Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đối chiếu quan điểm địa - lịch sử, địa - chính trị về biển đông giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LONG THỊ ÁNH NGUYỆT
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU QUAN ĐIỂM
ĐỊA - LỊCH SỬ, ĐỊA - CHÍNH TRỊ VỀ BIỂN ĐÔNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LONG THỊ ÁNH NGUYỆT
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU QUAN ĐIỂM
ĐỊA - LỊCH SỬ, ĐỊA - CHÍNH TRỊ VỀ BIỂN ĐÔNG
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƢ VÂN
THÁI NGUYÊN - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi là trung thực
và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013
Tác giả
LONG THỊ ÁNH NGUYỆT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy - TS. Vũ Nhƣ Vân - người
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, xin cảm ơn bạn bè trong và
ngoài khoa Địa lí đã động viên, đóng góp ý kiến cho vấn đề mà tôi tìm hiểu.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng thời gian.
Thái nguyên, tháng 04 năm 2013
Học viên
LONG THỊ ÁNH NGUYỆT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan........................................................................................................i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ..............................................................................................................iii
Danh mục các hình .............................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ .................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
4. Khái lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................3
5. Quan điểm nghiên cứu.................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................6
1.1. Khái quát lí luận về địa - lịch sử biển ......................................................6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu biển ....................................................................6
1.1.2. Lịch sử luật biển ..............................................................................10
1.2. Lý luận về địa - chính trị biển ................................................................13
1.2.1. Khoa học địa - chính trị...................................................................13
1.2.2. Địa - chính trị biển...........................................................................14
1.3. Nhận thức về vai trò của Biển Đông ......................................................17
1.3.1. Đối với khu vực Đông Nam Á ........................................................17
1.3.2. Biển Đông đối với Việt Nam...........................................................21
1.3.3. Nam Hải/ Biển Đông đối với Trung Quốc ......................................25
Chƣơng 2. CHỨNG CỨ ĐỊA - LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM VÀ
TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG...................................................33
2.1. Cơ sở tham chiếu cho việc đối chiếu các chứng cứ về Biển Đông
là Luật biển quốc tế 1982 (UNCLOS 1982)..........................................33
2.1.1. Những nguyên tắc chung của UNCLOS - 1982..............................33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.1.2. Các khái niệm cốt lõi.......................................................................34
2.2. Vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam theo Công ước
Luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS - 1982) ...................................36
2.2.1. Vùng nội thuỷ ..................................................................................37
2.2.2. Lãnh hải ...........................................................................................37
2.2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải....................................................................39
2.2.4. Vùng đặc quyền kinh tế...................................................................39
2.2.5. Thềm lục địa ....................................................................................41
2.3. Bằng chứng lịch sử về chủ quyền tại Biển Đông của Việt Nam............43
2.4. Phía Trung Quốc đưa ra cái gọi là những chứng cứ lịch sử về chủ
quyền của Trung Quốc tại biển Nam Hải ..............................................45
2.4.1. Nhìn từ trong ra: “Những chứng cứ” phía Trung Quốc ..................45
2.4.2. Từ ngoài vào: Những người nước ngoài nghiên cứu về
Trung Quốc .....................................................................................48
Chƣơng 3. SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUAN ĐIỂM ĐỊA - CHÍNH TRỊ
VỀ BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC.............52
3.1. Quan diểm địa - chính trị Biển Đông của Việt Nam..............................52
3.1.1. Những vấn đề Biển Đông liên quan đến Việt Nam.........................52
3.1.2. Vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị của biển Việt Nam..................53
3.1.3. Tiếp cận hành động của Việt Nam về Biển Đông...........................54
3.2. Quan điểm của Trung Quốc Nam Hải (Biển Đông) ..............................56
3.2.1. Lập trường của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền trên
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Luật quốc tế về Biển 1982
(UNCLOS - 1982).............................................................................56
3.2.2. Sự kiện “Đường lưỡi bò” những biểu hiện của chủ nghĩa
bành trướng hàng hải.......................................................................63
3.2.3. Tiếp cận hành động quyết đoán của phía Trung Quốc ....................64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC CHO CÁC VẤN ĐỀ VỀ
