những đóng góp của luận văn..........................................................................6
6. Cấu trúc luận văn..............................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH
THỔ DU LỊCH ...................................................................................................7
1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................7
1.1.1. Các khái niệm có liên quan ........................................................................7
1.1.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch.......................................................9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch ...............................12
1.1.4. Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch......................................15
1.1.5. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ du
lịch cấp tỉnh........................................................................................................ 17
1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch .............................................. 31
1.2.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam ...................................................... 31
1.2.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ................ 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 37
iv
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG TỔ
CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN...............................38
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên.....38
2.1.1. Vị trí địa lí.................................................................................................38
2.1.2. Tài nguyên du lịch ....................................................................................41
2.1.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................54
2.2. Thực trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên ..........56
2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch theo ngành..................................................56
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch theo lãnh thổ ..............................................63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................76
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH
THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...............................................................................77
3.1. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. ............................................................................................77
3.1.1. Các cơ sở của định hướng ........................................................................77
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên .....................................79
3.2. Các giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên...........81
3.2.1. Xây dựng các trung tâm, tuyến, điểm du lịch .........................................82
3.2.2. Thị trường và sản phẩm du lịch ...............................................................82
3.2.3. Xây dựng và phát triển các loại hình du lịch ...........................................83
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................................83
3.2.5. Liên kết du lịch trong và ngoài tỉnh .........................................................84
3.2.6. Nhóm các giải pháp khác..........................................................................84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................92
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CHHT Cơ sở hạ tầng
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
CSVCKTDL Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
KTXH Kinh tế xã hội
LTDL Lãnh thổ du lịch
TNDL Tài nguyên du lịch
TCLTDL Tổ chức lãnh thổ du lịch
VTĐL Vị trí địa lí
TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ
GTVT Giao thông vận tải
DL Du lịch
MT Môi trường
CMH Chuyên môn hóa
iv
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch..................................................... 23
Bảng 1.2. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của điểm du lịch .................................. 24
Bảng 1.3. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch...................................................... 27
Bảng 1.4. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của cụm du lịch ................................... 27
Bảng 1.5. Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch.................................................... 30
Bảng 1.6. Bảng đánh giá mức độ thuận lợi của tuyến du lịch.................................. 31
Bảng 2.1. Diễn biến khách du lịch đến tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016........ 56
Bảng 2.2. Diễn biến khách du lịch do các cơ sở lưu trú và khách tại các điểm
tham quan trong tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016......................................... 57
Bảng 2.3. Thời gian khách du lịch lưu trú tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016……….58
Bảng 2.4. Doanh thu của các cơ sở lưu trú và các cơ sở lữ hành đến....................... 59
Bảng 2.5. Các cơ sở lưu trú của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016 .................. 62
Bảng 2.6. Tổng số buồng của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 – 2016 ..................... 62
Bảng 2.7. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch (người)....................... 63
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các khu du lịch .......................... 74
v
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp, 1975) .......................... 10
Hình 1.2. Các điểm, tuyến, khu du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .............36
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên..........................................................40
Hình 2.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên..........................................................46
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch đến Thái Nguyên ............................. 57
Hình 2.4. Biểu đồ thời gian khách du lịch lưu trú tỉnh Thái Nguyên ....................... 58
Hình 2.5. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên .................................. 65
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế thì du lịch
(DL) đã dần trở thành một ngành quan trọng được ví là “công nghiệp không khói”, giữ
vị trí then chốt mang lại hiệu quả kinh tế xã hội (KTXH) và môi trường (MT) ở nhiều
quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) có thế
mạnh về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở
vật chất kỹ thuật (CSVCKT). Thái Nguyên đã tận dụng được nguồn tài nguyên về DL để
phát triển mạnh các loại hình DL trong thời gian gần đây và đã đạt được kết quả đáng kể
trong lĩnh vực này, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Vì thế trên đường
hội nhập, DL Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình DL mà đông đảo
khách DL quốc tế đang hướng tới hiện nay đó là: DL tham quan nghỉ dưỡng, DL mạo
hiểm, DL sinh thái và DL cộng đồng… Ngành DL Thái Nguyên đã bắt đầu khởi sắc và
đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn,
hoạt động DL hiện còn nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân của tình trạng đó
là việc tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL). Lãnh thổ du lịch (LTDL) nếu được tổ chức tốt
sẽ mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường trên cơ sở khai thác tốt nguồn
lực của tỉnh, tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài.
Với những lý do trên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu hình thức
tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về TCLTDL đề tài tập
trung nghiên cứu các tiềm năng phát triển DL của tỉnh Thái Nguyên, trong đó đi sâu vào
tìm hiểu thực trạng TCLTDL tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đưa ra những định hướng và giải
pháp nhằm phát huy tiềm năng DL của tỉnh một cách bền vững và đạt hiệu quả cao.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTDL, xây dựng hệ
thống tiêu chí để xác định các hình thức TCLTDL áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích tiềm năng tài nguyên phục vụ TCLTDL ở tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển DL theo ngành và theo
2
lãnh thổ ở Thái Nguyên.
- Xác định các hình thức TCLTDL của tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp
phát triển.
