Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH
NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI
VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã ngành: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Văn Hưng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH
NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI
VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60.38.01.07
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Văn Hưng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Hoàng Oanh, học viên lớp Cao học Luật Khóa 18,
chuyên ngành Luật Kinh tế, trƣờng Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, đƣợc thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật, nghiên cứu việc áp dụng
pháp luật trong thực tiễn, với sự hƣớng dẫn khoa học của thầy TS Lê Văn Hƣng.
Những thông tin tôi đƣa ra trong luận văn này là trung thực, và tuân thủ các quy
định về trích dẫn, chú thích. Những phân tích, kiến nghị đƣợc tôi đề xuất dựa trên
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoàng Oanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƢỢNG VỐN ..........................................9
1.1 Những vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với thu
nhập từ chuyển nhượng vốn ...............................................................................................9
1.1.1 Khái niệm thu nhập từ chuyển nhượng vốn và nghĩa vụ thuế.....................................9
1.1.2 Đặc điểm thu nhập từ chuyển nhượng vốn ...............................................................12
1.2 Quá trình hình thành pháp luật thuế thu nhập cá nhân trong việc quy định thu
nhập từ chuyển nhượng vốn là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân ở nước ta: .....13
1.3 Quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng
vốn ……………………………………………………………………………………...14
1.3.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn ........14
1.3.2 Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.........18
1.3.3 Căn cứ tính thuế..........................................................................................................23
1.3.4 Giảm thuế, miễn thuế, hoàn thuế. ...............................................................................30
1.4 Nghĩa vụ của các chủ thể đối với thuế thu nhập cá nhân từ CNV .....................32
1.4.1 Nghĩa vụ của cơ quan thuế .......................................................................................32
1.4.2 Nghĩa vụ đối với tổ chức có phần vốn góp được chuyển nhượng...............................34
1.4.3 Nghĩa vụ đối với chủ thể có thu nhập .........................................................................39
1.5 Trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối
với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. ...............................................................................40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................................42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGHĨA VỤ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƢỢNG VỐN VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .........................................................................................43
2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về xác định đối tƣợng nộp thuế, thu nhập chịu thuế đối
với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn và các trƣờng hợp miễn giảm thuế TNCN đối với thu
nhập từ chuyển nhƣợng vốn.................................................................................................44
2.1.1 Quy định pháp luật về việc xác định đối tượng nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ
chuyển nhượng vốn là bất động sản, trả nợ bằng phần vốn góp.........................................44
2.1.2 Cách xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển
nhượng vốn ..........................................................................................................................47
2.1.3 Giảm, miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn .............51
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế ......................52
2.2.1 Nhận thức của người dân đối với thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập chuyển nhượng
vốn ……………………………………………………………………………………...53
2.2.2 Nghĩa vụ khấu trừ tại nguồn của doanh nghiệp thực hiện khấu trừ...........................54
2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về căn cứ tính thuế ..................................................57
2.3.1 Thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập tích lũy, đánh thuế từ đồng thu nhập đầu
tiên ……………………………………………………………………………………...57
2.3.2 Khấu trừ chi phí khi thu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn...........59
2.3.3 Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn và kiến nghị .............59
2.4 Thực trạng áp dụng pháp luật về cách thức hành thu.............................................64
2.4.1 Nguyên tắc công bằng trong việc đánh thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ
chuyển nhượng vốn ..............................................................................................................64
2.4.2 Đội ngũ cán bộ thuế làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý thuế và kiến nghị hoàn
thiện ……………………………………………………………………………………...66
2.4.3 Áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế cụ thể là cấp mã số thuế, đăng
ký, kê khai thuế.....................................................................................................................68
2.5 Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát và xử lý vi phạm đối với thuế thu
nhập cá nhân từ thu nhập chuyển nhượng vốn. .............................................................73
2.5.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập
chuyển nhượng vốn. .............................................................................................................73
2.5.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm khi vi phạm nghĩa vụ thuế thu nhập
cá nhân đối với thu nhập chuyển nhượng vốn.....................................................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................................79
KẾT LUẬN..........................................................................................................................80
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................i
A. Danh mục các văn bản pháp luật .......................................................................................i
B. Báo cáo, tạp chí, chuyên đề .......................................................................................iv
C. Luận văn, luận án.......................................................................................................vi