BIỂN ĐÔNG THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM.......................72
4.1. Giải pháp chiến lược mềm .....................................................................72
4.1.1. Nhận thức chung ..............................................................................72
4.1.2. Đấu tranh không khoan nhượng với những quan điểm sai trái
của phía Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông .........................73
4.1.3. Đấu tranh chính trị/ ngoại giao........................................................83
4.2. Giải pháp chiến lược cứng: Mạnh lên về kinh tế, quốc phòng,
văn hoá biển ..........................................................................................91
4.2.1. Xây dựng kinh tế biển .....................................................................91
4.2.2. Quốc phòng an ninh biển.................................................................96
4.2.3. Xây dựng nền văn hoá biển ...........................................................101
4.3. Tạo lập các cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển và xây dựng kinh tế, quốc phòng biển .......................103
4.3.1. Công bố và thực thi Luật biển Việt Nam năm 2012 .....................103
4.3.2. Tôn trọng DOC, thúc đẩy tiến trình cam kết ràng buộc song
phương/ đa phương về vấn đề Biển Đông COC............................106
4.3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về Biển Đông ..........................108
4.3.5. Một số việc cần làm ngay..............................................................110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................116
Kết luận .......................................................................................................116
Kiến nghị .....................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… ............120
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN: Công nguyên
COC: Quy tắc ứng xử ở biển Đông.
DOC: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
ICJ (International Court Justice): Tòa án công lý quốc tế
LHQ: Liên hiệp quốc. Liên hợp quốc
NDT: Nhân dân tệ (tiền Trung Quốc)
Nxb: Nhà xuất bản
UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea): Công ước Liên
Hiệp Quốc về luật biển (Công ước luật biển)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các quốc gia Đông Nam Á ..........................................................18
Hình 1.2: Bản đồ Biển Đông ........................................................................28
Hình 2.1: Các vùng biển theo Công ước luật quốc tế năm 1982 .................36
Hình 2.2: Hoàng Sa (phía dưới, bên trái), trong tập “Thiên Nam tứ chí
lộ đồ thư” do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686)
đời Lê Hy Tông ............................................................................42
Hình 3.1: Bản đồ cái gọi là "đường đứt khúc 9 đoạn" theo tuyên bố
của Trung Quốc ............................................................................63
Hình 3.2: Không ảnh của NASA chụp cụm Sinh Tồn, có đá Gạc Ma
(điểm cuối phía nam) và Tư Nghĩa, tại quần đảo Trường Sa ......65
Hình 3.3: Sơ đồ vị trí tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của VN........66
Hình 3.4: Tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải Trung Quốc xâm phạm
quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 23/3..............................69
Hình 4.1: Tàu đa năng DN 2000 ..................................................................98
Hình 4.2: Máy bay Casa 212-400.................................................................99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến
lược về địa chính trị và địa quốc gia. Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km trải
dài từ Bắc xuồng Nam đã mang lại cho Việt Nam vị trí 27 trong số 157 quốc gia
ven biển, đảo quốc trên thế giới. Theo công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2
, gấp 3 lần
diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có
khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa,
chúng được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, một số đảo
ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên
biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định được vùng
nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa lấy đó làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung
Hải) chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là
tuyến hàng hải chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với các nước châu
Á và giữa các nước châu Á với nhau. Biển Đông còn là một vùng biển có
nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Với tiềm năng kinh tế và vị trí chiến lược quan trọng đó mà hiện nay
Biển Đông đang đứng trước sự tranh chấp của nhiều quốc gia, nhưng phức tạp
nhất vẫn là việc Trung Quốc chủ ý, vì lợi ích cốt lõi của họ, đã tạo dựng ra sự
tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền đương nhiên của Việt
Nam. Trung Quốc đưa ra một số cái gọi là bằng chứng lịch sử với những quan
điểm sai trái trước những bằng chứng Việt Nam đưa ra có lý có tình, phù hợp
với Luật Biển quốc tế 1982, được cộng đồng thế giới ủng hộ. Điều cần lên án là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
phía Trung Quốc đã tuyên truyền giáo dục bằng mọi biện pháp có thể, làm cho
dư luận cũng như ý thức hệ công dân Trung Quốc trở nên cố hữu rằng Trung
Quốc chủ quyền Biển Đông trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với
tên gọi chệch đi là Tây Sa, Nam Sa, cùng với đó là huyện Tam Sa mới thành
lập thuộc tỉnh Hải Nam. Tệ hại hơn năm 1974, Trung Quốc đã đánh chiếm
Hoàng Sa, 1988 đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam và gần
đây đưa nhiều tàu hải giám, tập trận, chào mời 9 lô khai thác dầu thuộc vùng
lãnh hải chủ quyền Việt Nam.
Vấn đề là phải làm rõ công lý, trên cơ sở phân tích, đối chiếu quan điểm
địa - lịch sử/ địa - chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc để đấu tranh cho lẽ
phải, cho quyền, chủ quyền và quyền tài phán Biển Đông là vùng nước thiêng
liêng của Tổ Quốc.
Với cách đặt vấn đề nói trên, chúng tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU
ĐỐI CHIẾU QUAN ĐIỂM ĐỊA - LỊCH SỬ, ĐỊA - CHÍNH TRỊ VỀ BIỂN
ĐÔNG GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC”
Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Như Vân,
Khoa Địa lí trường ĐHSP Thái Nguyên.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu sự khác biệt về quan điểm địa - lịch sử
và địa - chính trị giữa Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, làm rõ cơ sở lí luận
và thực tiễn của chiến lược biển Việt Nam, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh chống
lại những luận điểm sai trái trong vấn đề Biển Đông của phía Trung Quốc, góp
phần bảo vệ môi trường hoà bình ổn định cho công cuộc CNH - HĐH đất nước.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập thông tin, tư liệu về Biển Đông, thông tin địa - lịch sử, địa -
chính trị về biển của Việt Nam và Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
- Tổng hợp và phân tích, đối chiếu quan điểm địa - lịch sử, địa - chính trị
của Việt Nam và Trung Quốc.
- Đề xuất giải pháp đấu tranh chống lại luận điểm sai trái về vấn đề Biển
Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi chiến
lược biển trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do tính chất phức tạp về địa - lịch sử và địa - chính trị, địa danh Biển
Đông sử dụng trong luận văn này là theo Luật biển Việt Nam, trong khi Trung
Quốc gọi là biển Nam Hải, theo ngôn ngữ quốc tế, đó là biển Nam Trung Hoa,
Theo nhà địa lý Pháp Ive Lacoste, đó là Biển Đông Nam Á.
Địa danh và nội hàm địa - lịch sử / địa - chính trị được nghiên cứu theo
quan niệm chung được các nhà nghiên cứu tại các viện nghiên cứu Biển Đông
của Việt Nam và các viện nghiên cứu đại - chiến lược quốc tế có uy tín ở Pháp,
Hoa Kỳ, Ôstraylia.
Các vấn đề, khái niệm, nội hàm về biển được nghiên cứu trên cơ sở
UNCLOS - 1982, Luật biển Việt Nam 2012, các văn bản DOC, Tuyên bố
chung về Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc (Bắc Kinh năm 2011).
4. Khái lƣợc về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về đề tài nghiên cứu Biển Đông, đã có một số tài liệu nghiên cứu có
tình địa lí tổng hợp như: Biển Đông Việt Nam (Nguyễn Văn Âu (2002), Nxb
ĐHQG Hà Nội)[10], Địa lí tự nhiên Việt Nam (Vũ Tự Lập (2007), Nxb
ĐHSP Hà Nội)[17], Nguồn lợi Biển Đông (Vũ Trung Tạng (1979), Nxb
KHKT Hà Nội)[22], Những công trình khoa học Địa lý tự nhiên tiêu biểu
(Lê Bá Thảo (2007), Hà Nội)[23].
Một số vấn đề về giá trị kinh tế văn hóa và chính trị được thể hiện trong
các nghiên cứu của Trần Khánh (chủ biên) (Những vấn đề chính trị kinh tế
Đông Nam Á thập niên đầu thế kỉ XXI, (Nxb KHXH, 2006))[16], Vũ Dương
Minh (chủ biên), Đông Nam Á truyền thống và hội nhập (Nxb TG, 2007))[18] .