2.3. Giới hạn
- Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ưu tiên
nghiên cứu các địa bàn trọng điểm, đồng thời xem xét mối quan hệ của Thái Nguyên
với vùng du lịch TDMNPB.
- Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu từ năm 2010 đến nay và định hướng đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Về nội dung: Xây dựng hệ thống lãnh thổ DL ở các cấp điểm, cụm, tuyến,
đồng thời đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng phát triển DL ở Thái Nguyên, đề
xuất các giải pháp để phát triển DL bền vững.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Những công trình nghiên cứu đầu tiên về DL có tầm quan trọng trên thế giới có
thể kể đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình DL, khảo sát về vai trò lãnh
thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch của Poser (1939),
Christaleer (1955)… được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình
đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu
sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973).
Các nhà địa lý cảnh quan học của Trường Đại học Tổng hợp Matxcova như E.D
Xmirnova, V.B Nhefedova… đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên
lãnh thổ Liên Xô (cũ). Ngoài ra các nhà địa lý Mỹ như Bôhart (1971), nhà địa lý Anh
H.Robison (1976), các nhà địa lý Canada… cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài
nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích DL. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng
trong nghiên cứu DL đã được quan tâm là vấn đề TCLTDL. Các nhà địa lý DL trên thế
giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ nam - là cơ sở
lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. Các công trình nghiên cứu đã xác
định đối tượng nghiên cứu của địa lý DL là hệ thống LTDL các cấp hoặc thể tổng hợp
LTDL và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển DL.
Trong những năm gần đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn cũng
như tác động của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì việc
3
nghiên cứu DL gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean -
Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm DL. Các nhà địa lý Anh, Mỹ
gắn công việc nghiên cứu LTDL với những dự án DL trên một miền hay một vùng cụ
thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý DL là
các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp LTDL, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát
triển DL trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát
triển DL.
3.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành DL Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay
các công trình nghiên cứu địa lý DL nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập trung
vào các vấn đề về tổ chức không gian DL, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
DL với một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông,
PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương…
Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề
tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý
luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt
Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và
vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông
thực hiện (1994); 2 cuốn sách “Địa lý du lịch” (1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam”
(2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”
do Phạm Trung Lương chủ biên (2000)… Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên
cứu, một số dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà nước, một số bài báo và các báo cáo trong
các cuộc hội thảo về DL của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các các
nhà khoa học địa lý, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước. Tiêu biểu
như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh
Sơn (1997); “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên
du lịch vùng phụ cận” - Đỗ Quốc Thông (2004); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình
trên quan điểm bền vững” - Phạm Lê Thảo (2006); và một số bài báo có giá trị trên
các tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế. Trên thực tế, đã có một số công
trình nghiên cứu về du lịch của Thái Nguyên của Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa -
Du lịch (VH – DL) Thái Nguyên.
4
Tại Thái Nguyên việc tổ chức rà soát, đánh giá tiềm năng DL của tỉnh cũng đã
được tiến hành nhằm thống kê tài nguyên DL của tỉnh và đã đề ra các giải pháp tổ
chức lãnh thổ cho phù hợp với tài nguyên của tỉnh.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, DL thuộc nhóm ngành dịch vụ có
mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, khi nghiên cứu cần chú ý
phân tích ảnh hưởng, sự tác động qua lại giữa các ngành kinh tế với sự phát triển và
phân bố ngành DL.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm nhằm nghiên cứu một cách tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh
hưởng đến TCLTDL Thái Nguyên, nghiên cứu mối quan hệ tác động của các điều kiện
tự nhiên, tài nguyên DL, các nhân tố KTXH và sự biến động của chúng đối với
TCLTDL Thái Nguyên, từ đó có thể đưa ra những định hướng và giải pháp TCLTDL
Thái Nguyên một cách hợp lí và hiệu quả.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Trong quá trình nghiên cứu cần chú ý đến nguồn gốc lịch sử đối tượng mà đề
tài nghiên cứu, từ đó lý giải được sự hình thành phát triển của đối tượng, mà cụ thể ở
đây là xem xét việc TCLTDL Thái Nguyên trong quá khứ, thực trạng phát triển hiện
tại và đề ra những định hướng phát triển trong tương lai.
4.1.4. Quan điểm sinh thái
Bản chất của TCLTDL là dựa trên môi trường tự nhiên, trong quá trình nghiên
cứu phải hết sức chú ý tới mối tương tác của hoạt động DL và môi trường sinh thái.
Phải xem xét một cách toàn diện tác động của môi trường đến TCLTDL và ảnh hưởng
của hoạt động TCLTDL. Dự báo được những nguy cơ, tác hại hoạt động DL có thể
gây ra cho MT để từ đó có những biện pháp bảo vệ MT đảm bảo cho hoạt động
TCLTDL Thái Nguyên phát triển.
4.1.5. Quan điểm phát triển du lịch bền vững
DL luôn phát triển trong thế vận động, biến đổi với mục tiêu chung là hình
thành một hệ thống hoàn thiện, hợp lí trên cơ sở phát triển theo sự tiến bộ đi lên của
nền kinh tế, dù có phát triển đến đâu cũng cần mang tính bền vững. Nằm trong tổng