Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ Kinh tế tỉnh Bắc Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ LOAN
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60.31.95
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƢ VÂN
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Loan
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm của mình, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Địa Lý - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã
dạy bảo tận tình trong quá trình tác giả học tập, nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với
thầy giáo hướng dẫn khoa học - TS. Vũ Như Vân, người đã tận tình chỉ bảo,
động viên để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Để thực hiện luận văn, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ của các cơ
quan: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Bắc Giang, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bắc Giang, Sở Tài nguyên và Môi
trường UBND tỉnh Bắc Giang, Ban quản lí các KCN tỉnh Bắc Giang... Tác
giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và những người
thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Loan
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn.......................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình.........................................................................................viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 1
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài....................................................................... 3
3.1. Mục tiêu ............................................................................................. 3
3.2. Nhiệm vụ............................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài....................................... 4
5.1. Các quan điểm nghiên cứu................................................................. 4
5.2. Các phương pháp nghiên cứu............................................................. 5
6. Những đóng góp chính của đề tài ................................................................. 5
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 6
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ
CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ.................................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế ................................................... 7
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế........................... 7
1.1.2. Nguyên tắc và nội dung chủ yếu của tổ chức lãnh thổ kinh tế ....... 8
1.1.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế .......... 9
1.1.4. Khái quát về các lí thuyết tổ chức lãnh thổ kinh tế........................... 12
1.1.4.1. Lí thuyết tăng trưởng nội sinh và ngoại sinh............................. 12
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.1.4.2. Lí thuyết định vị công nghiệp của A.Weber............................... 13
1.1.4.3. Lí thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp trong phạm
vi ảnh hưởng của thành phố ......................................................... 14
1.1.4.4. Lí thuyết về các điểm trung tâm của W.Christaller................... 14
1.1.4.5. Lí thuyết cực phát triển .............................................................. 15
1.1.4.6. Lí thuyết về đia - kinh tế mới của Paul Krugman...................... 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế…………………… ............ 16
1.2.1. Các hình thức chủ yếu tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng
vào thực tiễn ở Việt Nam.................................................................... 16
1.2.1.1. Hành lang kinh tế ........................................................................... 16
1.2.1.2. Khu kinh tế................................................................................. 18
1.2.1.3. Vùng kinh tế trọng điểm ............................................................ 20
1.2.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp........................................................... 20
1.2.3. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp........................................................... 22
1.2.4. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ................................................................. 23
1.2.5. Tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh/thành phố..................................... 23
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 26
Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ
CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ BẮC GIANG.......................... 27
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang .......... 27
2.1.1. Vị trí địa lí..................................................................................... 27
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................ 29
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 34
2.1.4. Đánh giá chung ............................................................................. 41
2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang ................................ 43
2.2.1. Khái quát chung sự phát triển kinh tế Bắc Giang ......................... 43
2.2.2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế Bắc Giang ............................................. 45
Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 79
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH
THỔ KINH TẾ TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020......... 80
3.1. Quan điểm và mục tiêu định hướng phát triển......................................... 80
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế......................................................... 80
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế ............................................................ 80
3.2. Một số giải pháp chủ yếu ......................................................................... 89
3.2.1. Thu hút vốn đầu tư và huy động vốn ............................................ 89
3.2.2. Nâng cao trình độ người lao động và nguồn nhân lực.................. 90
3.2.3. Thực hiện đổi mới cơ chế chính sách ........................................... 91
3.2.4. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng hiện đại ....... 91
3.2.5. Phát triển khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên
và tích cực bảo vệ môi trường ...................................................... 92
3.2.6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước...... 94
3.2.7. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
