Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
CỦA TỔ CHỨC NƢỚC NGOÀI KINH DOANH
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
CỦA TỔ CHỨC NƢỚC NGOÀI KINH DOANH
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN VÂN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh
doanh tại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của chính tác giả, dựa trên sự kế thừa
các công trình nghiên cứu trước đó và sự định hướng của giáo viên hướng dẫn. Tôi
cam kết luận văn không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, toàn bộ
trích dẫn đều được tác giả footnote đầy đủ theo yêu cầu, đảm bảo tính trung thực và
khoa học của luận văn.
Tác giả
Nguyễn Thị Hoài Thu
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁI LUẬN VỀ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC NƢỚC NGOÀI KINH DOANH TẠI VIỆT NAM...7
1.1. Khái niệm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nƣớc ngoài
kinh doanh tại Việt Nam...........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam..................................7
1.1.2. Khái niệm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh
doanh tại Việt Nam....................................................................................................10
1.2. Cơ sở hình thành nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nƣớc
ngoài kinh doanh tại Việt Nam ..............................................................................13
1.2.1. Thẩm quyền thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nước đối với tổ chức
nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam ........................................................................13
1.2.2. Sự xuất hiện các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ
chức nước ngoài khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.........................15
1.3. Đặc trƣng của nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với tổ chức
nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam.....................................................................18
1.3.1. Đặc trưng về đối tượng (người) nộp thuế ......................................................18
1.3.2. Đặc trưng về phương thức, quy trình nộp thuế ..............................................21
1.4. Những yêu cầu và nguyên tắc chi phối quá trình xây dựng và thực hiện
pháp luật về nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với tổ chức nƣớc
ngoài kinh doanh tại Việt Nam ..............................................................................22
1.4.1. Dung hòa lợi ích của nhà nước và đối tượng nộp thuế, đảm bảo hiệu quả thu
ngân sách và thu hút đầu tư nước ngoài...................................................................22
1.4.2. Nhận diện chính xác tổ chức nước ngoài là đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp.............................................................................................................24
1.4.3. Xây dựng quy định pháp luật đặc thù điều chỉnh nghĩa vụ thuế thu nhập
doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam..............................26
1.4.4. Xử lý trùng thuế trong quá trình điều tiết nghĩa vụ thuế thu nhập doanh
nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.........................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................31
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP CỦA TỔ CHỨC NƢỚC NGOÀI KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN...............................32
2.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức
nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam.....................................................................32
2.1.1. Quy định về tổ chức nước ngoài có nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp....32
2.1.2. Quy định về tổ chức nước ngoài không có nghĩa vụ thuế thu nhập doanh
nghiệp........................................................................................................................34
2.1.3. Quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nước
ngoài kinh doanh tại Việt Nam..................................................................................37
2.1.4. Quy định về căn cứ tính thuế...........................................................................39
2.1.5. Quy định về kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài
kinh doanh tại Việt Nam............................................................................................45
2.1.6. Quy định về xử lý vi phạm người nộp thuế trong việc thu thuế thu nhập doanh
nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.........................................47
2.1.7. Áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần khi xác định nghĩa vụ thuế thu
nhập doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.....................48
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp
của tổ chức nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam................................................51
2.2.1. Thực trạng xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp để nhận diện
tổ chức nước ngoài có nghĩa vụ thuế ........................................................................52
2.2.2. Thực trạng áp dụng quy định về căn cứ tính thuế ..........................................55
2.2.3. Thực trạng áp dụng quy định về chủ thể có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và xử
lý vi phạm với người nộp thuế không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế ........................56
2.2.4. Thực trạng áp dụng các hiệp định về tránh đánh thuế hai lần.......................59
2.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ
chức nƣớc ngoài kinh doanh tại Việt Nam ...........................................................61
2.3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.......................................................................61
2.3.2. Các giải pháp bổ trợ ......................................................................................62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................65
KẾT LUẬN..............................................................................................................66
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mở rộng quan hệ quốc tế và hội nhập song hành với nguồn vốn đầu tư kinh
doanh vào thị trường Việt Nam ngày một gia tăng. Tính chung trong năm 2013, tổng
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm
20121
. Hình thức đầu tư, kinh doanh của chủ thể nước ngoài nói chung, tổ chức nước
ngoài nói riêng, theo đó cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Bên cạnh các chủ thể
thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Dầu
khí, Luật Đầu tư..., còn tồn tại nhiều dạng thức kinh doanh khác làm phát sinh thu
nhập hoặc các khoản lợi ích vật chất của phía nước ngoài tại Việt Nam.