D. Giáo trình và sách chuyên khảo................................................................................vii
E. Tài liệu mạng ............................................................................................................vii
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................viii
PHỤ LỤC 1: Thỏa thuận chuyển nhƣợng cổ phần.............................................................viii
PHỤ LỤC 2: Hợp đồng chuyển nhƣợng cổ phần.................................................................ix
PHỤ LUC 3: Giấy chuyển nhƣợng cổ phần ........................................................................xii
PHỤ LỤC 4: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân......................................................................xiii
PHỤ LỤC 5: Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nƣớc .........................................................xv
PHỤ LỤC 6: Giấy chứng nhận phần vốn góp ....................................................................xvi
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM : Máy rút tiền tự động
BTC : Bộ Tài chính
CTCP : Công ty Cổ phần
CMND : Chứng minh nhân dân
CNCK : Chuyển nhƣợng chứng khoán
CK
ĐLT
: Chứng khoán
: Đại lý thuế
MST : Mã số thuế
NĐ : Nghị định
NSNN : Ngân sách nhà nƣớc
PVG : Phần vốn góp
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNCN : Thu nhập cá nhân
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
TT : Thông tƣ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nộp thuế là một trong những nghĩa vụ cơ bản của ngƣời dân và đƣợc quy
định một cách khái quát tại Điều 47 Hiến pháp năm 2013“Mọi người có nghĩa vụ
nộp thuế theo luật định”. Có thể nói thuế thu nhập cá nhân ra đời là cụ thể hóa nội
dung của Hiến pháp, không chỉ dừng lại ở việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà
nƣớc mà còn góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các cá nhân với nhau
trong xã hội, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của ngƣời dân ngày càng tăng và
cũng ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh những thu nhập phổ biến, truyền thống nhƣ
thu nhập từ lao động, từ sản xuất kinh doanh, thì thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn là
khoản thu nhập đang ngày càng chiếm ƣu thế trong cơ cấu thu nhập. Xã hội phát
triển đòi hỏi pháp luật phải thay đổi theo, do đó việc Luật Thuế thu nhập cá nhân
mở rộng diện điều tiết bằng cách đƣa thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn vào diện thu
nhập chịu thuế là hoàn toàn phù hợp với xu hƣớng phát triển hiện nay. Việc điều
chỉnh thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn không chỉ đảm
bảo tính công bằng trong xã hội mà còn mang lại những lợi ích thiết thực đối với
nhà nƣớc và tạo điều kiện cho bản thân đối tƣợng nộp thuế thể hiện sự đóng góp của
cá nhân vào NSNN, cụ thể nhƣ sau:
Đối với nhà nước, trong các nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc, nguồn thu từ
thuế trong đó có thuế thu nhập cá nhân chiếm một vai trò chủ đạo. Theo thống kê,
số thuế thu nhập cá nhân năm 2011 đạt 38.469 tỷ đồng, năm 2012 ƣớc đạt 44.970 tỷ
đồng và 6 tháng đầu năm 2013 ƣớc đạt 27.270 tỷ đồng
1
. Trong đó, tổng nguồn thu
từ thuế thu nhập cá nhân trong 3 năm từ 2009 đến 2011 số thuế thu nhập từ chuyển
nhƣợng vốn chiếm một tỷ trọng đáng kể là 402,4 tỷ đồng (năm 2009: 3,7 tỷ đồng;
năm 2010: 188,7 tỷ đồng; năm 2011: 210 tỷ đồng) 2
. Hiện nay, thị trƣờng tài chính
ngày càng vững mạnh và phát triển thì số thuế thu đƣợc từ đối tƣợng này sẽ ngày
càng tăng. Ngoài vai trò tạo nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, thuế thu nhập cá nhân
cũng đƣợc biết đến bởi vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thông qua một số các quy
định về thuế suất, đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế, miễn giảm, ƣu đãi về
1Xem, “Quyết toán ngân sách Nhà nƣớc năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tại:
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549?p_folder_id=2201709&p_rec
urrent_news_id=96778796, truy cập ngày 19/7/2013.
2Xem, “Luật Thuế TNCN, kết quả 3 năm, bất cập và giải pháp”, tại
www.ift.edu.vn/Home/NewDetails.aspx?id=680&lang=vn, truy cập ngày 22/6/2012
2
thuế. Chẳng hạn nhƣ, khi nền kinh tế bị suy thoái, thông qua đối tƣợng chịu thuế là
thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn, nhà nƣớc có thể quy định mức thuế suất đối với
thu nhập từ hoạt động này thấp hơn so với bình thƣờng hoặc quy định miễn thuế để
kích thích đầu tƣ từng bƣớc ổn định và phục hồi nền kinh tế; hay để góp phần ổn
định thị trƣờng vốn, khuyến khích đầu tƣ dài hạn, nhà nƣớc có thể quy định mức
thuế suất thấp hơn đối với những trƣờng hợp chuyển nhƣợng vốn có thời gian nắm
giữ vốn lâu hơn. Bên cạnh đó, khi quy định thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn là đối
tƣợng chịu thuế còn giúp cơ quan nhà nƣớc thẩm quyền có cơ chế kiểm tra, giám
sát tốt hơn thu nhập của cá nhân.
Đối với đối tượng nộp thuế, tạo cơ hội cho họ thực hiện nghĩa vụ thuế đối với
nhà nƣớc, điều này không những có ích cho bản thân đối tƣợng nộp thuế mà còn
mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Thay vì dùng thu nhập chi tiêu cá nhân,
ngƣời dân chuyển một phần thu nhập của mình sang nhà nƣớc để chi tiêu công
cộng, mang lại lợi ích cho toàn xã hội hoặc gia tăng thêm lợi ích công cộng, nhƣ tác
giả Nguyễn Hồng Thắng đã từng chia sẻ “đem một phần chi tiêu cá nhân chuyển
sang chi tiêu công cộng là một hành động rất đáng làm”3
.
Chính vì sự cần thiết khi điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập
từ chuyển vốn, các câu hỏi phát sinh xoay quanh vấn đề chuyển nhƣợng vốn nhƣ:
Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn có đơn thuần chỉ là phần chênh lệch sau khi thực
hiện mua và bán phần vốn góp hay cổ phần không? Căn cứ tính thuế đối với thu
nhập từ chuyển nhƣợng vốn này nhƣ thế nào? Áp dụng thuế suất cao để tính thuế
thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn có khiến các doanh
nghiệp gặp trở ngại trong việc huy động vốn, cổ phần không vì nhà đầu tƣ sẽ
chuyển sang lĩnh vực đầu tƣ khác có lợi hơn đối với họ? Liệu pháp luật có những
khe hỡ dẫn đến các nhà đầu tƣ lợi dụng hay không? Làm sao để phát hiện những
hành vi vi phạm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng
vốn? Trách nhiệm pháp lý liên quan đến hành vi vi phạm này nhƣ thế nào? Do đó,
việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích, tìm hiểu quy định pháp luật điều chỉnh thuế
thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn là một nội dung hết sức
quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Nghĩa
vụ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn” để tập trung nghiên cứu và
3Nguyễn Hồng Thắng (1995), Thuế, Nxb Thống kê, tr.64