Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu tác động của đam mê khởi nghiệp đến năng lực khởi nghiệp của các nhà sáng lập doanh nghiệp tại Thành Phồ Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----------
NGÔ TRẦN DIỄM THÚY
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
ĐAM MÊ KHỞI NGHIỆP ĐẾN NĂNG LỰC KHỞI NGHIỆP
CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP DOANH NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----------
NGÔ TRẦN DIỄM THÚY
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
ĐAM MÊ KHỞI NGHIỆP ĐẾN NĂNG LỰC KHỞI NGHIỆP
VỚI VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA HỌC HỎI KHỞI
NGHIỆP VÀ SỰ NHẠY BÉN TRONG KHỞI NGHIỆP TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRỊNH THÙY ANH
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7/2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu tác động của đam mê khởi nghiệp đến
năng lực khởi nghiệp của các nhà sáng lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”
là bài nghiên cứu của chính tôi thực hiện.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố
hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn
này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
Người thực hiện luận văn
NGÔ TRẦN DIỄM THÚY
ii
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng Đại Học Mở TP. HCM, tôi đã
nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Nhà trƣờng, Quý Thầy/Cô, cùng với sự
nhiệt tình hỗ trợ của các anh em bạn bè quan tâm đến khởi nghiệp cũng nhƣ thành viên
các cộng đồng khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình, với sự kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Trịnh Thùy Anh, là ngƣời đã trực
tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn.
Tôi xin gởi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, cùng quý thầy cô khoa đào tạo Sau đại
học đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong quá trình học tại trƣờng.
Tôi cũng mong muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ông Nguyễn Thanh
Tùng – Chủ tịch hội đồng quản trị Học viện KMI Việt Nam, Bà Nguyễn Đoàn Kim
Sơn–Giám đốc điều hành trƣờng Quốc tế Pathway quận 12, đã là cầu nối, tạo điều kiện
để tôi tiếp xúc đáp viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cám ơn gia đình, những ngƣời bạn, đồng nghiệp, những chuyên gia, những
nhà khởi nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho luận văn
này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Thầy/Cô đƣợc nhiều
sức khỏe, đặc biệt là TS.Trịnh Thùy Anh đƣợc dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính
chúc Quý nhà trƣờng đạt đƣợc nhiều thành công trong công tác giáo dục.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Người thực hiện luận văn
NGÔ TRẦN DIỄM THÚY
iii
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, hòa cùng xu thế chung của thế giới, phong trào khởi
nghiệp đang trở nên phổ biến và trở thành một xu thế tại Việt Nam, trong đó làm thế
nào để doanh nghiệp sống còn là vấn đề nổi trội. Đề tài “Nghiên cứu tác động của đam
mê khởi nghiệp đến năng lực khởi nghiệp của các nhà sáng lập doanh nghiệp tại thành
phố Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm năng lực khởi
nghiệp, các yếu tố tác động đến năng lực khởi nghiệp và làm thế nào để nâng cao năng
lực khởi nghiệp. Cụ thể trong nghiên cứu này, niềm đam mê khởi nghiệp, học hỏi khởi
nghiệp và sự nhạy bén trong khởi nghiệp sẽ đƣợc khám phá để làm rõ vai trò của chúng
đối với năng lực khởi nghiệp. Từ đó đƣa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng lực khởi
nghiệp, góp phần vào thành công của phong trào khởi nghiệp cũng nhƣ thúc đẩy nền
kinh tế.
Việc thực hiện nghiên cứu trải qua hai giai đoạn:(1) Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực
hiện thông qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính, bằng cách sử dụng kỹ thuật phỏng
vấn sâu nhằm điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và là cơ sở đƣa ra mô hình
nghiên cứu. (2) Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng, thu thập dữ liệu bằng cách phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và trực
tuyến đến những doanh nhân, chủ doanh nghiệp, nhà sáng lập của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu này sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu nhƣ thống kê mô tả, kiểm
định thang đo, phân tích EFA, kiểm định CFA, kiểm định mô hình lý thuyết SEM bằng
phần mềm phân tích dữ liệu SPSS và AMOS đồng phiên bản 20.
Sau khi thực hiện nghiên cứu cho thấy có sự tác động tích cực của đam mê khởi
nghiệp đến học hỏi khởi nghiệp và sự nhạy bén trong khởi nghiệp, mối quan hệ tích
cực của học hỏi khởi nghiệp và nhạy bén trong khởi nghiệp đến năng lực khởi nghiệp,
và không có mối liên hệ giữa học hỏi khởi nghiệp và sự nhạy bén trong khởi nghiệp.
iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu của Yu Cui, Chuan Sun, Hongjun Xiao,
Chunming Zhao (2016 ......................................................................................... 20
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Hao Jiao, Ogilvie và Yu (2009)................... 21
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Héctor (2016) .............................................. 23
Hình 2.4.Mô hình nghiên cứu của Héctor (2017)................................................ 24
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân
Duyên, Nguyễn Thu Hiền (2011)......................................................................... 25
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Phƣơng Thảo và Bùi Thị Thanh Chi
(2013) ................................................................................................................... 26
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ
Ngọc Thanh (2016) .............................................................................................. 27
Hình 2.8.Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 32
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 34
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 42
Hình 4.1. Cơ cấu theo giới tính – Nguồn phụ lục 5A .......................................... 46
Hình 4.2. Cơ cấu theo độ tuổi – Nguồn phụ lục 5A............................................. 47
Hình 4.3. Cơ cấu theo trình độ học vấn – Nguồn phụ lục 5A……………………47
Hình 4.4. Cơ cấu theo số năm kinh nghiệm làm việc – Nguồn phụ lục 5A ........ 48
Hình 4.5. Cơ cấu theo quy mô doanh nghiệp khởi nghiệp – Nguồn phụ lục 5A. 48
Hình 4.1. Kết quả CFA của các thang đo trong mô hình tới hạn......................... 60
Hình 4.2. Kiểm định mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) ........................................... 65
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thang đo sau khi điều chỉnh............................................................37
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu định lƣợng ....................49
Bảng 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo
Năng lực khởi nghiệp_Chấp nhận rủi ro...............................................52
Bảng 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 ......................................54
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2…………………………57
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị hội tụ giữa các thành phần của thang đo của mô
hình tới hạn……………………………………………………………………61
Bảng 4.6. Độ tin cậy tổng hợp và phƣơng sai trích của các thang đo của mô hình tới
hạn………………………………………………………………………….…63
Bảng 4.7. Hệ số hồi quy của các mối quan hệ trong mô hình giả thuyết……66
Bảng 4.8 Ƣớc lƣợng bằng Bootstrap với cỡ mẫu 1000……………………….68
1
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................... 8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 9
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................... 9
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 9
1.3.3. Đối tƣợng khảo sát.................................................................................................... 9
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 10
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................... 10
1.5.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................... 10
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 10
1.6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 11
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................... 12
2.1. Lý thuyết nền.................................................................................................................. 12
2.1.1. Thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (Resource based view theory)...................... 12
2.1.2. Thuyết năng lực động (Dynamic Capabilities Theory).......................................... 13
2.2. Các khái niệm ................................................................................................................ 14
2.2.1. Khởi nghiệp ............................................................................................................ 14
2.2.2. Năng lực khởi nghiệp ............................................................................................. 15
2.2.2.1. Năng lực tự chủ............................................................................................... 16
2.2.2.2. Năng lực cải tiến ............................................................................................. 16
2.2.2.3. Năng lực chấp nhận rủi ro .............................................................................. 17
2.2.2.4. Năng lực chủ động .......................................................................................... 17
2.2.3. Học hỏi khởi nghiệp ............................................................................................... 17
2.2.3.1. Học hỏi từ kinh nghiệm................................................................................... 18
2.2.3.2. Học hỏi qua chương trình hàn lâm ................................................................. 18