Sự xuất hiện các dạng thức kinh doanh này đặt ra thách thức cho công tác quản
lý, thu thuế từ phía nhà nước. Vì lẽ, so với các hình thức đầu tư có đăng ký, có hình
thành pháp nhân kinh doanh, chịu sự quản lý tương đối chặt chẽ từ phía nhà nước, các
hoạt động kinh doanh này khó xác định, khó quản lý xuất phát từ việc tổ chức nước
ngoài không hình thành pháp nhân để kinh doanh, không phải thực hiện các thủ tục
đăng ký theo quy định của Luật Đầu tư, thậm chí có thể không hiện diện cơ sở thường
trú tại Việt Nam. Dù vậy, hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam vẫn làm phát sinh
nghĩa vụ thuế với nhà nước, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Quản lý, thu thuế TNDN với hoạt động kinh doanh của tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam là cần thiết nhằm tránh thất thu thuế vào ngân sách nhà nước và đảm bảo
công bằng về nghĩa vụ thuế của tất cả các chủ thể kinh doanh. Ở khía cạnh vĩ mô, thu
thuế hiệu quả đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam còn góp phần hình
thành môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng sức hút của thị trường Việt Nam với cả
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Với lý do này, tác giả chọn đề tài
“Nghĩa vụ thuế TNDN của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam” làm đề tài
luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghĩa vụ thuế mà một chủ thể nước ngoài phải thực hiện đối với nhà nước khi
tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là nội dung thu hút nhiều sự quan
tâm của giới nghiên cứu, đặc biệt từ khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập, mở rộng quan
hệ quốc tế. Theo khảo sát của tác giả, các công trình nghiên cứu về nội dung này đến
1 Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch – đầu tư
http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&aID=1557
2
nay bao gồm:
Dưới góc độ kinh tế:
- “Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, luận văn thạc sỹ kinh
tế của Phạm Quang Huy, bảo vệ năm 2009, tại Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh.
- “Hoàn thiện chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam”,
luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Hiệp Hưng, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Là luận văn thạc sỹ kinh tế, các công trình này chủ yếu tiếp cận nghĩa vụ thuế
của tổ chức, cá nhân nước ngoài (nhà thầu nước ngoài) dưới góc độ kinh tế, dựa trên
nền tảng lý thuyết trò chơi. Các vấn đề pháp lý có được đề cập, song thiếu tính hệ
thống và chuyên sâu.
Dưới góc độ pháp lý, các nghiên cứu về đề tài này bao gồm:
- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh
của nhà thầu nước ngoài theo pháp luật Việt Nam” của Phạm Lê Ninh, bảo vệ năm
2013 tại Trường Đại học Luật Hồ Chí Minh. Luận văn này đã phần nào khái quát
được nghĩa vụ thuế của nhà thầu nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tập
trung vào đối tượng nhà thầu là tổ chức, các phân tích còn thiếu tính hệ thống, chưa
sâu, chưa làm rõ sự cần thiết phải có các quy định pháp luật đặc thù điều chỉnh nghĩa
vụ thuế của chủ thể này.
- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Pháp luật thuế áp dụng đối với tổ chức,
cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Phượng, thực hiện năm 2013, tại Trường Đại học Luật
Tp. HCM. Khóa luận có ưu điểm trong việc chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của nghĩa
vụ thuế với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, hệ thống lại các quy
định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh nội dung này, tuy vậy, dưới cấp độ của khóa
luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn phụ thuộc nhiều vào luật thực định mà chưa xây
dựng được cơ sở luận về nghĩa vụ thuế áp dụng cho chủ thể đặc biệt này.
- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật “Một số vấn đề về thuế nhà thầu ở Việt
Nam đối với nhà thầu là tổ chức nước ngoài”, của Nguyễn Thu Trang thực hiện năm
2012, tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đến thời điểm hiện tại, theo khảo sát của tác giả, dưới góc độ pháp lý, đề tài
chưa được nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ. Bài viết trên các tạp chí khoa học pháp