Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đối chiếu lượng từ trong tiếng  trung và loại từ trong tiếng Việt trong học  phần ngữ pháp học tiếng Trung Quốc
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
11.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1112

Nghiên cứu đối chiếu lượng từ trong tiếng trung và loại từ trong tiếng Việt trong học phần ngữ pháp học tiếng Trung Quốc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

----

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU LƯỢNG TỪ TRONG TIẾNG

TRUNG VÀ LOẠI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT TRONG HỌC

PHẦN NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC

Mã số đề tài: CS21 – 49

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Nguyệt Nga

Thành viên tham gia: ThS Đỗ Hạnh Nguyên

Hà Nội, Tháng 5 năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU LƯỢNG TỪ TRONG TIẾNG

TRUNG VÀ LOẠI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT TRONG HỌC

PHẦN NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC

Mã số đề tài: CS21 – 49

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Nga

Thành viên tham gia: ThS Đỗ Hạnh Nguyên

Xác nhận của Trường Đại học Thương Mại Chủ nhiệm đề tài

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. THS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA – CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

2. THS ĐỖ HẠNH NGUYÊN – THÀNH VIÊN

i

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1

2. Tổng quan nghiên cứu về đề tài ....................................................................2

2.1. Tình hình nghiên cứu Ngoài nước..............................................................1

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 4 6

3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................8

3.1 Mục tiêu chung............................................................................................8

3.2 Mục tiêu cụ thể:...........................................................................................8

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................8

4.1. Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................8

4.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................8

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................9

5.1. Cách tiếp cận..............................................................................................9

5.2. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................9

6. Kết cấu của nghiên cứu ...............................................................................10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................11

1.1. Lí luận về đối chiếu ngôn ngữ..................................................................11

1.2 Vấn đề tên gọi Lượng từ, Loại từ..............................................................12

1.2.1 Tên gọi Lượng từ và vị trí của Lượng từ trong hệ thống thực từ tiếng

Hán ..................................................................................................................12

1.2.2 Tên gọi Loại từ và vị trí của Loại từ trong hệ thống thực từ tiếng Việt.14

1.3 Định nghĩa .................................................................................................16

1.3.1 Định nghĩa Lượng từ tiếng Trung ..........................................................16

1.3.2 Định nghĩa Loại từ tiếng Việt.................................................................16

1.3.3 Đối chiếu khái niệm Lượng từ và loại từ ...............................................17

1.4 Vấn đề phân loại........................................................................................17

ii

1.4.1 Phân loại Lượng từ tiếng Trung.............................................................17

1.4.2 Phân loại Loại từ tiếng Việt ...................................................................18

1.4.3 Đối chiếu phân loại Lượng từ - Loại từ và phạm vi nghiên cứu............18

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU LƯỢNG TỪ TRONG TIẾNG TRUNG VÀ

LOẠI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT ...............................................................21

2.1. Đối chiếu đặc trưng ngữ pháp của Lượng từ - Loại từ.............................21

2.1.1 Đặc trưng ngữ pháp của Lượng từ.........................................................21

2.1.2 Đặc trưng ngữ pháp của Loại từ............................................................24

2.1.3 Đối chiếu đặc trưng ngữ pháp của Lượng từ - Loại từ..........................26

2.2 Đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ - Loại từ.............................28

2.2.1 Đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ .......................................................28

2.2.2 Đặc trưng ngữ nghĩa của Loại từ...........................................................32

2.2.3 Đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ - Loại từ.........................35

2.3 Đối chiếu đặc trưng ngữ dụng của Lượng từ - Loại từ .............................37

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT LỖI SAI DÙNG LƯỢNG TỪ TIẾNG TRUNG

TRONG HỌC PHẦN NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG TRUNG Ở SINH VIÊN

NĂM THỨ HAI CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI.42

3.1 Thực trạng sử dụng Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ pháp học

tiếng Trung Quốc. ...........................................................................................42

3.1.1 Khảo sát tình hình sử dụng Lượng từ trong học phần Ngữ pháp học

tiếng Trung ......................................................................................................42

3.1.2 Kết quả khảo sát tình hình sử dụng Lượng từ trong học phần Ngữ pháp

học tiếng Trung ...............................................................................................43