CNH - HĐH, đa dạng hóa............................................................. 96
3.2.8. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh......................................... 97
3.3.9. Mô hình hành lang phát triển đột phá: Một trục + hai nhánh......... 98
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 103
Kết luận ......................................................................................................... 103
Kiến nghị....................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN : Công nghiệp
NN : Nông nghiệp
DV : Dịch vụ
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KT : Kinh tế
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
KCN : Khu công nghiệp
CCN : Cụm công nghiệp
KTXH : Kinh tế - xã hội
TP : Thành phố
DA : Dự án
QL : Quốc lộ
UBND : Ủy ban nhân dân
KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tư
NXB : Nhà xuất bản
EU : Liên minh Châu Âu
PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các hành lang kinh tế quan trọng của Việt Nam.......................... 17
Bảng 1.2. Các Khu kinh tế của Việt Nam .................................................... 19
Bảng 1.3. Các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, năm 2007 ...... 22
Bảng 2.1. Dự kiến khai thác khoáng sản....................................................... 33
Bảng 2.2. Gia tăng dân số và tỷ lệ gia tăng tự nhiên 2005 - 2010 ................ 34
Bảng 2. 3. Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ..... 40
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo giá thực tế phân
theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 - 2010 ................................. 47
Bảng 2.5. Đàn gia súc, gia cầm phân theo thành phố và các huyện năm 2010......... 48
Bảng 2.6. Tình hình hoạt động kinh tế hộ gia đình Bắc Giang 2003 - 2009 ....... 50
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu so sánh giữa hai tiểu vùng năm 2010 ................. 56
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công
nghiệp phân theo giá thực tế giai đoạn 2000 - 2010..................... 58
Bảng 2.9. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành công
nghiệp chính của Bắc Giang theo giá thực tế giai đoạn 2000 - 2010...... 60
Bảng 2.10. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố
định 1994 phân theo huyện giai đoạn 2000 - 2010....................... 61
Bảng 2.11. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ theo
giá thực tế giai đoạn 2000 - 2010 ................................................. 67
Bảng 2.12. Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của
Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 ................................................ 68
Bảng 2.13. Danh thu và cơ cấu doanh thu vận tải, bốc xếp phân theo
thành phần kinh tế và theo ngành hoạt động ................................ 70
Bảng 2.14. Tổng hợp và so sánh một số chỉ tiêu tự nhiên, kinh tế, xã
hội của các tiểu vùng .................................................................... 75
Bảng 3.1. Tổng hợp dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công
nghiệp thời kỳ 2011-2020............................................................. 95
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Bắc Giang, 2007-2010 ............ 97
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang năm 2010............................ 28
Hình 2.2. Tăng trưởng kinh tế Bắc Giang qua các năm ............................... 43
Hình 2.3. GDP/người của Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2010 ....................... 44
Hinh 2.4. Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế 2000 - 2010................ 45
Hình 2.5. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành nông-lâm-ngư nghiệp
của Bắc Giang (theo giá cố định 1994) 2000 - 2010.................... 46
Hình 2.6. Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây
dựng của Bắc Giang (theo giá thực tế) giai đoạn 2000 - 2010..... 57
Hình 2.7. Bản đồ kinh tế chung tỉnh Bắc Giang năm 2010.......................... 65
Hình 3.1. Lược đồ lưu vực hệ thống sông Thái Bình ..................................... 92
Hình 3.2. Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI của Bắc Giang, 2009-2010......... 93
Hình 3.3. Mô hình hành lang phát triển đột phá: 1 trục + 2 nhánh của
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020..................................................... 100
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một trong những khái niệm cơ bản của Địa
lí học, là gạch nối giữa nhận thức lý luận và hành động thực tiễn của khoa học
này. Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một trong những kế hoạch và hành động
nhằm phát huy tốt nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
hay mỗi vùng lãnh thổ. Đây là vấn đề không mới đối với thế giới, nhưng đối
với Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề từ lí luận đến thực tiễn chưa được làm rõ
và còn phải tiếp tục nghiên cứu. Trong những năm gần đây, tổ chức lãnh thổ
kinh tế đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt và được coi như một trong
những công cụ quan trọng để phát triển vùng. Hay nói cách khác, muốn phát
triển một cách có hiệu quả thì không thể không tiến hành tổ chức lãnh thổ
kinh tế một cách hợp lí. Bắc Giang là một trong những tỉnh có nhiều tiềm
năng để phát triển kinh tế, tuy nhiên hiện nay kinh tế phát triển chậm chưa
tương xứng với tiềm năng, còn nghèo so với cả nước. Do vậy, việc tổ chức
lãnh thổ kinh tế nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng về tự nhiên,
kinh tế và xã hội để đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao đời sống nhân
dân, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững là vấn đề hết sức quan trọng và
cấp thiết. Với những lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tổ chức
lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang”.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội (KT-XH) là vấn đề không mới trên thế
giới, nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau đã dành nhiều
công sức nghiên cứu vấn đề này, trong đó tiên phong là các nhà khoa học Địa
lí. Từ việc nghiên cứu thực tiễn đã hình thành những lí thuyết khái quát có thể
được coi là những lí luận cổ điển về tổ chức lãnh thổ kinh tế quý báu để học
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
tập và áp dụng, như W.Christaller với việc hình thành các trung tâm tạo vùng;
Francoi-Perroux với vấn đề phát triển các cực tăng trưởng; VonThunen với tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp theo các vành đai xung quanh các đô thị…
[7/13/14 /16/17/21].
Ở Việt Nam, tổ chức lãnh thổ kinh tế là đối tượng nghiên cứu quan trọng
của khoa học Địa lí từ giữa thế kỉ XX. Đã có nhiều luận án, bài báo, giáo trình
về tổ chức lãnh thổ kinh tế được công bố. Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ
KH&ĐT đã nghiên cứu và công bố các quy hoạch phát triển cho cả nước cũng
như cho từng vùng lãnh thổ. Tuy vậy, những công trình đó phạm vi nghiên cứu
có qui mô lớn, mặt khác các hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ cũng có nhiều
thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường. [18/28/29].
Đối với tỉnh Bắc Giang cũng có một tác giả viết về địa lí KT-XH của
tỉnh, trong đó có liên quan ít nhiều đến vấn đề tổ chức lãnh thổ của các ngành
kinh tế của tỉnh. Ví dụ: GS.TS Lê Thông đã giới thiệu tương đối cụ thể về tự
nhiên, kinh tế, xã hội... của Bắc Giang trong cuốn “Địa lí các tỉnh và thành
phố Việt Nam” [16].
Năm 2000, trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Bắc Giang đã
“Nghiên cứu và biên soạn giáo trình Địa lý Bắc Giang” dùng trong giảng dạy
và học tập. Mặc dù, đã khái quát được toàn bộ các đặc điểm dân cư và KTXH của tỉnh, tuy nhiên đề tài vẫn chưa làm rõ được những tiềm năng cho phát
triển KT-XH của tỉnh và hướng phát triển KT-XH trong những năm tới.
Năm 2002, Sở văn hóa thông tin Bắc Giang cùng với Trung tâm
UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam đã biên soạn cuốn
Địa chí Bắc Giang- Tập 1. Cuốn sách đã giới thiệu một cách khá cụ thể về địa
lý và kinh tế tỉnh Bắc Giang.
Trong “Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bắc Giang thời kì 2006-2020„của UBND tỉnh Bắc Giang hay các báo
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
cáo, thống kê khác của Tỉnh úy, UBND Bắc Giang, Sở NN&PTNT, Sở
KH&ĐT Bắc Giang cũng nêu các vấn đề phát triển KT-XH của Bắc Giang,
và các vấn đề liên quan tổ chức lãnh thổ của các ngành kinh tế của tỉnh. [1/2/
5/8/9 /23/25]
Luận văn thạc sĩ: “Địa lí nông nghiệp tỉnh Bắc Giang„ của Lê Thị Thu
Thủy cũng đã đề cập đến vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của Bắc Giang.
Luận văn thạc sĩ “kinh tế Bắc Giang thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa„
của Phan Đức Tráng đã giới thiệu về sự tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc
Giang với 2 vùng riêng biệt....
Tuy nhiên đối với Bắc Giang, từ trước đến nay chưa có tài liệu, báo cáo,
công trình nào viết riêng, nghiên cứu sâu về cả vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tể
của tỉnh. Vì thế đề tài “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang”
của tác giả đã kế thừa một phần từ các công trình nghiên cứu trên, đồng thời
bổ xung, tổng hợp nhiều số liệu, chiến lược, báo cáo, mục tiêu,... để có một
cái nhìn tổng quát nhất về tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu tổng hợp những vấn đề cơ bản về lí luận
và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ kinh tế và vận dụng chúng vào việc nghiên
cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang. Đề xuất các giải pháp nhằm khai
thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế tỉnh Bắc Giang để
phát triển nhanh và bền vững thời kì 2010 - 2020.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức
lãnh thổ kinh tế và vận dụng vào việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh
Bắc Giang.