Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính-Tập hợp chuyên đề
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
thanh tra chÝnh phñ
viÖn khoa häc thanh tra
B¸o c¸o tæng kÕt chuyªn ®Ò
thuéc ®Ò tµi cÊp bé:
“®æi míi c«ng t¸c ®µo t¹o, båi d−ìng c¸n bé thanh tra
®¸p øng yªu cÇu cña c«ng t¸c thanh tra
trong ®iÒu kiÖn kinh tÕ thÞ tr−êng, héi nhËp quèc tÕ
vµ c¶i c¸ch hµnh chÝnh”
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ts . nguyÔn v¨n thanh
6941-1
07/8/2008
hµ néi - 2007
1
MỤC LỤC
TT Tên chuyên đề Trang
1 Những hạn chế cơ bản và giải pháp nhằm đổi mới công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành
chính.
TS. Nguyễn Văn Thanh - Viện trưởng Viện KHTT
3
2 Yêu cầu của Chính phủ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức; Vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành và đơn vị
trực thuộc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
PGS.TS Đinh Văn Mậu – Phó Giám đốc HVHC QG
18
3 Giải pháp kỹ thuật cho việc xây dựng chương trình, tài liệu đào
tạo, bồi dưỡng CBCC ngành thanh tra.
PGS.TS Đinh Văn Mậu – Phó Giám đốc HVHC QG
47
4 Cải cách hành chính, hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối
với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
TS. Nguyễn Ngọc Vân - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Nội vụ
62
5 Vài nét cơ bản về quá trinh phát triển của công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành tài chính thời gian qua.
TS. Lê Doãn Khải - Trường BDCB tài chính, Bộ Tài chính
77
6 Thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức ngành thanh tra và một số giải pháp đổi mới công tác
đào tạo, bồi dưỡng.
Vũ Văn Chiến - Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra
105
7 Những định hướng cơ bản nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra trong điều kiện kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính
ThS. Đinh Văn Minh - Phó Viện trưởng Viện KHTT
116
8 Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra hiện nay.
Hoàng Thái Dương - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham
nhũng
129
2
9 Về xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
thanh tra
ThS. Ngô Mạnh Toan – Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ
Thanh tra
144
10 Cơ sở pháp lý của việc xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức hành chính và nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ
ThS. Nguyễn Tuấn Khanh- Viện Khoa học Thanh tra
159
11 Phân cấp xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệ, cấp chứng chỉ
trong đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và vấn đề đặt ra
đối với ngành thanh tra
Ths. Nguyễn Tuấn Khanh - Viện Khoa học Thanh tra
173
12 Nhiệm vụ và thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ và trách nhiệm
của các vụ, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
ngành thanh tra
Trương Quốc Hưng - Viện Khoa học Thanh tra
187
13 Những yêu cầu cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
ngành Thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc
tế và cải cách hành chính.
Tạ Thu Thuỷ - Viện Khoa học Thanh tra
200
14 Mô hình và một số kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ngành ngân hàng
Hoàng Mỹ Hạnh - Phó Chánh Văn phòng, CĐ Ngân hàng VN
211
15 Thực trạng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra của thành
phố Hà Nội và một số đề xuất đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức làm công tác thanh tra
Bùi Thị Thuý Mơ - Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội
230
3
Chuyên đề
NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH THANH
TRA TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI
NHẬP QUỐC TẾ VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TS. Nguyễn Văn Thanh
Viện Khoa học Thanh tra
I. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, Thanh tra Chính phủ đã triển khai nghiên cứu
nhiều đề tài khoa học liên quan đến vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBCC ngành Thanh tra. Nhiều cán bộ làm công tác nghiên cứu và thực tiễn
trong và ngoài Ngành cũng có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là Đảng và Nhà
nước đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra thì những kết quả
nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra trong thời
gian qua còn nhiều hạn chế, chưa chỉ ra được những tồn tại hạn chế và và đề
xuất những giải pháp cơ bản đối với công tác này trong tình hình mới.