3.2 Phân tích lỗi sai Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ pháp học tiếng

Trung Quốc. ....................................................................................................47

3.2.1. Lỗi dùng sai Lượng từ...........................................................................47

3.2.2. Lỗi dùng thiếu Lượng từ........................................................................53

iii

3.2.3. Lỗi dùng thừa Lượng từ. .......................................................................53

3.2.4. Lỗi sai vị trí Lượng từ ...........................................................................54

3.2.5. Lỗi sai khi sử dụng Lượng từ trùng điệp...............................................55

3.3 Nguyên nhân của các lỗi sai về Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ

pháp học tiếng Trung Quốc.............................................................................56

3.3.1 Nguyên nhân ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ ngôn ngữ tiếng Trung..56

3.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ tiếng Việt .....................57

3.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng từ thiết kế giáo trình.......................................58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................60

1. Kết luận .......................................................................................................60

2. Kiến nghị.....................................................................................................62

2.1 Kiến nghị các giải pháp giảng dạy Lượng từ tiếng Trung trong học phần

Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc.....................................................................62

2.2 Kiến nghị các giải pháp giảng dạy Lượng từ tiếng Trung trong các học

phần trước học phần Ngữ pháp học................................................................63

2.3 Kiến nghị các giải pháp tự học, tự nghiên cứu về Lượng từ tiếng Trung.64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Tên gọi của Lượng từ .....................................................................14

Bảng 1.2: Tên gọi của Loại từ.........................................................................15

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại Lượng từ ..............................................................17

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân loại Loại từ..................................................................18

Bảng 1.3: Bảng thống kê 70 Lượng từ của nghiên cứu...................................20

Bảng 2.1: Đặc điểm ngữ nghĩa của Lượng từ - Trích phụ lục 1 ....................30

Bảng 2.2: Đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ - Trích phụ lục 1....................32

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lỗi sai Lượng từ ở các mức................................................43

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ trung bình trả lời đúng/ sai ...............................................44

Bảng 3.2: Thống kê tỷ lệ sai ở các Lượng từ ..................................................45

Bảng 3.3: Thống kê tỷ lệ loại Lỗi sai Lượng từ ..............................................46

v

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu đối chiếu Lượng từ trong tiếng Trung và Loại từ trong

tiếng Việt trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc

- Mã số: CS21 - 49

- Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Nga

- Cơ quan chủ trì:Trường Đại học Thương mại

- Thời gian thực hiện: từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến ngày 31/3 năm 2022

2. Mục tiêu: Chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, cách dùng,

đặc điểm ngữ nghĩa của các Lượng từ tiếng Trung xuất hiện học phần Ngữ pháp học tiếng

Trung Quốc với các Loại từ tương đương trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ

được ứng dụng vào việc giảng dạy kiến thức Lượng từ ở học phần Ngữ pháp học tiếng Trung

Quốc nhằm giúp người học khắc phục được lỗi sai ở phần kiến thức này.

3. Tính mới và sáng tạo:

- Khảo sát Lượng từ tiếng Trung xuất hiện trong giáo trình Ngữ pháp thực dụng tiếng

Hán đối ngoại hiện đang sử dụng cho học phần Ngữ pháp học tiếng trung Quốc và

Loại từ tương đương trong tiếng Việt ở cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ

dụng để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai từ loại này.

- Trên cơ sở khảo sát lỗi sai sử dụng Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ pháp

học, và ứng dụng kết quả đối chiếu ở trên, nghiên cứu đưa ra những kiến nghị phù

hợp với hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động tự học tự nghiên cứu của

sinh viên chuyên ngành tiếng Trung thương mại, trường Đại học Thương mại.

- Nghiên cứu thiết kế hệ thống bài tập về Lượng từ trên ứng dụng Quizizz, hỗ trợ hữu

hiệu cho hoạt động giảng dạy của giáo viên phần kiến thức liên quan đến Lượng từ

của học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc.

