Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LÝ MỸ DUYÊN
NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP CỦA CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP CỦA CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng Nghiên cứu
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học : Ts. Phan Thị Thành Dương
Học viên : Lý Mỹ Duyên
Lớp : CHL Kinh tế, Khóa 30
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Nghĩa vụ thuế thu nhập của cá nhân đối
với thu nhập từ tiền lương, tiền công” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Mọi số liệu, thông tin được đề cập trong Luận văn là trung thực và có cơ sở trích
dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả Luận văn
Lý Mỹ Duyên
DANH MỤC VIẾT TẮT
NSNN Ngân sách nhà nước
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP CỦA CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG ..................7
1.1. Khái quát về nghĩa vụ thuế thu nhập của cá nhân đối với thu nhập từ
tiền lương, tiền công.........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ thuế thu nhập của cá nhân đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công ...............................................................................................8
1.1.2. Đặc trưng của nghĩa vụ thuế thu nhập của cá nhân đối với thu nhập từ
tiền lương, tiền công ......................................................................................11
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công................................................................................................................14
1.2. Quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công ..............................................................................................17
1.2.1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công................................................................................................................17
1.2.2.Thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công...................................................................22
1.2.3. Căn cứ tính thuế đối với thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền
công................................................................................................................24
1.2.4. Thủ tục khấu trừ thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập
cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công.........................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ
TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .38
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu
nhập từ tiền lương, tiền công ........................................................................38
2.2. Vướng mắc trong áp dụng pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với
thu nhập từ tiền lương, tiền công và một số kiến nghị hoàn thiện............40
2.2.1. Vướng mắc về xác định người nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền
lương, tiền công .............................................................................................40
2.2.2. Vướng mắc về xác định thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế
thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.....................................................43
2.2.3. Vướng mắc về khấu trừ thuế tại nguồn đối với thu nhập từ tiền lương,
tiền công.........................................................................................................48
2.2.4. Vướng mắc về căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền
công................................................................................................................51
2.2.5. Vướng mắc về thủ tục kê khai và nộp thuế ..........................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................68
KẾT LUẬN .........................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới góc độ kinh tế thì thuế là sự động viên của cải toàn xã hội để phân
phối lại. Dưới góc độ pháp lý, thuế là nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với
nhà nước. Thuế chính là nguồn thu chủ yếu và thường xuyên cho ngân sách nhà
nước. Theo Quyết toán nguồn thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế năm 2019
của Bộ Tài chính1
thì nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân đạt 109,406 tỷ đồng,
chiếm 10,11% trong tổng các khoản thu từ thuế của ngân sách nhà nước năm
2019 là 1,082,213 tỷ đồng. Nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân là một trong các
nguồn thu từ thuế chủ yếu, chỉ đứng sau nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu
thu đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dưới góc độ xã hội thì người lao động là yếu tố quan trọng cấu thành lực
lượng sản xuất bên cạnh tư liệu sản xuất. Yếu tố lao động lại chính là nguồn gốc
của tư liệu sản xuất và là phương thức phản ánh đúng đắn năng lực sáng tạo của
con người. Nói cách khác, con người sinh ra luôn gắn liền với lao động. Mục
đích của quá trình lao động là việc tạo lập thu nhập của con người. Các cá nhân
phải đảm bảo có nguồn thu nhập để đáp ứng nhu cầu sống cơ bản: ăn, ở, sinh
hoạt và nhu cầu sống thiết yếu khác. Nói cách khác thì thu nhập là cơ sở để mỗi
cá nhân duy trì cuộc sống hằng ngày và phát triển trong xã hội. Bất cứ cá nhân
nào tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay đều hướng tới mục tiêu chung là
phát sinh thu nhập, làm giàu cho bản thân. Từ đó có thể suy ra thuế thu vào thu
nhập là loại thuế cơ bản và phổ biến trong cơ cấu hệ thống thuế vì có đối tượng
điều tiết là thu nhập và đối tượng nộp thuế là cá nhân phát sinh thu nhập trong xã
hội. Trong thuế thu vào thu nhập thì thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu
cơ bản và có cơ chế hành thu phức tạp nhất. Nghĩa vụ thuế thu nhập của cá nhân
có phạm vi điều chỉnh đối với tất cả chủ thể có thu nhập chịu thuế, bao gồm thu
nhập từ tiền lương tiền công, thu nhập từ sản xuất kinh doanh đến thu nhập từ
hoạt động chuyển nhượng vốn, v.v… Trong đó, thu nhập từ tiền lương, tiền công
là khoản thu nhập nền tảng, thiết yếu trong đời sống của đại đa số người lao
động hiện nay. Do tầm ảnh hưởng to lớn của thuế thu nhập cá nhân từ tiền
1 Danh mục kèm theo Quyết định số 1592/QĐ-BTC ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Bộ Tài chính về việc
công bố công khai quyết toán NSNN năm 2019.
2
lương, tiền công đến đời sống con người nói riêng và môi trường chính trị, kinh
tế, xã hội nói chung nên chính sách pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ thuế thu nhập
của cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công giữ vai trò đặc biệt quan
trọng và có nội dung phức tạp nhất.
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân nói chung và thuế thu nhập cá nhân đối
với thu nhập từ tiền lương, tiền công đã có nhiều thay đổi từ khi bắt đầu thực
hiện công cuộc cải cách thuế tại Việt Nam vào năm 1990. Vào thời gian này,
chính sách thuế thu nhập cá nhân được điều chỉnh bởi các Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp để thu thuế của các hộ cho thuê nhà, phương tiện vận tải, cá nhân
hành nghề độc lập; Luật thuế Chuyển quyền sử dụng đất đối với cá nhân có thu
nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao. Luật Quản lý thuế 2006 ra đời đã đánh dấu bước ngoặt
quan trọng trong cơ chế quản lý thuế. Theo sau đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân
số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ
01/01/2009 chính là đạo luật ghi nhận cơ bản hoàn chỉnh về pháp luật thuế thu
nhập cá nhân. Đồng thời, qua 2 lần sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2012
và 2014 thì pháp luật thuế thu nhập cá nhân đã dần hoàn thiện, đảm bảo chức
năng điều tiết thu nhập cá nhân của cá nhân phát sinh thu nhập chịu thuế trong
nền kinh tế thị trường cạnh tranh, đảm bảo thiết lập và duy trì cơ chế công bằng
xã hội. Động viên quá trình tích luỹ của cải của toàn xã hội, khuyến khích lao
động, gia tăng thu nhập, làm giàu chính đáng cho bản thân, hướng tới mục tiêu
an sinh xã hội và phát triển đất nước.
Tuy pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ thuế thu nhập của cá nhân đối với thu
nhập từ tiền lương, tiền công ngày càng hoàn thiện. Song trong quá trình thực
hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, điều chỉnh nghĩa vụ thuế thu
nhập của cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công đã bộc lộ nhiều bất
cập như: Quy định về thu nhập chịu thuế, người nộp thuế thu nhập cá nhân từ
tiền lương, tiền công, về giảm trừ gia cảnh, về mức thuế suất, phương pháp tính
thuế, v.v… tạo cơ hội cho các cá nhân gian lận thuế, trốn thuế gây thất thu cho
ngân sách nhà nước và phá vỡ cơ chế công bằng xã hội – đi ngược với mục tiêu
điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân. Trên cơ sở hiểu rõ tầm quan trọng
của pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ thuế thu nhập của cá nhân đối với thu nhập từ