Hiện nay, kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính và
hội nhập quốc tế đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội,
trong đó có đào tạo và bồi dưỡng xây dựng nguồn nhân lực. Những chủ trương
đó đã tạo ra những áp lực đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành
phải có những chuyển biến mới trong nhận thức và tổ chức thực hiện theo những
yêu cầu cơ bản mang tính quy luật của chúng. Đối với ngành Thanh tra, công tác
đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo hướng nào, gồm những giải pháp gì và thứ tự ưu
tiên của các giải pháp đó là vấn đề đang được đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên
cứu kỹ lưỡng và triển khai trên thực tế.
4
Để đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra thì phải nghiên
cứu công tác này ở nhiều góc độ, với phạm vi rất rộng. Trong điều kiện hiện của
ngành Thanh tra hiện nay thì trước hết cần tập trung vào những vấn đề lớn như:
công tác xây dựng thể chế về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh
tra; công tác quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; việc tổ chức thực hiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; những vấn đề chung nhất về chương trình,
giáo trình; chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; xây dựng hệ thống trường
lớp. Đây cũng là cơ sở và định hướng để tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề cụ
thể như mỗi môn học bao gồm những nội dung gì, giáo trình thể hiện bao nhiêu
trang, thời lượng giảng dạy cụ thể như thế nào...
II. Một số tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
thanh tra
Căn cứ vào các quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng CBCC và
yêu cầu của tình hình hiện nay thì công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành
Thanh tra đang còn những tồn tại, hạn chế cơ bản sau:
1. Văn bản quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành Thanh
tra hiện nay còn thiếu, chưa rõ ràng và chưa có tính hệ thống
Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra (ban
hành kèm theo Quyết định số 818/TCCP-CP ngày 21-10-1993 của Bộ trưởng,
Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ) - cơ sở của việc xây dựng chương
trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành đã lạc hậu so với yêu cầu và
nhiệm vụ thực tiễn.
Trên thực tế, nếu chỉ căn cứ vào các văn bản hiện hành thì chưa thể xác
định được một cách cụ thể và khoa học: ai – cần học cái gì - bao giờ phải học; tổ
chức cho CBCC học như thế nào và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, của
CBCC trong việc tổ chức và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ…v.v. Tức là, hiện nay đang thiếu một hành lang pháp lý để tổ chức
5
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành một cách chặt chẽ, đảm bảo tính
khoa học và hiệu quả.
2. Tính quy hoạch, chiến lược trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC
ngành chưa cao
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hiện nay chủ yếu vào mục tiêu “phủ sóng”
kiến thức – trang bị kiến thức lý luận, kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu
chuẩn; bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành mà chưa có những hoạt động mang
tính đột phá để nâng cao một cách căn bản chất lượng và năng lực của đội ngũ
(Nội dung Chương trình nâng cao về thực chất cũng chưa đáp ứng mục tiêu
này). Cụ thể nhất là các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chưa chú trọng vào việc
trang bị nghiệp vụ chuyên sâu; đào tạo kỹ năng lãnh đạo chuyên ngành và xây
dựng đội ngũ chuyên gia… Ngoài ra, công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
CBCC của Thanh tra Chính phủ hiện nay chủ yếu vào kế hoạch bồi dưỡng của
Trường Cán bộ Thanh tra, chưa mang tính bao quát cho toàn ngành, chưa thoả
mãn được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ thanh tra.
3. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra hiện nay
còn thiếu tính hệ thống,nặng về nội dung lý luận và phương pháp xây dựng chưa
hiện đại
Hiện nay hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra, về cơ
bản, được tổ chức theo 2 hệ lớp: hệ lớp trang bị kiến thức cơ bản và hệ lớp trang
bị kiến thức nâng cao. Như vậy, so với quy định tại Quyết định số
161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1797/2007/QĐTTCP của Tổng Thanh tra thì còn thiếu các chương trình bồi dưỡng theo chức
danh lãnh đạo quản lý, các chương trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ
chuyên sâu, cập nhật… Bên cạnh đó, các chương trình đang sử dụng được biên
soạn còn biệt lập với nhau và biệt lập với các chương trình bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức dẫn đến sự trùng lặp về nội
dung. Ngoài ra, việc biên soạn các chương trình nói trên thực hiện theo phương
6
pháp cũ, khép kín; chưa đảm bảo tính mở của chương trình và chưa thực sự xuất
phát từ nhu cầu của người học. Trong khi đó, yêu cầu của kinh tế thị trường, cải
cách hành chính và hội nhập quốc tế đang đặt ra nhiều đòi hỏi cần phải đổi mới
chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra.
4. Phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra chưa
phong phú, chủ yếu mới chú trọng vào việc mở lớp và giảng dạy
Kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức của các nước tiên tiến
cho thấy, việc tổ chức đào tạo theo hình thức mở lớp chủ yếu chỉ dành cho công
chức mới tuyển dụng (đào tạo tiền công vụ); đối với công chức đã có thâm niên
công tác hình thức đào tạo chủ yếu là workshop… Bên cạnh đó, có một phương
thức đào tạo rất hiệu quả và được áp dụng rất rộng rãi, đặc biệt là ở Nhật Bản,
đối với công chức mới được tuyển dụng đó là kèm cặp. Trong khi đó đào tạo
theo phương pháp kèm cặp lại rất hiệu quả xuất phát từ đặc thù công việc của
Ngành. Những phương thức này chưa được chú ý áp dụng trong hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra.
Nhiều hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tiên tiến phù hợp với
điều kiện của Việt Nam đã được nêu tại các Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, như Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm 2001 Phê duyệt
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2001 – 2005, Quyết định số
161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế
đào tạo, bồi dưỡng CBCC… Tại các Quyết định này còn yêu cầu thực hiện đổi
mới phương pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các hình thức đào tạo
như đào tạo tiền công vụ; đào tạo, bồi dưỡng trước khi đề bạt, bổ nhiệm; đào
tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu .v.v. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự quán triệt của
ngành Thanh tra trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên còn có phần hạn chế.
5. Năng lực đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành Thanh tra còn nhiều
hạn chế
7
Đó là những hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng; hạn chế về đội ngũ giảng viên; hạn chế về kinh phí tổ chức lớp v.v.
Sự hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện trước hết ở chỗ Trường cán
bộ Thanh tra hiện có và chỉ có 3 hội trường phục vụ hoạt động mở lớp. Đây là
sự hạn chế cả về số lượng và chất lượng: số lượng ít đồng thời việc thiết kế các
hội trường để mở lớp không phù với loại hình đào tạo trang bị kỹ năng nghiệp
vụ – hoạt động đòi hỏi các phòng học phải được thiết kế đặc biệt với các trang
thiết bị chuyên dụng.
Về đội ngũ giảng viên, hiện nay số lượng giảng viên ít; số giảng viên có
trình độ học vị cao chưa nhiều cũng là một trong những hạn chế trong việc tổ
chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra hiện nay. Tuy nhiên,
đây chưa phải là hạn chế cơ bản đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy. Kinh nghiệm
xây dựng đội ngũ giảng viên của đại đa số các nước tiên tiến trên thế giới cho
thấy, vấn đề cơ bản không phải là làm sao để có được một đội ngũ giảng viên cơ
hữu trong biên chế đông đảo, mà là phải có được đội ngũ giảng viên kiêm chức
giàu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và nhiệt huyết. Ngành Thanh tra đang
thiếu và hiện vẫn chưa có chiến lược để xây dựng một đội ngũ giảng viên kiêm
chức như vậy. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, phương pháp truyền đạt mà đội
ngũ giảng viên sử dụng hiện nay, về cơ bản vẫn là phương pháp truyền thống –
“dạy”. Trong khi đó yêu cầu cơ bản đối với cán bộ, công chức không phải là
“học” theo nghĩa thuần tuý, mà là trao đổi kinh nghiệm và phương pháp phát
hiện, xử lý vấn đề v.v.