4. Kết quả nghiên cứu:

vi

Lượng từ trong tiếng trung và Loại từ trong tiếng Việt là hai từ loại đặc biệt

và quan trọng của hai ngôn ngữ. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu với nhiều cách

tiếp cận và định danh khác nhau, cả hai từ loại này mới được công nhận là những

nhóm từ loại độc lập với thuật ngữ thống nất là Lượng từ và Loại từ. Mặc dù có nhiều

hướng định nghĩa khác nhau cho hai từ loại này, nhưng nhìn chung các nhà nghiên

cứu đều thống nhất một quan điểm chung trong việc giới hạn đây là nhóm từ biểu chị

đơn vị số lượng giúp kiểm đếm, xếp loại và phân định các danh từ chỉ người, sự vật

hoặc hành vi động tác.

Đứng về góc độ phân loại, Lượng từ chi thành hai loại lớn là Danh Lượng từ

và Động Lượng từ, trong khi đó Loại từ chỉ giới hạn ở các Danh Lượng từ. Ngoài ra

căn cứ vào tính chất và tần suất sử dụng Lượng từ và Loại từ để chia làm hai loại

chuyên dùng và mượn dùng. Tuy nhiên đi vào từng tiểu loại nhỏ hơn Danh Lượng từ

chuyên dùng trong tiếng Trung lại căn cứ vào khả năng kết hợp về mặt ngữ nghĩa với

danh từ được chia làm ba tiểu loại nhỏ là Lượng từ cá thể, Lượng từ tập thể, Lượng

từ đo lường, trong khi đó Loại từ chuyên dùng trong tiếng Việt, lại căn cứ vào tính

chất định tính, phân định của Loại từ để phân chia tiêu loại Lượng từ.

Mặc dù Lượng từ và Loại từ về mặt hình thức đều kết hợp với số từ hoặc đại

từ chỉ thị đứng trước danh từ trung tâm, tuy nhiên yêu cầu bắt buộc phải sử dụng

Lượng từ trong hai cụm từ trên mạnh hơn Loại từ. Về mặt vị trí, Lượng từ có xu

hướng kết hợp chặt chẽ với số từ hoặc đại từ chỉ thị và tách xa Danh từ trung tâm tạo

thành kết cấu ( Số từ + Lượng từ) + Danh từ trung tâm. Trong khi đó, Loại từ lại có

xu hướng kết hợp chặt chẽ và tiến gần với Danh từ trung tâm tạo thành kết cấu Số từ

+ ( Loại từ + Danh từ trung tâm) hoặc (Loại từ + Danh từ trung tâm) + Đại từ chỉ

thị. Ngoài ra, Loại từ có thể tự kết hợp trực tiếp với Danh từ trung tâm mà không cần

sự xuất hiện của Số từ hoặc đại từ chỉ thị để độc lập làm định ngữ cho danh từ trung

tâm. Lượng từ trong tiếng Trung không có chức năng ngữ pháp này. Lượng từ trong

tiếng Trung có thể trùng điệp, sau khi trùng điệp, Lượng từ có thể độc lập làm thành

phần câu như chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ, vị ngữ. Loại từ trong tiếng Việt không

có hình thức ngữ pháp này.

vii

Về mặt ngữ nghĩa, có thể thấy việc lựa chọn Lượng từ/Loại từ định lượng cho

Danh từ là lựa chọn mang tính hai chiều và phụ thuộc lẫn nhau. Trong nhiều trường

hợp, đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ/ Loại từ còn có sự chuyển dịch và ảnh hưởng

lên Danh từ. Ngoài ra, trong tiếng Trung và tiếng Việt đều tồn tại hiện tượng một

Lượng từ /Loại từ có thể làm đơn vị định lượng cho nhiều Danh từ, hoặc một Danh

từ có thể có nhiều Lượng từ/Loại từ định lượng. Tuy nhiên xuất phát từ các góc độ

quan sát và tri nhận sự vật khác nhau giữa hai dân tộc, việc lựa chọn, nguyên nhân

lựa chọn, mục đích lựa chọn Lương từ/ Loại từ định lượng cho danh từ là khác nhau.

Ngoài ra Lượng từ và Loại từ không đối xứng nhau về mặt ý nghĩa. Hiện tượng một

Lượng từ ở một phạm trù ngữ nghĩa cụ thể có thể tương đương với nhiều Loại từ ở

các phạm trù ngữ nghĩa khác nhau và ngược lại khá phổ biến. Trong các Lượng từ

khảo sát của nghiên cứu, đặc điểm này thể hiện rất rõ ở các Lượng từ cá thể chỉ người,

Lượng từ cá thể chỉ động vật, Lượng từ cá thể chỉ thực vật, Lượng từ chỉ sự vật với

các hình dáng dài, tròn, hình que, hình sợi .......

