Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây cỏ lào (chromolaena odorata (l.) king et robinson) đối với hoạt động thần kinh cấp cao và hàm lượng malonyl dialdehyde acid (mda) trong não của chuột nhắt trắng (mus musculus var.albino)
PREMIUM
Số trang
53
Kích thước
935.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1468

Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây cỏ lào (chromolaena odorata (l.) king et robinson) đối với hoạt động thần kinh cấp cao và hàm lượng malonyl dialdehyde acid (mda) trong não của chuột nhắt trắng (mus musculus var.albino)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Ọ N N

Ọ SƢ P M

KHOA SINH

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP Ọ

Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây cỏ lào

(Chromolaena odorata (L.) King et Robinson ) đối với hoạt

động thần kinh cấp cao và hàm lƣợng Malonyl dialdehyde

acid (MDA) trong não của chuột nhắt trắng

(Mus musculus Var.Albino)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Phương

Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường

Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Công Thùy Trâm

2

MỞ ẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động thần kinh cấp cao của hệ thần kinh trung ương nhằm điều hoà, phối

hợp các hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ

thể thích ứng được với những điều kiện của môi trường sống luôn biến động cũng như

bảo đảm được mối quan hệ phức tạp giữa cơ thể với thế giới bên ngoài.

Hiện nay kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải thích ứng

và thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển đó. Trong đó, áp lực về công việc và học

tập khiến con người phải hoạt động liên tục và luôn trong tình trạng căng thẳng sẽ gây

nên trạng thái stress ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh. Khi tình

trạng này kéo dài, sẽ làm tăng quá trình lão hóa sớm, giảm trí nhớ ở tuổi thanh niên và

các bệnh khác như tim mạch, xương khớp, đái tháo đường, ung thư …

Việc tìm kiếm các nguồn dược liệu có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ não bộ

khỏi các tác động xấu của stress đã và đang được nghiên cứu. Cây cỏ lào có nhiều tác

dụng chữa bệnh như cầm máu, chữa lành các vết thương, vết bỏng và trị một số bệnh

do nhiễm khuẩn về đường ruột, ung nhọt, ghẻ lở, viêm đại tràng, đau nhức xương, cảm

cúm... Cơ sở để sử dụng cây cỏ lào là trong thành phần hóa học của nó có chứa nhiều

hợp chất như tinh dầu, tanin, flavonoid và ankaloid có tác dụng loại bỏ các gốc tự do,

chống oxy hóa và tốt cho hoạt động của hệ thần kinh. Tuy nhiên cho đến nay chưa có

tác giả nào nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần hóa học có trong cây cỏ lào

đến các hoạt động thần kinh.

Trên cơ sở đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết từ cây

cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) King et Robinson ) đối với hoạt động thần kinh

cấp cao và hàm lượng Malonyl dialdehyde acid (MDA) trong não của chuột nhắt

trắng (Mus musculus Var.Albino)”.

2. Mục tiêu của đề tài

3

Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ cây cỏ lào (Chromolaena odorata (L.)

King et Robinson ) đến quá trình hình thành phản xạ có điều kiện và sự thay đổi hàm

lượng MDA trong não của chuột nhắt trắng (Mus musculus Var.Albino) từ đó đánh

giá tác động của cây cỏ Lào đối với hoạt động thần kinh trên động vật thực nghiệm.

Góp phần làm cơ sở để nghiên cứu tác dụng của cây cỏ lào đến hiệu quả điều trị và

phòng bệnh ở con người.

Giúp bản thân thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học.

3. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ cây

cỏ lào đến :

- Thời gian hình thành phản xạ vận động dinh dưỡng có điều kiện

(PXVĐDDCĐK) của chuột nhắt trắng

- Thời gian hình thành PXVĐDDCĐK bền vững của chuột nhắt trắng

- Thời gian phản xạ của chuột nhắt trắng

- Thời gian dập tắt phản xạ của chuột nhắt trắng

- Hàm lượng MDA trong não chuột nhắt trắng

- Chỉ số I của chuột nhắt trắng

4

ƢƠN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về cây cỏ lào

1.1.1 Mô tả thực vật

Tên gọi khác: cây Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây lốp

bốp, Cây ba bớp, Cây phân xanh, Cỏ Nhật.

Tên khoa học: Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (Eupatorium

odoratum L.), thuộc Họ Cúc - Asteraceae, Bộ Cúc - Asterales, Lớp thực vật hai lá

mầm.

Hình thái – cấu tạo [22]

 Thân: cây thảo mọc thành bụi, thân cây cao đến 2m hay hơn. Cành nằm

ngang, có lông mịn.

 Lá: mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3

gân chính.

 Hoa: hoa nhiều, có màu hoa đào. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm

hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Cây ra hoa vào cuối

mùa đông, đầu mùa xuân. Ngọn cành mang hoa.

 Quả: thuộc loại quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông.

Hình 1.1. Cây cỏ Lào

5

Phân bố: ở Việt Nam, cỏ Lào phân bố nhiều nhất ở trung du, miền núi thấp,

thường mọc thành những bụi lớn ven đường.

Bộ phận sử dụng: toàn bộ cây nhưng chủ yếu có tác dụng tốt nhất là lá non.

1.1.2. Công dụng

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm.

Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết

thương và trực trùng lỵ Shigella. Cây cỏ lào cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và

bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng, đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa

ghẻ, lở, nhọt độc[1].

Một số bài thuốc dân gian [19]

* Chữa bệnh lỵ và ỉa chảy: lấy lá Cỏ lào pha dưới dạng xirô từ nước hãm (dùng

lá non rửa sạch, vò nát, hãm trong nước nóng, cứ 5g lá lấy 15ml nước hãm), sau đó

đem phối hợp với đường, cứ 500ml nước hãm hòa với nước pha 900g đường đã đun

sôi.

* Chữa bệnh đau nhức xương: dùng nước sắc Cỏ lào uống.

* Chữa ghẻ : dùng lá non nấu tắm, khi tắm dùng bã xát vào mụn ghẻ trong vòng

5-6 ngày là khỏi.

* Cầm máu vết thương: lấy lá tươi vò hay giã đắp lên vết thương.

* Chữa vết thương phần mềm (do bị ngã): lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to

(150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

* Chữa lỵ trực khuẩn: lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ,

hãm với với nước theo từng bước cụ thể. Liên tục uống đến khi khỏi. Cần bổ sung

nhiều nước trong thời gian điều trị mà đi lỏng quá nhiều.

* Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc: ngọn cỏ lào và lá non 50g

rửa thật sạch, giã nát. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc thành 2 gói. Đặt vào bát sạch,

cho vào nồi áp suất hấp hoặc có thể hấp cách thuỷ. Rửa sạch mắt bằng nước muối 2%

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!