Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Tác Động Của Người Dân Địa Phương Trong Bảo Tồn Và Phát Triển Một Số Loài Cây Chịu Hạn Trên Đất Cát Ven Biển Tại Xã Xuân Hòa Thị Xã Sông Cầu Tỉnh Phú Yên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐẶNG THỊ THỦY
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA
PHƯƠNG TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ LOÀI CÂY CHỊU HẠN TRÊN ĐẤT CÁT
VEN BIỂN TẠI XÃ XUÂN HÒA,
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
Hµ Néi, (n¨m)
ĐẶNG THỊ THỦY * LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP * NĂM 2012
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có bờ biển dài 3.260 km kéo dài từ Bắc xuống Nam, trong đó
có hơn 500.000 ha đất cát ven biển và rất nhiều cồn cát di động. Phần đất này
có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là chức
năng phòng hộ môi trường vùng ven biển. Tuy nhiên, đây là loại đất rất dễ bị
thoái hóa, thảm thực vật tự nhiên trên cát luôn bị mất dần vì khí hậu khô hạn
và khắc nghiệt. Hiện nay, vùng cát ven biển luôn được sự quan tâm và tạo
điều kiện của nhiều ngành để nghiên cứu, đánh giá về giá trị khoa học, kinh
tế, xã hội và môi trường để có những chiến lược lâu dài cho việc bảo tồn và
định hướng phát triển.
Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên có diện tích vùng cát lớn nhất, so
với các huyện, thị trong tỉnh. Vùng đất cát này có sinh thái khắc nghiệt và rất
nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Hàng năm vào mùa khô nguồn nước
ngầm có lưu lượng nhỏ và mùa mưa phải gánh chịu hậu quả nặng nề, ảnh
hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc mang hơi mặn. Chính vì thế điều kiện
sống của các loài thực vật sống trên vùng này rất đặc trưng.
Vùng đất cát là nơi sinh sống của cư dân nghèo, luôn chịu áp lực của
sóng gió, sạt lở bờ nghiêm trọng hàng năm. Nhiều khu dân cư phải di dời do
mất đất sống, nhiều bãi du lịch vốn nổi tiếng cũng đã mất đi. Thực trạng này
ngày càng trầm trọng hơn bởi nguyên nhân lại do chính con người đã hủy
hoại các hệ sinh thái ven bờ một cách trực tiếp hay gián tiếp, làm suy thoái đa
dạng sinh học, phá vỡ chức năng phòng hộ khiến cho thực trạng ngày càng
một xấu đi. Trước tình hình biến đổi khí hậu, nhiều dự báo mực nước biển sẽ
dâng cao và xâm thực mảnh liệt thì vùng sinh thái và hệ thực vật ven biển thị
xã Sông Cầu càng là điểm nóng cần được quan tâm.
2
Mặc dù sự tàn phá hệ sinh thái đã xảy ra triền miên trong cả thập kỷ
qua do nhiều tác động, nhưng may thay vẫn còn những quần hợp thực vật sót
lại, như một minh chứng khoa học và thực tiễn cho những ai quan tâm đến
môi trường và diễn thế sinh thái, đồng thời cũng là một ngân hàng gen thiên
nhiên quý giá cung cấp cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn để phát
triển hệ sinh thái ven biển theo hướng phòng hộ bền vững.
Xuất phát từ thực tế đó thì việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động
của người dân địa phương trong bảo tồn và phát triển một số loài cây chịu
hạn trên đất cát ven biển tại xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”
là cần thiết, góp phần bổ sung những thông tin làm cơ sở cho việc bảo tồn,
khôi phục và phát triển thảm thực vật trên đất cát ven biển tại địa bàn thị xã
Sông Cầu theo hướng đa dạng sinh học và tận dụng các loài cây chịu hạn bản
địa.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về quản lý rừng cộng đồng và quản lý rừng bền
vững
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới khái niệm quản lý rừng cộng đồng lần đầu tiên được tổ
chức FAO đưa ra vào năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp thế giới đó là “tất
cả các hoạt động lâm nghiệp mà cộng đồng người dân tham gia, bao gồm
những hoạt động nhỏ lẻ ở các khu vườn, đến thu hái các sản phẩm lâm
nghiệp cho nhu cầu cuộc sống của người dân và đến việc trồng cây ở các
trang trại cây hàng hoá, sản xuất chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ở quy
mô hộ gia đình, hợp tác xã để tăng thu nhập cho những cộng đồng sống trong
rừng”. Tổ chức Fern (2005) lại đưa ra một khái niệm cô đọng và đơn giản
hơn đó là “tiến trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào những kiến
thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những lễ hội và luật tục của cộng đồng”.
Hoạt động quản lý rừng cộng đồng bao gồm cả các hoạt động của cá nhân và
cộng đồng liên quan đến rừng, đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Về phương diện khoa học, quản lý rừng cộng đồng chỉ mới được nhận
diện vào những năm đầu của thập kỷ 70, khi mà hạn hán ở châu Phi và lũ lụt
ở châu Á đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm một cách nghiêm trọng.
Nhiên liệu và chất đốt cho các cộng đồng nông thôn trở nên ngày càng khó
khăn. Chính tại thời điểm này các kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng ở
Ấn Độ (mô hình lâm nghiệp xã hội), Hàn Quốc (mô hình vườn cây cấp bản),
Thái Lan (mô hình rừng cấp bản) và ở Tanzania (trồng rừng cấp bản) đã được
4
các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt chú ý và chúng được coi như là một
giải pháp nhằm phát triển rừng và giải quyết vấn đề chất đốt ở nông thôn. Đến
những năm cuối thập kỷ 70 thì khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã được
thừa nhận một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Năm 1978 đại hội thế giới về
lâm nghiệp đã lấy tiêu đề là “rừng cho cộng đồng” nhằm tôn vinh và thúc đẩy
các hoạt động rừng cộng đồng (Arnold, 1992) [53].