2.2.4. Sự nhạy bén trong khởi nghiệp............................................................................... 19
2.2.4.1. Nhạy bén xem xét và tìm kiếm......................................................................... 20
2.2.4.2. Nhạy bén liên kết và kết nối ............................................................................ 20
2.2.4.3. Nhạy bén đánh giá và phán đoán.................................................................... 20
2.2.5. Đam mê khởi nghiệp .............................................................................................. 21
2
2.2.5.1. Đam mê phát minh .......................................................................................... 22
2.2.5.2. Đam mê sáng lập............................................................................................. 22
2.2.5.3. Đam mê phát triển........................................................................................... 23
2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan................................................................................ 23
2.3.1. Nghiên cứu của Yu Cui, Chuan Sun, Hongjun Xiao, Chunming Zhao (2016)...... 23
2.3.2. Nghiên cứu của Hao Jiao, Dt Ogilvie và Yu Cui (2009)........................................ 25
2.3.3. Nghiên cứu của Kenneth Chukwujioke Agbim, Fidelis Aondoaseer Ayatse và
Godday Orziemgbe Oriarewo (2013) ................................................................................... 26
2.3.4. Nghiên cứu của Héctor (2016) ............................................................................... 27
2.3.5. Nghiên cứu của Héctor (2017) ............................................................................... 28
2.3.6. Nghiên cứu của Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân Duyên, Nguyễn
Thu Hiền (2011).................................................................................................................... 29
2.3.7. Nghiên cứu của Hoàng Thị Phƣơng Thảo, Bùi Thị Thanh Chi, (2013)................. 30
2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh
(2016) 31
2.3.9. Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan................................................................... 33
2.4. Các mối quan hệ và giả thuyết....................................................................................... 38
2.4.1. Mối quan hệ giữa đam mê khởi nghiệp và học hỏi khởi nghiệp ............................ 38
2.4.2. Mối quan hệ giữa đam mê khởi nghiệp và sự nhạy bén trong khởi nghiệp ........... 39
2.4.3. Mối quan hệ giữa học hỏi khởi nghiệp và sự nhạy bén trong khởi nghiệp ............ 40
2.4.4. Mối quan hệ giữa học hỏi khởi nghiệp và năng lực khởi nghiệp ........................... 41
2.4.5. Mối quan hệ giữa sự nhạy bén trong khởi nghiệp và năng lực khởi nghiệp .......... 42
2.5. Tóm tắt chương 2........................................................................................................... 44
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 45
3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 45
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 46
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính................................................................................. 46
3.2.1.1. Kỹ thuật định tính............................................................................................ 46
3.2.1.2. Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định tính ....... 46
3.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn, tiếp cận đáp viên.................................................... 47
3.2.1.4. Công cụ thu thập dữ liệu định tính.................................................................. 47
3.2.1.5. Kết quả nghiên cứu định tính.......................................................................... 47
3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng........................................................................................... 58
3
3.2.2.1. Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng .... 58
3.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tiếp xúc đáp viên .................................................... 58
3.2.2.3. Công cụ thu thập dữ liệu định lượng .............................................................. 59
3.2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................... 59
3.2.3.1. Xử lý sơ bộ trước khi đưa vào phân tích......................................................... 59
3.2.3.2. Phân tích dữ liệu ............................................................................................. 59
3.3. Tóm tắt chương 3........................................................................................................... 60
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 61
4.1. Mô tả kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 61
4.1.1. Phân tích thống kê mô tả ........................................................................................ 61
4.1.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu định lƣợng ................................................... 65
4.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo ............................................................. 67
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA).................................................................. 69
4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 ............................................................. 70
