Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật truyện ngắn bùi hiển qua tập truyện nằm vạ.
MIỄN PHÍ
Số trang
71
Kích thước
648.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
870

Nghệ thuật truyện ngắn bùi hiển qua tập truyện nằm vạ.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊ HIỀN

Nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển qua tập

truyện Nằm vạ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................... 3

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 3

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 11

4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 11

5. Bố cục đề tài......................................................................................... 12

CHƯƠNG 1: BÙI HIỂN VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN “NẰM VẠ”.............. 13

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Bùi Hiển........................................ 13

1.2 “Nằm vạ” - tập truyện ngắn tiêu biểu của Bùi Hiển............................... 19

CHƯƠNG 2: NÉT ĐẶC SẮC CỦA HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG

“NẰM VẠ”.............................................................................................. 24

2.1 Hình tượng nhân vật trong Nằm vạ ...................................................... 24

2.2 Hình tượng không - thời gian trong Nằm vạ ......................................... 33

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG

“NẰM VẠ”.............................................................................................. 42

3.1 Nghệ thuật dựng truyện ....................................................................... 42

3.2 Ngôn từ nghệ thuật.............................................................................. 47

3.3 Nghệ thuật trần thuật ........................................................................... 58

KẾT LUẬN.............................................................................................. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 69

2

3

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, thể loại truyện

ngắn phát triển một cách rực rỡ nhiều tác giả nổi tiếng như Thạch Lam,

Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Kim Lâm…xuất hiện. Trong đó

không thể không kể đến nhà văn Bùi Hiển.

Bùi Hiển đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc ở mọi lứa tuổi

với thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của ông được đưa vào chương trình

sách giáo khoa lớp 7 với tác phẩm “Ngày công đầu tiên của cu Tý”, cũng từ

đây tên tuổi của ông được độc giả biết đến nhiều hơn.

Phải nói rằng Bùi Hiển viết nhiều thể loại nhưng thành công nhất với

thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của ông mang đậm tình đời, tình người.

Ông đã khắc họa chân thực đời sống gian khổ, nhiều thử thách của những

người dân vùng biển. Đồng thời ông cũng khắc họa thành công cuộc sống tẻ

nhạt, mòn mỏi của những viên chức nghèo thành thị và những anh học trò

nghèo. Các nhân vật hiện lên một cách chân thực nhất không màu mè, qua

giọng văn ấm áp tình người, gần gũi và sự cảm thông của nhà văn Bùi Hiển.

Lối viết rất cẩn thận và thận trọng của nhà văn đã thể hiện một tình cảm chân

thành đối với người dân quê ở quê hương mình được sinh ra.

Nằm vạ là tập truyện ngắn đầu tay của Bùi Hiển. Nó đã đem lại nhiều

thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông. Góp phần tạo một chỗ đứng

vững vàng cho Bùi Hiển trên diễn đàn văn học Việt Nam.

Chính vì vậy chúng tôi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Nghệ

thuật truyện ngắn Bùi Hiển qua tập truyện Nằm vạ”. Qua đây có thể thấy

được tài năng, sở trường của nhà văn trong việc viết truyện ngắn. Cũng từ đề

tài này sẽ hiểu hơn về cuộc đời, con người, tư tưởng, phong cách của nhà văn,

4

những đóng góp của nhà văn vào sự nghiệp chung của văn học nước nhà.

2. Lịch sử vấn đề

Bùi Hiển là cây bút viết truyện ngắn tiêu biểu trong giai đoạn 1930 –

1945. Phong cách của ông được đánh dấu từ tập truyện Nằm vạ. Chính vì vậy

có rất nhiều công trình nghiên cứu về Bùi Hiển và xoay quanh tập Nằm vạ

ngay khi nó ra đời. Điểm lại có các bài viết tiêu biểu sau:

Trong cuốn Lược sử văn nghệ Việt Nam, tập 1, nhà văn tiền chiến 1930

– 1945 tác giả Thế Phong (1959), đã giới thiệu sơ qua về tiểu sử tác giả Bùi

Hiển, bên cạnh đó có một nhận định về truyện ngắn trước 1945 của Bùi Hiển

như sau: “Truyện ngắn trước tiền chiến của ông có tính cách địa phương, viết

rặt hình ảnh quê hương nơi ông sinh trưởng, cho nên Vũ Ngọc Phan cho rằng

đọc Nằm vạ của Bùi Hiển âm hưởng như Eugène Roy của Pháp, tả người dân

quê miền Nantes, những nét đậm đà như Chateaubriand viết La Brière hoặc

Joseph de Pesquidoux trong Chez nous sur la glebe.”[21, tr.77].

Trong cuốn Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1975), do nhà

xuất bản Khoa học xã hội (1977), Chu Nga với bài viết “Những chặng đường

sáng tác của Bùi Hiển” đã nêu lên những bước tiến trong sự nghiệp sáng tác

của Bùi Hiển qua các tập truyện ngắn như Nằm vạ, Ánh mắt, Trong gió

cát…Nhưng đồng thời cũng đưa ra những cảm nhận của tác giả: “Bùi Hiển

sinh ra ở Nghệ An, cho nên những truyện ngắn đầu tay của anh thường gắn

liền với những nét đặc điểm của phong tục tập quán người dân xứ Nghệ. Điển

hình là hai truyện ngắn Nằm vạ và Ma đậu. Những truyện ngắn này mang

phong cách hài hước và nhẹ nhàng, gây được những nụ cười tinh nghịch, dí

dỏm, biểu hiện một khả năng miêu tả tâm lý nhân vật khá sắc sảo và một nghệ

thuật vận dụng ngôn ngữ địa phương tương đối sinh động và nhuần nhuyễn.”

[24, tr.140]. Và tác giả cũng chỉ ra hướng nhân vật mà Bùi Hiển xây dựng

trong truyện ngắn của mình. “Ngoài hai truyện Nằm vạ và Ma đậu viết về

5

nông thôn trước cách mạng Bùi Hiển còn viết về những người tiểu tư sản lớp

dưới. Đó là mấy truyện Cái đồng hồ, Ốm, Hai anh học trò có vợ…” [24,

tr.140]. Ngoài ra tác giả còn đưa ra nhận định của mình về nhà văn Bùi Hiển:

“Bùi Hiển là một nhà văn viết truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm. Anh rất

thận trọng và có tinh thần trách nhiệm. Ít khi anh viết nhanh, viết vội, lấy tay

nghề thay cho chất sống. Anh không có gan viết một vấn đề gì mà anh chưa

“thuộc” lắm,…” [24, tr. 149].

Trong cuốn Hồi kí những năm tháng ấy, nhà xuất bản Hội nhà văn

(1987) của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nói về Bùi Hiển như sau:

“Bùi Hiển được bạn đọc chú ý từ những truyện về phong tục, về mê tín dị

đoan của người dân quê Nghệ Tĩnh…” [18, tr.207].

Khi Tuyển tập Bùi Hiển ra đời do nhà xuất bản Văn học, Hà Nội

(1997), nhà thơ Hoàng Trung Thông với bài viết Thay lời bạt với Bùi Hiển đã

đưa ra cảm nhận riêng của mình và chia sẻ với độc giả như “Hãy đọc lại Nằm

vạ, giọng văn rất rất Nghệ Tĩnh mà sao người Bắc Hạ vẫn thích thú. Có phải

vì cái thị hiếu xa lạ (Gout exotique) hay còn là do chất văn học nằm sẵn trong

đó……, lại bắt được vào mạch đời sống dân chài với nhiều vẻ khá độc đáo,

những vất vả gian lao hòa trộn chất thô lậu, chất khỏe khoắn và gân guốc.” [9,

tr.606]. “Bình thường Bùi Hiển gây ấn tượng một con người điềm tĩnh mực

thước hơn là con người “bốc” (có phải do đó mà văn anh phần nào có chất

bay bổng?). Riêng tôi chỉ chứng kiến một lần duy nhất anh có vẻ hưng phấn

đặc biệt trong khi ngồi viết ngay ở trụ sở hội nhà văn, ở phố Nguyễn Du.” [9,

tr.612].

Trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 32, do Nhà xuất bản Khoa

học xã hội, Hà Nội (2000), Trần Đăng Mạnh đã viết: “Trước hết phải kể đến

truyện ngắn Bùi Hiển. Truyện ngắn của ông trước cách mạng phần lớn được

tập hợp trong tập Nằm vạ. Một số khác đăng rải rác trên Tiểu thuyết thứ 7, Hà

6

Nội Tân Văn, nhất là Trung Bắc Chủ Nhật.” [14, tr.46]. Ngoài ra tác giả còn

chỉ rất rõ đề tài mà Bùi Hiển hay viết đó là: “Bùi Hiển có một số viết truyện

ngắn về người tiểu tư sản. Đề tài và khuynh hướng tư tưởng có gì nối tiếp

Thạch Lam: Làm cha, Cái đồng hồ, Hai anh học trò có vợ, Ốm…Ông thường

kể những câu chuyện vụn vặt về những con người tầm thường phần lớn là

viên chức, học sinh…,Phần lớn đóng góp mới mẻ, độc đáo hơn của Bùi Hiển

là những truyện ngắn viết về người dân chài vùng biển Thanh Nghệ Tĩnh.

Phải là con người có sự am hiểu và tình yêu mến thật sự lắm phong cách và

vùng quê của mình mới có thể viết được như vậy như Chiều sương, Nằm vạ,

Ma đậu, Thằng Xin, Chuyện ông Ba Bị dân chài…” [14, tr.46].

Năm 2001 sau khi nhà xuất bản Đồng Nai phát hành cuốn Nằm vạ - tập

truyện ngắn thì trong bài giới thiệu về tác giả - tác phẩm Phan Cự Đệ đã đưa

ra những cảm nhận riêng của mình về tập truyện Nằm vạ “ Tôi đọc nằm vạ từ

những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường trung học. Ngày đó, chiều hè nào

tôi cũng ra đứng sau lũy tre làng hóng những làn gió mát rượi, mang hơi thở

xa xăm của biển” [10, tr.118]. Tác giả có cái nhìn khái quát về con người Bùi

Hiển và ông nhận định rằng “Ngay từ tác phẩm đầu tay (Nằn vạ), Bùi Hiển đã

đứng vững như một phong cách riêng trong vòng văn học hiện thực công khai

1940 – 1945….[10, tr.125]. Nêu lên điểm riêng của Bùi Hiển so với các nhà

văn khác cùng thời. Chẳng hạn cùng một đề tài người tiểu trí thức tư sản Nam

Cao tả khác, Bùi Hiển tả khác “Bùi Hiển ít khi tự đặt mình vào tâm trạng của

người trong cuộc, mặc dầu cuộc đời những người viên chức tỉnh lẻ trong Nằm

vạ ít nhiều gần gũi với cuộc đời anh trước cách mạng, anh viết về họ với một

sự gần gũi cảm thông và thấp thoáng trong mỗi họ là một cuộc đời châm biếm

nhẹ nhàng hoặc đùa vui hóm hỉnh, có khả năng cảm hóa thuyết phục người

đọc.”[10, tr.125]. Ở bài viết này tác giả cũng chỉ ra một vài nhược điểm chưa

đạt trong quá trình sáng tác của Bùi Hiển. Một lần nữa Phan Cự Đệ lại khẳng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!