Về mặt ngữ dụng, Lượng từ/Loại từ đều mang sắc thái ý nghĩa miêu tả làm

danh từ mà nó định lượng trở nên sống động có hình tượng; mang sắc thái sắc thái

tình cảm như tích cực, tiêu cực, yêu ghét, tôn trọng, coi thường và sắc thái văn phong

khác nhau. Tuy nhiên, ở Lượng từ, sắc thái miêu tả phong phú hơn, trong khi đó, ở

Loại từ, sắc thái tình cảm là đa dạng và rõ ràng hơn.

Thông qua khảo sát lỗi sai sử dụng 60 Lượng từ trong học phần Ngữ pháp học

của sinh viên năm thứ hai, chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ sinh viên mắc lỗi sai khá cao bao

gồm các lỗi như (1) Lỗi dùng sai Lượng từ, (2) Lỗi dùng thừa Lượng từ, (3) Lỗi dùng

thiếu Lượng từ, (4) Lỗi sai vị trí Lượng từ, (5) Lỗi sai khi sử dụng Lượng từ trùng

điệp. Trong đó lỗi dùng sai Lượng từ với các hình thức sai khác nhau là phổ biến nhất.

Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của sinh viên trong việc sử dụng Lượng từ tiếng Trung

trước hết là do ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ ngôn ngữ tiếng Trung - thể hiện ở độ

khó của kiến thức tiếng Trung cũng như việc nắm và hiểu chưa đầy đủ và toàn diện

đặc điểm ngữ pháp, đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của Lượng từ. Nguyên nhân thứ

hai là do ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng Việt với sự giao thoa giữa các điểm tương đồng

viii

và khác biệt của Lượng từ và Loại từ. Nguyên nhân thứ ba là do ảnh hưởng từ thiết

kết chưa hợp lý và thiếu tính khái quát trong phần kiến thức Lượng từ ở các giáo trình

hiện đang sử dụng trong chương trình giảng dạy là 汉语教程第一册, 第二册. Các

lỗi sai trên hoàn toàn có thể được khắc phục thông qua việc thiết kế hợp lý, có trọng

tâm, có chiều sâu nội dung giảng dạy và thực hành Lượng từ trong học phần Ngữ

pháp học và các học phần học trước của Ngữ pháp học cũng như việc củng cố, rèn

luyện một cách chủ động khoa học thông qua hoạt động tự học tự, nghiên cứu của

sinh viên.

5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài

1. 01 bài báo đăng Tạp chí Giáo dục tháng 3, Tên bài báo “ Nghiên cứu Lượng từ sử

dụng cho Danh từ chỉ 12 con giáp trong Tiếng Trung và đối chiếu với Tiếng Việt”

2. 01 NCKH sinh viên đạt kết quả tốt với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm của Lượng từ

tiếng trung và khảo sát các lỗi sai thường mắc phải của sinh viên đại học Thương

mại khi sử dụng Lượng từ tiếng Trung”

3. Hệ thống bài tập trên ứng dụng Quizizz

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Kết quả của nghiên cứu sẽ được chuyển giao trực tiếp và ứng dụng vào hoạt động

giảng dạy ngữ pháp của học phần Ngữ pháp học nói chung và các học phần Tiếng Trung 1.1,

Tiếng Trung 1.2, Tiếng Trung 1.3, Tiếng Trung 1.4

Kết quả của nghiên cứu có giá trị tham khảo thiết thực cho giảng viên không chỉ

trong hoạt động giảng dạy kiến thức Lượng từ tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam mà còn

giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Loại từ tiếng Việt cho lưu học sinh Trung Quốc đang học

tập tại trường Đại học Thương mại.

Hệ thống bài tập về Lượng từ thiết kế trên ứng dụng Quizizz sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả giảng dạy giảng dạy kiến thức Lượng từ thuộc học phần ngữ pháp học tiếng Trung

Quốc, cũng như kiến thức Lượng từ trong các học phần tiếng Trung giảng dạy tại trường Đại

học Thương Mại.

Ngày 31 tháng 03 năm 2022

Chủ nhiệm đề tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!