Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghệ thuật truyện ngắn phan triều hải
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
22.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1504

Nghệ thuật truyện ngắn phan triều hải

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ DANH

NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN

PHAN TRIỀU HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ DANH

NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN

PHAN TRIỀU HẢI

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGÔ MINH HIỀN

ĐÀ NẴNG - NĂM 2022

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................6

4. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................6

5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7

6. Đóng góp của đề tài:...........................................................................................7

7. Bố cục luận văn:.................................................................................................7

NỘI DUNG................................................................................................................8

CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN PHAN TRIỀU HẢI TRONG MẠCH

TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .......................8

1.1. Một số điểm nổi bật của truyện ngắn viết về đô thị Việt Nam đương đại.........8

1.1.1. Đề tài đô thị được quan tâm, mở rộng .....................................................8

1.1.2. Chú trọng khám phá thế giới nội tâm con người ...................................10

1.1.3. Đổi mới tư duy sáng tác .........................................................................13

1.1.4. Ngôn ngữ mang hơi thở đời sống đương đại .........................................17

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Phan Triều Hải ..............................20

1.2.1 Con đường văn chương...........................................................................20

1.2.2. Quan niệm nghệ thuật ............................................................................21

1.3. Truyện ngắn Phan Triều Hải- sự tiếp nối của mạch truyện ngắn Việt

Nam đương đại viết về đô thị ............................................................................25

TIỂU KẾT...............................................................................................................27

CHƯƠNG 2. CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN

PHAN TRIỀU HẢI ................................................................................................28

2.1. Cuộc sống thị thành đầy biến động ...........................................................28

2.1.1. Hiện thực đời sống hỗn tạp ....................................................................28

2.1.2. Sự đổ vỡ của các giá trị sống .................................................................31

2.2. Con người thành thị trước những va đập của đời sống hiện đại............34

2.2.1. Thức nhận về những đổi thay, mất mát .................................................34

2.2.2. Hoang mang, cô đơn trước thực tại........................................................38

2.2.3. Khát khao tìm kiếm các giá trị đích thực của cuộc sống .......................43

TIỂU KẾT...............................................................................................................45

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG

TRUYỆN NGẮN PHAN TRIỀU HẢI ........................................................ 47

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...................................................................47

3.1.1. Đa dạng kiểu nhân vật............................................................................47

3.1.2. Khắc hoạ tâm lý nhân vật bằng suy tư, chiêm nghiệm..........................50

3.2. Xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật .........................................54

3.2.1. Xây dựng không gian đô thị dồn nén.....................................................54

3.2.2. Đan xen thời gian hiện tại và thời gian quá khứ....................................58

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật...................................................................................61

3.3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc .........................................................61

3.3.2. Ngôn ngữ của đời sống đương đại.........................................................64

3.4. Giọng điệu nghệ thuật.................................................................................66

3.4.1. Giọng điềm tĩnh giàu suy tư, chiêm nghiệm..........................................66

3.4.2. Giọng sắc lạnh, gay gắt..........................................................................71

3.4.3. Giọng châm biếm, giễu cợt, hóm hỉnh mà sâu sắc ................................73

TIỂU KẾT...............................................................................................................75

KẾT LUẬN .............................................................................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................78

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã mở ra một bước ngoặt mới, đặc biệt, làn gió

dân chủ đã tác động rất lớn đến đời sống văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng.

Văn xuôi Việt Nam sau 1986 đi sâu vào cuộc sống đời thường, tiếng nói sử thi lắng

xuống, tiếng nói thế sự vang lên, xuất hiện quan niệm về tự do sáng tác, tự do ngôn

luận; về quyền được thể hiện nỗi buồn, viết về cái tiêu cực; về cái mới trong văn học,

những vấn đề mà trong giai đoạn trước con người vì trách nhiệm công dân chưa thể

khai thác được. Có thể nói, chính xu hướng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân

đã làm cho văn học Việt Nam từ sau 1986 đến nay phát triển phong phú, sôi nổi, đó là:

Đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, có nhiều sự cách tân về nghệ thuật, sự đa

dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mỹ …đã làm cho khu vườn văn học

đương đại trở nên đa sắc.

1.2. Truyện ngắn sau 1986 chuyển từ hướng thống nhất một chiều sang hướng đa

chiều, cảm hứng về con người và cuộc sống hiện thực trở thành cảm hứng chủ đạo. Tư

tưởng nhìn thẳng, nói thật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy nhận thức lại hiện

thực. Truyện ngắn tập trung đi sâu khai thác, khám phá những vấn đề cá nhân, những

vấn đề thuộc về con người. Nhà văn có điều kiện lật tung và đào sâu mảng hiện thực

cuộc sống thời kỳ đổi mới, phản ánh sự việc trong mối quan hệ đa chiều, những vấn đề

riêng tư, những góc khuất, góc cấm. Truyện ngắn sau 1986 đã có những cách tân mạnh

mẽ nhằm phù hợp với quy luật chung: Đó là sự mở rộng về đường biên thể tài; sự mở

rộng thời gian và không gian; sự đa dạng về hình thức thể hiện; sự dồn nén, cô đặc về

dung lượng và chiều sâu phản ánh… Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: “Dung lượng

truyện ngắn hiện nay rất lớn, trong độ ba trang mấy nghìn chữ mà rõ mặt cuộc đời một

kiếp người, một thời đại. Các truyện ngắn bây giờ rất nặng. Dung lượng của nó là

dung lượng của cả cuốn tiểu thuyết” (Truyện ngắn- Những vấn đề lý thuyết và thực

tiễn thể loại, tr.67). Đã xuất hiện hàng loạt tên tuổi những nhà văn mới như: Nguyễn

Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang

Thiều, Lưu Minh Sơn, Trần Trung Chính, Nguyễn Ngọc Tư, Dương Phương

Vinh..v.v. Họ là những cây bút trẻ, tài năng và sớm định hình phong cách riêng của

mình trên văn đàn. Và trong số đó, không thể không nhắc đến Phan Triều Hải- Một

cây bút trẻ nhưng đã cho ra đời những tác phẩm với phong cách riêng, được bạn đọc

đón nhận và và được giới phê bình đánh giá cao.

1.3. Phan Triều Hải xuất hiện trên văn đàn vào thập niên 90. Tác giả được biết

đến với các tập truyện ngắn: Vào đời; Những linh hồn lạc; Quán bò rừng; Những con

2

đường không đến Seattle; Có một người nằm trên mái nhà. Và gần đây nhất, tác giả đã

cho ra đời tập truyện ngắn Mỗi người một chỗ ngồi. Tác giả được mệnh danh là nhà

văn lao động không ngừng nghỉ, viết văn với tất cả đam mê. Truyện ngắn Phan Triều

Hải tập trung khắc họa chân dung cuộc sống và tâm tư của thế hệ trẻ thành thị trước

ngưỡng cửa đổi mới, hội nhập. Giọng văn man mác buồn nhưng đậm chất lý tính và

mang chiều sâu triết lý; lối viết nhẹ nhàng nhưng rất sắc sảo đã làm nên nét riêng của

tác giả. Phan Triều Hải từng đạt giải thưởng cuộc vận động viết cho tuổi 20, đặc biệt,

truyện ngắn “Có một người nằm trên mái nhà” của anh đã được Hồ Anh Thái và

Wayne Karlin tuyển chọn vào tập sách “Love after war”, viết bằng tiếng Anh, được

Nhà xuất bản Curbstone của Mỹ phát hành trên khắp thế giới. Tập sách sau đó được

Biên niên sử San Francisco bình chọn là một trong 100 cuốn sách hay nhất năm 2003.

Phan Triều Hải được biết đến như một tác giả có nhiều truyện ngắn hay về mảng

đề tài đô thị. Đặc biệt, với lối viết “tự nhiên” nhưng luôn ẩn chứa một sức sống nghệ

thuật độc đáo khiến người đọc phải ngỡ ngàng về khả năng chiếm lĩnh hiện thực và bút

lực của người nghệ sĩ. Qua đó, những mảng màu đời sống được khúc xạ qua nhiều

hình thái thẩm mỹ khác nhau thể hiện một lối tư duy đậm chất sáng tạo. Phan Triều

Hải đã gặt hái được những thành công nhất định trong sự nghiệp văn chương của

mình. Đã có những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Phan Triều Hải, mỗi

công trình đi sâu nghiên cứu một khía cạnh khác nhau: Có công trình nghiên cứu tìm

hiểu về đề tài, có công trình tập trung đi sâu nghiên cứu về thế giới nhân vật, có công

trình đề cập đến những nét nổi bật trong nghệ thuật truyện ngắn Phan Triều Hải.v.v.

nhưng chung quy chỉ tập trung ở 4 tập truyện ngắn đã phát hành trước đó bao gồm:

Vào đời; Những linh hồn lạc; Quán bò rừng; Những con đường không đến Seattle

(nay đã được NXB Văn Học tập hợp chung trong tập Phan Triều Hải- Truyện ngắn

(2018). Tuy nhiên, qua kết quả thống kê cho thấy số lượng công trình nghiên cứu

truyện ngắn Phan Triều Hải chưa nhiều, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều khoảng

trống trong việc nghiên cứu truyện ngắn Phan Triều Hải. Với mong muốn đi sâu

nghiên cứu 02 tập truyện ngắn của Phan Triều Hải, thấy được giá trị nội dung và nghệ

thuật trong truyện ngắn của tác giả, từ đó đánh giá những thành công và đóng góp của

tác giả đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại, chúng tôi chọn nội

dung nghiên cứu “Nghệ thuật truyện ngắn Phan Triều Hải” làm đề tài luận văn của

mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đã có một số công trình nghiên cứu về truyện ngắn Phan Triều Hải. Huỳnh

Như Phương trong công trình nghiên cứu Trong thế giới nhân vật của Phan Triều

Hải đã nhận định rằng nhân vật trong truyện ngắn Phan Triều Hải là “những nhân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!