Trong quá trình thực hiện sự chuyển hướng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
từ bồi dưỡng kiến thức đại trà theo tiêu chuẩn sang trang bị kỹ năng nghiệp vụ
theo nhu cầu và yêu cầu hoạt động công vụ, chi phí cho hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng CBCC tăng cao. Tuy nhiên, nhiều quy định về chi tiêu tài chính hiện nay
chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới này. Điều này đã gây
khó khăn cho việc tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt
động công vụ. Bên cạnh đó, việc bố trí ngân sách đào tạo, bồi dưỡng hàng năm
8
khoảng 110 định suất (gần 500 triệu đồng) cho Thanh tra Chính phủ cũng chưa
thể đáp ứng được nhu cầu.
III. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nói trên có cả những nguyên
nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Cụ thể là:
1. Nguyên nhân chủ quan
- Sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức ngành Thanh tra chưa tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực
tiễn. Sự quan tâm chưa đúng mức đã dẫn đến thiếu một chiến lược chỉ đạo mang
tính bài bản để quản lý và thực hiện hoạt động này. Đây cũng là nguyên nhân
làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa gắn với quy hoạch, có đồng
chí cần được đào tạo lại không được cử đi học. Một số cán bộ được đi học lại
không có trong quy hoạch.
- Hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của
ngành Thanh tra còn yếu, chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với
công tác đào tạo, bồi dưỡng và chức năng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhiều lúc còn
can thiệp sâu vào hoạt động tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành
Thanh tra còn chưa được ổn định, thụ động trong việc nghiên cứu, tham mưu và
tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ví dụ trong việc cử cán bộ đi đào
tạo sau đại học, sự thiếu chủ động còn thể hiện qua việc cán bộ thường tự liên hệ
với các học viện, trường đại học, sau đó về đề nghị cơ quan cho đi học. Sự quan
tâm chưa đúng mức và thụ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC dẫn
đến phong trào và sự động viên CBCC cơ quan học tập để đạt trình độ chuyên
môn chưa cao, do đó, số lượng CBCC ngành Thanh tra có học hàm, học vị chưa
nhiều.
9
- Chưa có hướng dẫn cụ thể của ngành Thanh tra trong việc xây dựng cơ
chế tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, vì vậy để tổ chức
tập huấn, đào tạo bồi dưỡng tại chỗ cho cán bộ Thanh tra ở địa phương gặp
nhiều khó khăn về kinh phí, giảng viên...
2. Nguyên nhân khách quan
- So với các nước phát triển, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của nước
ta còn tương đối mới; cần có thời gian để tổng kết việc thực hiện và tham khảo
kinh nghiệm bên ngoài, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp với yêu cầu của thực
tế.
- Các quy định về công tác cán bộ và điều kiện kinh tế – xã hội, nguồn
nhân lực còn nhiều hạn chế, bất cập không cho phép tổ chức hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức như mong muốn.
- Do đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của Ngành, CBCC ngành Thanh tra
được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau lại thường có biến động do chuyển
đổi vị trí công tác và CBCC ngành Thanh tra thường xuyên đi công tác theo
Đoàn Thanh tra, vì vậy, việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gặp nhiều
khó khăn.
- Việc định biên chế cho từng đơn vị Thanh tra cũng như việc xác định cơ
cấu chức danh công chức của từng đơn vị Thanh tra các cấp chưa được quan tâm
và chưa có văn bản hướng dẫn việc chỉ đạo thực hiện.
- Chưa có sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và địa phương trong
công tác xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC làm công
tác thanh tra một cách toàn diện, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chức danh nên
khi xem xét bổ nhiệm hoặc cử đi dự thi nâng ngạch Thanh tra viên các cấp còn
gặp khó khăn, thường phải đề nghị vận dụng.
10
IV. Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
thanh tra
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên đây, để đổi mới công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp sau:
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế
Thể chế là hành lang pháp lý, là cơ sở để tổ chức và thực hiện hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Thanh tra Chính phủ cần tổ chức xây dựng và ban
hành các văn bản sau:
- Các văn bản quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh
Đây là các văn bản quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh CBCC ngành
Thanh tra thay thế Quyết định số 818/TCCP-CP ngày 21-10-1993 của Bộ
trưởng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ. Đây sẽ là những định hướng
cơ bản để xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng loại
chức danh CBCC của ngành.
- Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra
Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra sẽ là văn bản gốc
điều chỉnh toàn bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi thẩm quyền của
Thanh tra Chính phủ. Đây là văn bản quy định những vấn đề chung về mục tiêu,
chương trình, nội dung, đội ngũ giảng viên, phân cấp, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng và chế độ thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của
ngành…
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra
Xây dựng kế hoạch bảo đảm chất lượng và tính khả thi của các kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, đặc biệt là
các kế hoạch trung và ngắn hạn. Trong xây dựng kế hoạch cần phải bám sát nhu
11
cầu của đội ngũ CBCC được dựa trên những kết quả khảo sát thực tế. Ngoài ra,
các kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng ưu tiên cho từng giai đoạn. Khi
kế hoạch đã được Lãnh đạo Thanh tra duyệt cần tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh
để đạt được các mục tiêu đặt ra.
- Các chế độ khuyến khích, hỗ trợ CBCC
Các chế độ khuyến khích, hỗ trợ CBCC tham gia các khóa đào tạo, bồi
dưỡng như hỗ trợ học, khen thưởng, khuyến khích tự học, tự đào tạo...
Trong việc xây dựng thể chế, cần phân định rõ thẩm quyền quản lý Nhà
nước của Vụ Tổ chức cán bộ và thẩm quyền quản lý và tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng CBCC của Trường Cán bộ Thanh tra hiện nay.
2. Tăng cường năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
- Xây dựng hệ thống trường, lớp
Xuất phát từ vai trò, vị trí và tính chất hoạt động của ngành Thanh tra, cần
xây dựng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp yêu cầu của hoạt động này. Về số
lượng, trong giai đoạn 2008– 2015 có thể thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
CBCC ngành Thanh tra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuỳ theo yêu cầu của công
tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của Ngành để có những bước phát triển cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tiếp theo. Trong việc xây dựng hệ
thống trường, lớp, cần áp dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xây dựng
và hình thành tổ chức cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng CBCC (khác với tổ chức hệ thống trường lớp học, các khoa … của hệ
giáo dục quốc dân) và đảm bảo sự liên thông, gắn liền với hoạt động nghiên cứu
khoa học và tổng kết thực tiễn.
Trước mắt, việc xây dựng hệ thống trường, lớp cần thực hiện những nội
dung sau:
12
- Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn cho Trường Cán bộ Thanh tra phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc đầu tư cho trường Cán bộ Thanh tra
cần phải được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và mang tính ổn định, lâu dài;
- Xây dựng và ban hành văn bản về tổ chức và hoạt động của trường Cán
bộ Thanh tra, đảm bảo sự gắn kết với trong hoạt động với tổ chức quản lý
CBCC và công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Chỉ có như vậy, mới
đảm bảo tính thống nhất, ổn định lâu dài cho các cơ sở này;
- Mở rộng mạng lưới các cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng CBCC thông
qua việc thu hút các học viện, viện, trường đại học, các công ty trong và ngoài
nước tham gia vào việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động cho đội
ngũ CBCC.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, hình thành đội ngũ cán bộ giáo
vụ, phục vụ chuyên nghiệp.
Đội ngũ giảng viên cần được xây dựng theo hai hướng: đội ngũ giảng
viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên phải
phù hợp với từng giai đoạn và yêu cầu phát triển của ngành; định hướng ưu tiên
phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu cho đến năm 2010, sau đó giảm dần để phát
triển đội ngũ giảng viên kiêm chức.
Tổ chức đào tạo trang bị kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn cho đội ngũ
giảng viên cơ hữu thông qua các hoạt động biệt phái công tác tại cơ sở, tổ chức
các khoá thảo luận, trao đổi thông tin; tổ chức đào tạo trang bị kiến thức và kỹ
năng sư phạm hành chính.
Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức tập trung vào các cán bộ lãnh đạo
các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, những CBCC công tác lâu năm
có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn; tổ chức đào tạo trang bị kiến thức
và phương pháp sư phạm cho đội ngũ cán bộ này.
13
3. Xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC của ngành phải được xây
dựng theo quy định tại Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC đã được Thủ tướng
Chính phủ ban hành; đảm bảo tính hệ thống, tính liên thông, tính khoa học… Cụ
thể, tổ chức xây dựng 3 loại chương trình sau: Chương trình trang bị kiến thức,
kỹ năng nghiệp vụ quản lý chuyên ngành; Các chương trình đào tạo, cập nhật
cho các chức danh lãnh đạo quản lý; Các chương trình nâng cao theo chức danh;
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo nhu cầu vị trí công việc.
- Chương trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý chuyên
ngành.
Chương trình trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ quản lý chuyên ngành
là chương trình bắt buộc cho mọi đối tượng CBCC ngành Thanh tra bất kể người
đó đang ở ngạch, chức danh nào (gọi tắt là chương trình đào tạo bắt buộc). Thời
gian thực hiện chương trình bắt buộc thực hiện không quá 4 tuần. Chương trình
đào tạo bắt buộc xây dựng trên cơ sở hoàn thiện Chương trình hệ cơ bản hiện có,
theo hướng:
- Rà soát loại bỏ những kiến thức chung về Nhà nước và Pháp luật; chỉ
giữ lại và tổ chức hoàn thiện phần nội dung quản lý nhà nước chuyên ngành và
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thanh tra.
- Chương trình bắt buộc xây dựng theo 3 modul: modul kiến thức và kỹ
năng, nghiệp vụ thanh tra; modul kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết
khiếu nại, tố cáo; modul kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết tham nhũng.
Việc tổ chức đào tạo cho cán bộ thanh tra về cơ bản dựa trên nguyên tắc
phân loại các đối tượng công tác theo các lĩnh vực nói trên. Đối với đối tượng là
công chức dự bị, cần phải có cơ chế quy định Công chức dự bị sau khi được
tuyển dụng vào ngành Thanh tra được tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng,
nghiệp vụ thanh tra song song cùng với chương trình đào tạo Tiền công vụ để
đảm bảo đội ngũ công chức dự bị sớm bắt tay vào thực hiện công việc được giao
14
một cách có hiệu quả. Đó là sự kết hợp chương trình bắt buộc với chương trình
đào tạo Tiền công vụ đã được Bộ Nội vụ ban hành.
- Chương trình đào tạo, cập nhật cho các chức danh lãnh đạo quản lý
Các chương trình đào tạo, cập nhật cho các chức danh lãnh đạo quản lý
xây dựng theo hướng:
- Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo và tạo nguồn cho chức danh
trưởng phòng; chương trình đào tạo Trưởng đoàn thanh tra; chương trình đào tạo
Trưởng đoàn giải quyết khiếu nại, tố cáo... Đây là những chương trình bắt buộc
dành cho các chức danh nói trên.
- Biên soạn các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, cập nhật hàng
năm cho các chức danh lãnh đạo cấp Phòng, Lãnh đạo Thanh các Bộ, ngành, địa
phương, lãnh đạo cấp Vụ.
- Các chương trình nâng cao theo chức danh; bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng chuyên sâu theo nhu cầu vị trí công việc
Các chương trình nâng cao là các chương trình bồi dưỡng bắt buộc hàng
năm. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo nhu cầu vị
trí công việc là những chương trình tự nguyện; CBCC tự nguyện tham gia nếu
có nhu cầu.
Riêng đối với chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra cần
được đổi mới trên nguyên tắc: dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và đặc điểm, tính chất họat động của các tổ chức Thanh tra; căn cứ yêu cầu tiêu
chuẩn chức danh Thanh tra viên và yêu cầu tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cán bộ, Thanh tra viên; phù hợp với trình độ đội ngũ CBCC ngành
Thanh tra hiện nay.
Theo nguyên tắc đó, việc xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng
nghiệp vụ Thanh tra cần được đổi mới theo hướng sau: