Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
93
Kích thước
660.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1026

Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN LINH PHƯƠNG

NGHĨA VỤ THUẾ CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ

KẾT NỐI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, 09 - 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGHĨA VỤ THUẾ CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ

KẾT NỐI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thủy

Học viên: Trần Linh Phương

Lớp: Cao học Luật Kinh tế

Khóa: 25

TP. HỒ CHÍ MINH, 09-2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các thông

tin, số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và có tính

kế thừa từ các công trình khoa học và các tài liệu liên quan khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Linh Phương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT

Kinh tế chia sẻ KTCS

Doanh nghiệp nước ngoài DNNN

Gía trị gia tăng GTGT

Thu nhập doanh nghiệp TNDN

Ngân hàng nhà nước NHNN

Ngân sách nhà nước NSNN

Nhà thầu nước ngoài NTNN

Cho vay ngang hàng CVNH

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Hiệp định

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ THUẾ CỦA DOANH

NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾT NỐI TẠI VIỆT NAM. .................................7

1.1. Khái niệm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối tại

Việt Nam ......................................................................................................................7

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối tại Việt Nam.............7

1.1.2. Khái niệm nghĩa vụ thuế ..........................................................................13

1.2. Các yếu tố nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối tại

Việt Nam ....................................................................................................................18

1.2.1. Đăng ký thuế .............................................................................................18

1.2.2. Khai thuế và nộp hồ sơ thuế.....................................................................20

1.2.3. Nộp tiền thuế .............................................................................................22

1.2.4. Quyết toán thuế .........................................................................................23

1.3. Đặc trưng về nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối

tại Việt Nam...............................................................................................................24

1.3.1. Đặc trưng về chủ thể nộp thuế .................................................................24

1.3.2. Đặc trưng về phương thức nộp thuế........................................................32

1.4. Cơ sở hình thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết

nối tại Việt Nam ........................................................................................................33

1.4.1. Thẩm quyền thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ kết nối.........................................................................................................33

1.4.2. Sự xuất hiện của các khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp .........36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................38

Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THỰC HIỆN

NGHĨA VỤ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾT NỐI

TẠI VIỆT NAM ...........................................................................................................39

2.1. Thuế giá trị gia tăng .......................................................................................39

2.1.1. Quy định pháp luật ...................................................................................39

2.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật..................................................................46

2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...............................................................51

2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp.........................................................................54

2.2.1. Quy định pháp luật ...................................................................................54

2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật: ................................................................66

2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...............................................................72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................77

KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................78

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cho đến hiện nay có thể nói việc hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế quốc tế đã

không còn quá xa lạ với Việt Nam. Dù được đánh giá là một quốc gia đang phát triển

dừng ở mức trung bình khá nhưng những năm qua nền kinh tế Việt Nam với những

tăng trưởng và tiến bộ đáng kể của mình đã trở thành một điểm đến đầu tư thu hút

trong khu vực và trên thế giới đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện phổ

biến của những doanh nghiệp ngoại mang đến xu hướng kinh doanh mới. Đó chính là

kinh doanh dịch vụ kết nối, hay còn gọi là kinh tế chia sẻ.

Tại Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0 do Bộ Công Thương tổ chức ngày

11/4/2017, “Kinh tế chia sẻ” nhìn chung được định nghĩa là “hoạt động tái thiết kinh tế,

trong đó các cá nhân ẩn danh có thể sử dụng các tài sản nhàn rỗi (bao gồm cả các tài

sản vô hình như kỹ năng cá nhân và thời gian rảnh rỗi) được sở hữu bởi các cá nhân

khác thông qua nền tảng kết hợp trên internet”. Hai cái tên điển hình khi nhắc đến kinh

tế chia sẻ đó là Airbnb và Uber. Mô hình kinh tế chia sẻ hình thành tại Việt Nam bên

cạnh các tên tuổi nước ngoài cũng xuất hiện không ít các doanh nghiệp khởi nghiệp

trong nước thử sức sáng tạo. Từ đây, các bên liên quan đã thẳng thắn nhìn nhận tiềm

năng tích cực mà mô hình này mang lại cho kinh tế Việt Nam trong xu hướng phát

triển mới của thế giới. Dẫu vậy, ở khía cạnh khác, Việt Nam không tránh khỏi nhiều

thách thức phát sinh, đặc biệt vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế.

Thu thuế đối với doanh nghiệp hoạt động ở vị thế trung gian, kết nối doanh

nghiệp sản xuất và người tiêu dùng, thêm vào đó là loại hình kinh doanh trực tuyến trở

thành bài toán quản lý gây bối rối cho chính quyền ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng

không là ngoại lệ. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện quy trình quản lý chỉ khả thi một khi

xác định được chính xác nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bao gồm những gì theo quy

định pháp luật thuế Việt Nam. Chú trọng xác định phạm vi nghĩa vụ của chủ thể nộp

thuế, làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp theo tiêu chí tạo điều

kiện cho các chủ thể kinh doanh phát huy được quyền tự do kinh doanh, làm động lực

thúc đẩy kinh tế trong nước tiến bộ. Như vậy, trên cơ sở các lý do kể trên tác giả cho

rằng việc chọn nghiên cứu đề tài “Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp cung cấp dịch

2

vụ kết nối tại Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa nhất định trong tiến trình hoàn thiện

khung pháp lý về công cụ thuế và đảm bảo tránh thất thu thuế trong thời đại khoa học –

công nghệ thống lĩnh như hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ pháp lý, các nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài bao gồm:

• Nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh doanh

tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị Hoài Thu, ĐH Luật TP. HCM,

năm 2015.

Nội dung đề tài hướng đến xây dựng khung lý luận hình thành nên quy định

pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức nước ngoài kinh

doanh tại Việt Nam, tìm ra các lỗ hổng pháp lý trong pháp luật thực định nhằm kiến

nghị sửa đổi hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của

tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể, đề tài xác định phạm vi nghiên

cứu là tổ chức nước ngoài là tổ chức có quốc tịch nước ngoài và không thuộc các

trường hợp được quy định tại Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Dầu khí.

Luận văn giải quyết vấn đề trên nền tảng lý luận tổ chức nước ngoài kinh doanh tại

Việt Nam là một chủ thể đặc biệt. Có nghĩa vụ nộp thuế tương tự các tổ chức mang

quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù về chủ thể nên pháp luật điều chỉnh nghĩa

vụ thuế của chủ thể này cần xây dựng trên nguyên tắc dung hòa lợi ích giữa Nhà nước

và người nộp thuế, nhận diện chính xác tổ chức nước ngoài có nghĩa vụ nộp thuế, xây

dựng quy định pháp luật đặc thù và xử lý trùng thuế trong quá trình điều tiết nghĩa vụ

thuế. Luận văn cũng đưa ra kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật bao gồm: xây dựng

pháp luật minh bạch, nhất quán về khoản lợi ích là đối tượng chịu thuế; đảm bảo tính

công bằng trong xác định việc tính thuế bằng cách ấn định tỷ lệ phần trăm trên doanh

thu; quy định rõ ràng trách nhiệm khấu trừ thuế của bên Việt Nam; chỉnh sửa quy định

về người nộp thuế tại Luật Quản lý thuế và một số biện pháp bổ trợ khác.

• Phân tích tác động của nền kinh tế chia sẻ xe đến nền kinh tế Việt Nam và

các đối tượng liên quan, Khóa luận tốt nghiệp, Đỗ Hoàng Vi Sinh, ĐH Luật TP.

HCM, năm 2018.

3

Khóa luận tốt nghiệp được phân thành 3 chương. Trong đó, chương 1 trình bày

cơ sở lý luận về nền kinh tế chia sẻ; Chương 2 nêu thực trạng và xu hướng của nền

kinh tế chia sẻ xe tại Việt Nam và Chương 3 đưa ra các kiến nghị giải pháp hỗ trợ công

tác quản lý nền kinh tế chia sẻ xe tại Việt Nam. Khóa luận thể hiện kiến thức lý luận

chung nhất về nền kinh tế chia sẻ trên thế giới dẫn dắt đến tình hình tại Việt Nam.

Trong đó chú trọng hai nền tảng kinh doanh nổi bật là Grab và Uber tại thời điểm trước

năm 2018. Sau đó, từ thực trạng đi đến kiến nghị trên nhiều phương diện như xác định

danh nghĩa chủ thể kinh doanh, khía cạnh cạnh tranh, thị trường lao động…Với kết quả

đạt được, khóa luận được xem là công trình nghiên cứu bước đầu khái quát về nền tảng

kinh tế chia sẻ xe ở góc độ học thuật pháp lý.

Dưới góc độ kinh tế, các nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài bao gồm:

•Trốn thuế thương mại điện tử: Nhận diện các hành vi và giải pháp xử lý,

Lý Phương Duyên, 2015.

Bài viết trình bày khái quát về nội dung thương mại điện tử, nguyên tắc đánh

thuế quốc tế: nguồn phát sinh thu nhập hoặc cư trú và nguyên tắc điểm đến hoặc xuất

xứ. Tác giả bài viết cho rằng quyền đánh thuế trong thương mại điện tử rất khó xác

định khi việc giao dịch hàng hóa dịch vụ trực tuyến rất khó phát hiện và dễ gây ra xung

đột lợi ích giữa các nước chịu tác động trong việc thực hiện. Từ đó xuất hiện các hành

vi trốn thuế trong thương mại điện tử như là không đăng ký kinh doanh/ đăng ký nộp

thuế; không kê khai hoặc kê khai thấp giá trị giao dịch/ thu nhập để trốn thuế. Tác giả

bài viết đề xuất một số giải pháp xử lý như lập ra một đội giám sát, định kỳ rà soát các

website, xây dựng một hệ thống dò tìm tự động trên mạng internet để thu thập dữ liệu

từ các trạng điện tử giúp nhận diện, phân tích hành vi trốn thuế trong kinh doanh

thương mại điện tử...

Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề thuế ở nhiều khía cạnh, mức độ

nghiên cứu chuyên sâu khác nhau và đạt được những kết quả nhất định về vấn đề cần

giải quyết. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các loại hình kinh doanh phi truyền thống ra

đời và phát triển nhanh chóng đòi hỏi pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ thuế của chủ thể

kinh doanh ấy tại Việt Nam cần có sự thay đổi tương thích. Trước tình hình đó, để góp

phần hình thành thêm một nghiên cứu chuyên sâu và tiếp nối các nghiên cứu trước đó,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!