4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 ............................................................. 72
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)................................................................ 74
4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính........................................................................... 79
4.6. Kiểm định các giả thuyết của mô hình và thảo luận các kết quả .................................. 80
4.6.1. Kiểm định mô hình lý thuyết.................................................................................. 80
4.6.2. Kiểm định giả thuyết .............................................................................................. 80
4.7. Phương trình hồi quy cho các mối quan hệ................................................................... 81
4.8. Kiểm định Bootstrap ...................................................................................................... 82
4.9. Thảo luận kết quả .......................................................................................................... 83
4.9.1. Đam mê khởi nghiệp tác động tích cực đến học hỏi khởi nghiệp .......................... 84
4.9.2. Đam mê khởi nghiệp tác động tích cực đến sự nhạy bén trong khởi nghiêp ......... 85
4.9.3. Học hỏi khởi nghiệp tác động tích cực đến năng lực khởi nghiệp ......................... 85
4.9.4. Sự nhạy bén trong khởi nghiệp tác động tích cực đến năng lực khởi nghiệp......... 86
4.9.5. Không có mối quan hệ giữa học hỏi khởi nghiệp và sự nhạy bén trong khởi nghiệp
87
4.10. Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................... 88
5.1. Kết luận.......................................................................................................................... 89
5.2. Đóng góp của đề tài....................................................................................................... 90
4
5.3. Gợi ý chính sách quản trị............................................................................................... 91
5.4. Hạn chế và nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 95
5.1.1. Các hạn chế............................................................................................................. 95
5.1.2. Các hƣớng nghiên cứu tiếp theo............................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 96
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH ĐÁP VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN SÂU ......................... 104
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU ........................................................................ 105
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................................ 111
PHỤ LỤC 4: CÁC ĐƠN VỊ KHẢO SÁT .............................................................................. 117
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG..................................................... 118
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu tổng quát, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hòa cùng xu thế chung của thế giới, phong trào khởi
nghiệp đang trở nên phổ biến và trở thành một xu thế tại Việt Nam. Nếu nhƣ trƣớc đây
động lực khởi nghiệp của thế hệ doanh nhân xuất phát đơn giản từ nhu cầu mƣu sinh,
kiếm sống thì tinh thần khởi nghiệp của ngƣời trẻ bây giờ còn xuất phát từ niềm đam
mê với khát khao hoàn thiện những mong muốn bản thân, từ đó cống hiến cho đất
nƣớc, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội... Dựa trên khảo sát 2000 ngƣời trƣởng
thành và 36 chuyên gia, báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam-GEM (2014) do Phòng
Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy có tới 67,2% số
ngƣời trƣởng thành ở Việt Nam mong ƣớc trở thành doanh nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ khởi
sự kinh doanh ở Việt Nam thấp, năm 2014 chỉ đạt 2%, thấp hơn nhiều so với mức bình
quân 12,4% ở các nƣớc phát triển. Tính đến tháng 11/2017, số liệu của Bộ Khoa học và
Công nghệ cho thấy, cả nƣớc hiện có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, đã có hơn 900 dự án khởi nghiệp đƣợc
ƣơm tạo với 300 sản phẩm khởi nghiệp đã đƣợc kết nối đến với cộng đồng và các quỹ
đầu tƣ; thời điểm này cũng đã có 24 cơ sở ƣơm tạo và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Các mô hình này đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc nuôi dƣỡng sự
hình thành và phát triển cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Điều này cũng
chỉ ra rằng tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của ngƣời Việt Nam không thua kém bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đây cũng đƣợc xem là thời điểm thuận lợi cho phong
trào khởi nghiệp nói chung cũng nhƣ khởi nghiệp gắn với đổi mới, sáng tạo tại Việt
Nam.
6
Trƣớc xu hƣớng toàn cầu, Việt Nam cũng đã có những cam kết mạnh mẽ từ
Chính phủ trong việc kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp, cụ thể Phó Thủ tƣớng Vũ Đức
Đam phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025” và Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020 cũng xác định “Tạo dựng môi trƣờng thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp,
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Hơn hết, năm
2016, Chính phủ đã quyết định chọn đây là Năm quốc gia khởi nghiệp, xóa bỏ mọi rào
cản, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh doanh nghiệp tƣ
nhân trở thành một động lực tăng trƣởng quan trọng của nền kinh tế.
Dù đang đƣợc nhắc đến rất nhiều cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ
nhƣng khởi nghiệp không phải là một hành trình dễ dàng, theo thống kê từ VNE (2016)
tỷ lệ khởi nghiệp thất bại tại Việt Nam rất cao khi có trên 80% công ty bị phá sản trong
3 năm đầu tiên. Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (2014) đã cung cấp một bức
tranh bao quát về đặc điểm kinh doanh ở Việt Nam, xét về năng lực kinh doanh, 58,4%
số ngƣời trƣởng thành đƣợc hỏi ở Việt Nam tự đánh giá có đủ kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu kinh doanh. So với một số nƣớc ASEAN, tỷ lệ ngƣời
có khả năng kinh doanh ở Việt Nam cao hơn ở Singapore, Malaysia và Thái lan, nhƣng
lại thấp hơn ở Indonesia và Philippines. Tại Việt Nam, Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp
Việt Nam 2014 (GEM Việt Nam 2014) chỉ ra rằng nhận thức về cơ hội và năng lực
kinh doanh ở Việt Nam năm 2014 đã tăng so với năm 2013 nhƣng vẫn ở mức thấp. Chỉ
có 39,4% ngƣời trƣởng thành ở Việt Nam nhận thức có cơ hội để khởi sự kinh doanh
và 58,2% ngƣời trƣởng thành nhận thức là có năng lực kinh doanh (năm 2013 lần lƣợt
là 36,4% và 48,7%). Trung bình ở các nƣớc phát triển dựa trên nguồn lực, tỷ lệ này lần
lƣợt là 54,6% và 64,7%.
Trƣớc tình hình hiện tại, nghiên cứu về năng lực khởi nghiệp đƣợc đặt ra nhƣ
một nhu cầu cấp thiết nhằm nâng cao vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp, góp phần
vào thành công của phong trào khởi nghiệp cũng nhƣ thúc đẩy nền kinh tế. Trên thế
7
giới đã có nhiều nghiên cứu nổi tiếng về năng lực khởi nghiệp. Nhƣ ở châu Á có
nghiên cứu của Yu Cui và các cộng sự (2016) về “Làm thế nào để trở thành một doanh
nhân xuất sắc: tác dụng điều hòa của xu hƣớng rủi ro trong mối quan hệ của sự nhạy
bén trong khởi nghiệp và năng lực khởi nghiệp” cùng một nghiên cứu khác của Hao
Jiao, Yu Cui và cộng sự (2009) về “Nghiên cứu thực nghiệm để tăng cƣờng năng lực
khởi nghiệp thông qua học hỏi khởi nghiệp tại thị trƣờng mới nổi”. Ở châu Âu,
Antonella và các cộng sự (2007) đã nghiên cứu về “Năng lực khởi nghiệp của các công
ty con thuộc các tập đoàn đa quốc gia: trƣờng hợp ngành lọc máu”; cùng với nghiên
cứu của Obrecht (2011) về “Sự liên quan của các khái niệm về năng lực khởi nghiệp”;
ngoài ra Zahra (2011) cũng có nghiên cứu nổi tiếng mang tên “Năng lực khởi nghiệp:
sự mƣu cầu cơ hội và thay đổi cuộc chơi”…
Ở Việt Nam, nghiên cứu khởi nghiệp trong các năm qua phần lớn tập trung
nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, tiềm năng khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, chƣa
có nhiều nghiên cứu mang tính rõ nét về năng lực khởi nghiệp. Đề tài“Nghiên cứu tác
động của đam mê khởi nghiệp đến năng lực khởi nghiệp của các nhà sáng lập doanh
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm
năng lực khởi nghiệp, các yếu tố tác động đến năng lực khởi nghiệp và làm thế nào để
nâng cao năng lực khởi nghiệp. Ngoài việc có một tinh thần đam mê, nhiệt huyết,
ngƣời khởi nghiệp phải có kiến thức về khởi nghiệp. Đó là những điều mà trong quá
trình học tập tại các trƣờng đại học, kinh doanh, các kiến thức về quản trị cho doanh
nghiệp, các hoạt động quản lý về thị trƣờng và tiền tệ nhiều khi không đƣợc dạy một
các đầy đủ. Cụ thể trong nghiên cứu này, niềm đam mê khởi nghiệp, học hỏi khởi
nghiệp và sự nhạy bén trong khởi nghiệp sẽ đƣợc khám phá, từ đó làm rõ vai trò của
chúng đối với năng lực khởi nghiệp.
Tổng quan khe hở của các nghiên cứu trƣớc đây:
Tham khảo những nghiên cứu về khởi nghiệp trong những năm gần đây của các
nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, tác giả đã nhận ra đƣợc khe hở nghiên cứu. Cụ thể,