Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1619

Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

thanh tra chÝnh phñ

viÖn khoa häc thanh tra

B¸o c¸o tæng kÕt

®Ò tµi cÊp bé:

“®æi míi c«ng t¸c ®µo t¹o, båi d−ìng c¸n bé thanh tra

®¸p øng yªu cÇu cña c«ng t¸c thanh tra

trong ®iÒu kiÖn kinh tÕ thÞ tr−êng, héi nhËp quèc tÕ

vµ c¶i c¸ch hµnh chÝnh”

Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ts . nguyÔn v¨n thanh

6941

07/8/2008

hµ néi - 2007

MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỞ ĐẦU 5

1. Tính cấp thiết của đề tài 5

2. Tiến độ thực hiện đề tài 7

3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 9

5. Cơ cấu của đề tài 10

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO

TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ THANH TRA

13

1.1. Vi trò, chức năng cơ bản của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

thanh tra.

13

1.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng là phương tiện truyền thụ, trao đổi kiến

thức, kỹ năng

13

1.1.2. Công tác tào tạo, bồi dưỡng gắn liền với các hoạt động của các

chủ thể quản lý

14

1.1.3. Đào tạo, bồi dưỡng là một bộ phận quan trọng của công tác

cán bộ

15

1.2. Yêu cầu của kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập

quốc tế đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra

16

1.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên nghiệp 17

1.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có tinh thần phục vụ cao 18

1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng theo quy luật cầu – cung 19

2

1.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra phải đảm bảo tính chuẩn

mực

20

1.2.5. Phân cấp quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh

tra trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, cơ

quan, tổ chức, đơn vị

21

1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra 21

1.4. Nhiệm vụ, thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ Thanh tra trong

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra

30

1.4.1 Xác định mục tiêu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng 30

1.4.2. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng

cho đội ngũ CBCC của Ngành

31

1.4.3. Quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên

soạn các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

CBCC theo các giáo trình, tài liệu được ban hành

31

1.4.4. Quy định và hướng dẫn sử dụng các loại chứng chỉ bồi dưỡng

cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ các chương trình

đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cấp phòng

34

1.4.5. Thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006 -

2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006

36

1.4.6. Tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 36

1.4.7. Sắp xếp lại, củng cố, mở rộng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng CBCC

37

1.4.8. Tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện

các quy định của pháp luật và quy định của Ngành về công tác đào

38

3

tạo, bồi dưỡng CBCC

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ THANH TRA HIỆN NAY VÀ KINH NGHIỆM ĐÀO TẠO,

BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA MỘT SỐ BỘ, NGÀNH

41

2.1. Thực trạng đội ngũ CBCC ngành Thanh tra và nhu cầu đào tạo,

bồi dưỡng của đội ngũ CBCC ngành Thanh tra hiện nay

41

2.1.1 Trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và chuyên môn,

nghiệp vụ của đội ngũ CBCC ngành Thanh tra

42

2.1.2 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ CBCC ngành Thanh tra 44

2.2 Thực trạng công tác đào tào, bồi dưỡng cán bộ công chức ngành

Thanh tra.

50

2.2.1 Những kết quả đạt được 50

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế 53

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 60

2.3. Kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của một số Bộ,

ngành

62

2.3.1. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Tài chính từ năm

1995 đến nay

62

2.3.2. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Ngân hàng 67

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ THANH

TRA ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC THANH TRA

TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HỘI NHẬP QUỐC

TẾ VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

75

3.1. Những định hướng cơ bản nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi 75

4

dưỡng cán bộ thanh tra

3.1.1. Chuyển hướng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu

xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, hiện đại

75

3.1.2. Xác định lại nội dung đào tạo 76

3.1.3. Hướng đến tính chuẩn mực trong đào tạo, quản lý 78

3.1.4. Thay đổi phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 79

3.1.5. Tư duy đúng đắn về việc xây dựng đội ngũ giảng viên 80

3.1.6. Cộng đồng trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

năng lực

80

3.1.7. Hình thành hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và giám

sát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC

81

3.2. Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

thanh tra

81

3.2.1- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế 82

3.2.2. Xây dựng hệ thống chương trình, tài liệu 83

3.2.3 Tăng cường năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 86

3.2.4. Đổi mới phương pháp giảng dạy 87

3.2.5 Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học; tổng kết thực tiễn 89

3.2.6. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

thanh tra

90

3.2.7. Huy động nhiều và đa dạng hoá nguồn kinh phí 91

KẾT LUẬN 93

5

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ là

con đường hiệu quả nhất, nhanh nhất để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, công chức (CBCC). Các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ CBCC là một trong bốn yếu tố cơ bản để nâng cao chất

lượng và hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước đó là: Cải cách thể chế;

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ

CBCC; Cải cách tài chính công. Đây cũng là quan điểm của Đảng và Nhà

nước ta trong việc xây dựng nền hành chính trong sạch, hoạt động hiệu quả.

Tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 –

2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9

năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), xác định việc nâng cao chất lượng đội

ngũ CBCC là một trụ cột quan trọng để cải cách nền hành chính nhà nước.

Gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X

về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ

máy nhà nước tiếp tục đặt ra yêu cầu: “Đổi mới phương thức và nội dung các

chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC sát với thực tế, hướng vào các vấn đề

thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính

bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất là

trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế

đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt

buộc hàng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm”...

Thanh tra là lĩnh vực được Đảng, Chính phủ dành cho sự quan tâm đặc

biệt. Trong quá trình thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động thanh tra

ngày càng được đề cao như là cơ chế kiểm soát hoạt động thực thi công vụ,

nâng cao chất lượng nền quản trị công, tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu

quả quản lý nhà nước cũng như việc xây dựng một nền hành chính liêm chính,

trong sạch, vững mạnh. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, Đảng và Nhà nước

6

đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật gắn

liền với chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra, đặc biệt là trong việc thực

hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham

nhũng. Với sự ra đời của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung

năm 2004 và năm 2005), Luật Thanh tra năm 2004 và Luật phòng, chống tham

nhũng năm 2005, vai trò to lớn của ngành Thanh tra tiếp tục được khẳng định,

đề cao nhưng đồng thời cũng đặt ra cho ngành Thanh tra những yêu cầu,

nhiệm vụ mới phức tạp và nặng nề hơn.

Ngày nay, sự tác động của kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội

nhập quốc tế rất rộng và phức tạp, không còn bó hẹp trong các quan hệ kinh tế

mà đã hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực công vụ.

Điều này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thay đổi nhận thức để đề ra

giải pháp và tổ chức thực hiện đáp ứng những yêu cầu cơ bản mang tính quy

luật của chúng. Để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ công vụ được giao,

các cơ quan Nhà nước đang đứng trước những đòi hỏi cần phải đổi mới sâu sắc

và toàn diện về tổ chức, về phương pháp hoạt động, đặc biệt là công tác xây

dựng nguồn nhân lực, trong đó có công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC bởi

nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ

quan, của tổ chức. Trước tình hình đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân

lực ở Việt Nam đang được chuyển đổi từ mô hình đào tạo cứng nhắc, mang

nặng tính áp đặt sang đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí công việc và

theo nhu cầu của đối tượng thụ hưởng.

Đối với ngành Thanh tra, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải

cách hành chính cũng đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác thanh

tra. Những yêu cầu mới đối với công tác thanh tra đòi hỏi phải xây dựng đội

ngũ cán bộ thanh tra có chất lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được

giao. Trong bối cảnh đó, ngành Thanh tra cần thay đổi mạnh mẽ hoạt động đào

tạo, bồi dưỡng CBCC của mình để từ đó góp phần thực hiện tốt những nhiệm

vụ đã được Đảng và Nhà nước giao phó; đáp ứng các yêu cầu của phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cải cách hành chính và hội nhập

kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong điều kiện

7

kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính là vấn đề cấp thiết

đang được đặt ra.

2. Tiến độ thực hiện Đề tài

Sau khi có quyết định triển khai nghiên cứu Đề tài, trên cơ sở Đề cương

đã được Hội đồng khoa học cơ quan Thanh tra Chính phủ phê duyệt và nội

dung Thuyết minh đề tài (được phê duyệt theo Quyết định số 801/QĐ-TTCp

ngày 23/4/2007), Ban chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch cụ thể về việc thực

hiện các công việc cần triển khai; dự kiến các chuyên đề nghiên cứu và trực

tiếp trao đổi với các cộng tác viên về nội dung của từng chuyên đề cũng như

yêu cầu đặt ra cần giải quyết trong mỗi chuyên đề đó.

Từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 8 năm 2007, Ban Chủ nhiệm tiến hành ký

hợp đồng nghiên cứu để các cộng tác viên nghiên cứu theo nội dung đã được

xác định. Sau khi các cộng tác viên hoàn thành các chuyên đề nghiên cứu, Ban

Chủ nhiệm đã tổ chức xem xét đánh giá nghiêm túc và nghiệm thu từng

chuyên đề.

Từ tháng 08 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007, Ban chủ nhiệm đã

tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các chuyên đề, từ đó rút ra những kết luận ban

đầu cũng như xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi và thảo

luận làm cơ sở để xây dựng kế hoạch Hội thảo khoa học. Ngoài ra, Nhóm cán

bộ tham gia nghiên cứu Đề tài còn tham dự nhiều cuộc Hội thảo khoa học về

công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra để tổng hợp, tiếp thu các ý

kiến từ Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương phục vụ cho việc nghiên cứu Đề

tài.

Tháng 3 năm 2008, Ban Chủ nhiệm đã tổ chức Hội thảo khoa học với sự

tham gia của các cộng tác viên, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cũng như

những người có am hiểu thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong

và ngoài ngành Thanh tra để thảo luận về những nội dung của Đề tài và những

vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các chuyên đề

và các kết quả thảo luận tại Hội thảo khoa học, Ban Chủ nhiệm đề tài đã xây

dựng Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu Đề tài.

8

Trong quá trình thực hiện Đề tài, những kết quả nghiên cứu bước đầu

của Đề tài đã phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng Đề án: “Đổi mới tổng thể

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra”. Nhóm

nghiên cứu cho rằng những kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là cơ sở khoa học

để ngành Thanh tra xây dựng hệ thống thể chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ thanh tra; xây dựng và hoàn thiện mô hình, phương pháp, giáo trình,

nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra. Về lâu dài, những kết

quả nghiên cứu đó sẽ góp phần xây dựng được đội ngũ CBCC có phẩm chất và

năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành nói riêng

và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nói chung.

3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của Đề tài

Mục tiêu chung:

Làm rõ cơ sở lý luận và các yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế,

cải cách hành chính.

Đề ra hệ thống giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ thanh tra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; làm cơ sở khoa

học cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, trung hạn và

ngắn hạn của ngành Thanh tra.

Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích các yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế,

cải cách hành chính đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra và

những yêu cầu trực tiếp của Chính phủ đối với công tác này.

- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra; phân

tích những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại,

hạn chế đó.

- Đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới tổng thể công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ thanh tra để khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay và định

hướng phát triển công tác này trong những năm tiếp theo, đáp ứng các yêu cầu

của kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính.

9

Phạm vi nghiên cứu:

Với mục tiêu được xác định như trên, Đề tài tập trung vào những vấn đề

lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ thanh tra nói riêng. Những vấn đề cụ thể như mỗi môn học

cho cán bộ thanh tra bao gồm những nội dung gì, giáo trình thể hiện bao nhiêu

trang, thời lượng giảng dạy cụ thể như thế nào... cũng sẽ được đề cập, nhưng ở

mức độ hạn chế và chỉ có tính chất định khung. Những nội dung cụ thể đó cần

được nghiên cứu qua việc thực hiện các đề tài khoa học, chuyên đề nghiên cứu

khác.

4. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài

Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu Đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát

triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và cán bộ thanh tra

nói riêng.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương

pháp sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra trong giai đoạn

hiện nay, việc nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành

Thanh tra gắn liền với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là đặt trong

mối quan hệ với các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của nền kinh tế

thị trường và cải cách hành chính.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.

Các thông tin, số liệu thu thập được từ khảo sát thực tiễn ở một số Bộ,

ngành và địa phương giúp nhóm nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng nhu cầu

đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ thanh tra, từ đó

đề xuất xây dựng mô hình, phương thức, phương pháp, chương trình, giáo

trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các kinh

nghiệm và yêu cầu từ thực tiễn.

10

Trong quá trình thực hiện Đề tài, Nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu

những đánh giá về thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra

được phản ánh qua các cuộc hội thảo: Hội thảo “thực trạng và nhu cầu đào

tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh

tra của Tp Hà Nội” tổ chức tại Thanh tra Tp Hà Nội (ngày 14/8/2007) với sự

tham dự của nhiều đại diện lãnh đạo và CBCC của các cơ quan Thanh tra của

Tp Hà Nội; Hội thảo "Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công thanh tra" tổ chức tại Tp Nam Định

ngày 1/10/2007 và Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Đề án: “Đổi mới tổng thể

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thanh tra” được tổ

chức tại tỉnh Vĩnh Phúc trong ngày 28 và 29/3/2008 với sự tham dự của lãnh

đạo cơ quan Thanh tra các tỉnh, thành phố là đại diện các vùng, miền trong cả

nước và lãnh đạo cơ quan Thanh tra của một số bộ, ngành Trung ương .

Để tìm hiểu kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trước

yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của một số bộ, ngành chịu

ảnh hưởng trực tiếp, Nhóm nghiên cứu đã tham khảo một số điểm đáng chú ý

về quản lý và tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của Bộ Tài chính và

Ngân hàng Nhà nước từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng đối với

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra.

- Phương pháp hệ thống hoá và mô hình hoá.

Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra

đặt trong bối cảnh đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của

cả nước nói chung. Những yêu cầu và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng CBCC

ngành Thanh tra được xây dựng trên cơ sở hệ thống các chức năng, nhiệm vụ

của ngành Thanh tra và coi đó là một bộ phận trong hệ thống đào tạo, bồi

dưỡng CBCC theo mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhằm đổi mới

công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh tra, Đề tài còn sử dụng

phương pháp mô hình hoá khi đề cập đến nhiều nội dung nghiên cứu cũng như

trình bày một số giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ngành Thanh

tra.

11

Ngoài những phương pháp trên đây, việc nghiên cứu đề tài còn sử dụng

các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là: Phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê...để làm

rõ các nội dung nghiên cứu và nhận định được nêu ra trong Đề tài.

5. Cơ cấu của Đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Đề tài “Đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh

tra trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cải cách hành

chính” gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

thanh tra.

Chương II: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra

hiện nay và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của một số Bộ,

ngành.

Chương III: Những định hướng cơ bản và giải pháp đổi mới công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra

trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách hành

chính.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!