Trong thập kỷ 80 các dự án phát triển rừng cộng đồng được mở rộng ra
khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ và Nepal. Tên gọi về rừng cộng
đồng cũng có những thay đổi như “cùng quản lý rừng - Join Forest
Management”; “lâm nghiệp xã hội - Social Forestry”, “quản lý rừng dựa vào
cộng đồng - Community Based Forest Management”… Tuy nhiên, về bản
chất của các hoạt động quản lý rừng cộng đồng vẫn không thay đổi, đó là quá
trình lấy người dân làm trung tâm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Cuối những năm 80 và thập kỷ 90, các nhà khoa học tập trung nhiều hơn về
nghiên cứu thể chế trong quản lý rừng cộng đồng, kể cả những thể chế truyền
thống và thể chế của nhà nước, nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển
rừng cộng đồng. Trong giai đoạn này các khái niệm về quyền sở hữu được
đưa ra để thảo luận một cách rộng rãi, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tư
nhân, sở hữu cộng đồng và sử dụng tự do. Đã có lúc khái niệm rừng cộng
đồng bị phê phán một cách kịch liệt theo cách nhìn nhận của Hardin trong “Bi
kịch của sở hữu chung” (1968) [58] rằng phương thức sở hữu cộng đồng về
rừng là đồng nghĩa với sử dụng tự do. Đó là hình thức sử dụng mà mọi thành
viên đều muốn lợi dụng của chung để tối đa hoá lợi ích cho mình, vì thế rừng
bị khai thác một cách kiệt quệ.
Trái ngược với Hardin, Arnold (1978) [53] lại cho rằng rừng cộng đồng
mang lại hiệu quả lớn trong phát triển rừng và phát triển cộng đồng. Ông nhấn
mạnh rằng rừng cộng đồng phải là một hợp phần không thể thiếu trong phát
5
triển nông thôn, mà mục tiêu chủ yếu là nhằm giúp đỡ những cộng đồng
nghèo tự duy trì và phát triển cuộc sống của họ … Vì thế, rừng cho phát triển
cộng đồng phải là rừng của người dân, cho người dân và phải có sự tham gia
của người dân trong quản lý và phát triển. Với cách như như vậy thì Arnold
đã chỉ ra 3 mục tiêu cơ bản của rừng cộng đồng là (1) cung cấp nhiên liệu và
những nhu yếu phẩm khác nhằm phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của cộng
đồng, (2) cung cấp bền vững nguồn lương thực và môi trường sống cho một
quá trình sản xuất lương thực liên tục, và (3) tạo nguồn thu nhập, giải quyết
công ăn việc làm cho người dân địa phương. Burda (1997) [54] cũng đã nhìn
nhận về quản lý rừng cộng đồng rằng: “Những người dân sống lâu ở trong
rừng có những kiến thức đặc biệt về sinh thái bản địa và những ảnh hưởng
dài hạn về mặt xã hội, môi trường của rừng đến cuộc sống của họ. Sự tập
trung hoá trong hệ thống quản lý quan liêu thiếu đi sự linh động và khả năng
thích ứng với những điều kiện thực tiễn của các địa phương khác nhau. Trong
khi đó quản lý rừng cộng đồng giúp cho con người sống gần gũi hơn với thiên
nhiên và từ đó lập ra những thiết chế, kế hoạch nhằm quản lý và sử dụng
rừng một cách hiệu quả hơn. Quản lý rừng cộng đồng đã tạo ra một hệ thống
nhạy bén để nhanh chóng đưa ra những quyết định và hành động nhằm thích
ứng với những thay đổi của điều kiện cụ thể. Các quyết định này nhằm đáp
ứng lợi ích của toàn thể cộng đồng, những người chịu trách nhiệm trực tiếp
trong việc đưa ra những quyết định đó”.
Herb (1991) [57] cũng đã đưa ra những lập luận nhằm ủng hộ quản lý
rừng cộng đồng rằng “quản lý rừng bởi cộng đồng tạo ra những cơ hội để tìm
kiếm các giải pháp mà ở hệ thống tập trung quyền lực không có được. Cộng
đồng là nơi mà các hoạt động được thực tế diễn ra, và kế hoạch được xác lập
hàng ngày. Quá trình lập kế hoạch và hành động được lồng ghép một cách có
6
trách nhiệm bởi vì chúng được thực hiện ở tại một nơi và bởi cùng một cộng
đồng”.
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế) [19], QLRBV là quá trình
quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những
mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên
tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể
những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những
tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cả trên phương diện về lý thuyết và thực tế thì các hoạt
động quản lý rừng cộng đồng đã và đang được công nhận. Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004 đã xác nhận quyền sở hữu của cộng đồng đối với
rừng và từ đó đã có những quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
bản. Ở các vùng cao, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số đều có các hoạt
động quản lý rừng cộng đồng thông qua các khu “rừng thiêng”, “rừng ma”,
“rừng nhóm hộ”... Các khu rừng này được người dân quản lý, bảo vệ một
cách khá chặt chẽ và có hiệu quả. Có 4 loại hình quản lý rừng cộng đồng được
nhận dạng ở Việt Nam bao gồm: rừng truyền thống, rừng thôn bản, rừng
nhóm hộ, rừng cộng đồng được xã giao.
Quản lý rừng bền vững có thể tóm lược là quản lý rừng ổn định bằng
các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu,
gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo
vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài,
bảo tồn các hệ sinh thái...). Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường, cụ thể: Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên
tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng;