Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ THANH TÂM
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
LÚA GẠO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN THỊ THANH TÂM
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
LÚA GẠO VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9 34 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1.PGS.TS TRẦN HỮU DÀO
2.TS LƢƠNG MINH HUÂN
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Luận án này được tác giả nghiên cứu và thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân
dưới sự hướng dẫn của hai giáo viên hướng dẫn. Các tài liệu được trích dẫn đầy đủ
và rõ ràng. Các số liệu và thông tin đưa ra trong luận án đảm bảo tính trung thực và
khách quan. Những kết quả nghiên cứu của luận án và các công trình công bố của
tác giả không trùng với bất kỳ công trình nào./.
TÁC GIẢ
Phan Thị Thanh Tâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................11
1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế có liên quan đến đề tài .............................11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài.............16
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..........................................................................25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................26
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO .......................................................................27
2.1. Khát quát về cạnh tranh.............................................................................27
2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành gạo ..........................................................35
2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành gạo .................37
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành gạo ................43
2.5. Kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo ở
một số quốc gia và bài học cho Việt Nam........................................................57
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
LÚA GẠO VIỆT NAM...........................................................................................70
3.1. Thực trạng phát triển ngành lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2019.......70
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam..................78
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam110
3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam..........130
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030...................135
4.1. Định hướng và chiến lược phát triển ngành lúa gạo Việt Nam...............135
4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam142
4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các ban ngành liên quan ............151
KẾT LUẬN............................................................................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................159
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Thống kê mẫu khảo sát.................................................................................7
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ....................................24
Bảng 3.1: Sản lượng lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019.............73
Bảng 3.2: Sản lượng lúa cả năm phân theo mùa vụ giai đoạn 2010-2019................74
Bảng 3.3: Diện tích lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 – 2019 .............79
Bảng 3.4: Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ giai đoạn 2010 – 2019...............81
Bảng 3.5: Diện tích lúa của các nước trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu nhiều
gạo nhất thế giới.............................................................................................85
Bảng 3.6: Năng suất lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019.............86
Bảng 3.7: Năng suất lúa đông xuân của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019 ......87
Bảng 3.8: Năng suất lúa vụ hè thu của Việt Nam đoạn 2010 – 2019 .......................88
Bảng 3.9: Năng suất lúa vụ mùa của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 ...................89
Bảng 3.10: Năng suất lúa của Việt Nam và các nước trong nhóm 5 quốc gia
xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới ..................................................................90
Bảng 3.11. Mức tăng trưởng của năng suất ngành lúa gạo.......................................90
Bảng 3.12: Chi phí sản xuất ngành lúa gạo của các nước thuộc top 5 nước xuất khẩu
gạo nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2013- 2014...........................................93
Bảng 3.13: Giá gạo mà nông dân bán tại nông trại...................................................94
Bảng 3.14: Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam .......................................................96
Bảng 3.15: Thị phần xuất khẩu gạo ra thế giới.........................................................98
Bảng 3.16: Thị phần xuất khẩu gạo trong vỏ trấu ra thế giới ...................................99
Bảng 3.17: Thị phần xuất khẩu gạo trấu (màu nâu) ra thế giới ................................99
Bảng 3.18: Thị phần xuất khẩu gạo xay không vỡ ra thế giới ................................100
Bảng 3.19: Thị phần xuất khẩu gạo xay vỡ ra thế giới ...........................................100
Bảng 3.20: Chỉ số năng lực cạnh tranh (RCA) của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 1997- 2019 ...........................................102
Bảng 3.21: Chỉ số RCA của gạo trong trấu của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019 ...........................................103
Bảng 3.22: Chỉ số RCA của gạo trấu (màu nâu) của top 5 quốc gia xuất khẩu
gạo nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019 ....................................103
Bảng 3.23: Chỉ số RCA của gạo xay không vỡ của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo
nhiều nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019 ...........................................104
Bảng 3.24: Chỉ số RCA của gạo xay vỡ của top 5 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều
nhất thế giới trong giai đoạn 2010- 2019 .....................................................105
Bảng 3.25: Chỉ số đa dạng hóa mặt hàng ngành gạo của 5 nước xuất khẩu gạo
lớn nhất thế giới............................................................................................106
Bảng 3.26: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo của 5 nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới.....................................................................................107
Bảng 3.27: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo trong trấu của 5 nước
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới ....................................................................108
Bảng 3.28: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo trấu (màu nâu) của 5
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới...........................................................108
Bảng 3.29: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo xay không vỡ của 5
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới...........................................................109
Bảng 3.30: Chỉ số đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo xay vỡ của 5 nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới............................................................................109
Bảng 3.31: Thống kê mô tả yếu tố điều kiện sản xuất và kinh doanh ngành lúa gạo...110
Bảng 3.32: Thống kê mô tả yếu tố điều kiện cầu trong nước và quốc tế................111
Bảng 3.33: Thống kê mô tả yếu tố các ngành hỗ trợ và liên quan..........................112
Bảng 3.34: Thống kê mô tả yếu tố chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh ..113
Bảng 3.35: Thống kê mô tả yếu tố vai trò chính phủ..............................................113
Bảng 3.36: Thống kê mô tả yếu tố năng lực marketing..........................................114
Bảng 3.37: Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
ngành lúa gạo ...............................................................................................115
Bảng 3.38: Thống kê mô tả các biến phân theo khu vực ........................................116
Bảng 3.39: Thống kê mô tả các biến phân theo đối tượng khảo sát .......................117
Bảng 3.40: Kiểm định chất lượng thang đo ............................................................119
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................4
Sơ đồ 2. Mô hình kim cương Porter.........................................................................44
Sơ đồ 3: Mô hình nghiên cứu....................................................................................57
Biểu đồ 3.1: Sản lượng lúa Việt Nam từ năm 2010- 2019 .......................................70
Biểu đồ 3.2: Sản lượng lúa vụ Đông Xuân của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019.........75
Biểu đồ 3.3: Sản lượng lúa vụ Hè Thu của Việt Nam giai đoạn...............................76
Biểu đồ 3.4: Sản lượng lúa vụ Mùa của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019...............77
Biểu đồ 3.6: Diện tích lúa vụ đông xuân theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019 ........82
Biểu đồ 3.7: Diện tích lúa vụ hè thu theo khu vực giai đoạn 2010 – 2019...............83
Biểu đồ 3.8: Diện tích lúa vụ mùa theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019 ..................84
Biểu đồ 3.9: Năng suất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019 ...................85
Hình 3.1. Đánh giá của khách hàng tại 24 thành phố ở Đông Á và Đông Nam
Á về chất lượng gạo của một số quốc gia. .....................................................91
Hình 3.2. Giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới ................................................95
Biểu đồ 3.10. Giá xuất khẩu gạo bình quân của Việt Nam.......................................96
Biểu đồ 3.11: Chỉ số năng lực cạnh tranh (RCA) của ngành gạo giai đoạn
1997- 2019....................................................................................................101
Sơ đồ 3.1: Thực trạng các nhân tố tác động đên năng lực cạnh tranh ngành lúa
gạo của Việt Nam theo mô hình kim cương của Porter...............................118
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cạnh tranh trở thành yêu
cầu tất yếu đối với tất cả các ngành kinh tế và quốc gia. Cạnh tranh được coi là yếu
tố cần thiết để phân bổ lại nguồn lực xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông
qua việc điều tiết cung trên thị trường, kích thích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo,
ứng dụng công nghệ.
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp ngành là chủ đề được nhiều nhà nghiên
cứu kinh tế và hoạch định chính sách quan tâm. Việc nghiên cứu năng lực cạnh
tranh không chỉ giúp các doanh nghiệp, ban ngành và quốc gia hiểu được xu hướng
hoạt động của thị trường mà còn giúp họ đưa ra chiến lược phát triển trong ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn. Đối với doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp
họ tạo được vị thế trên thị trường, chiếm lĩnh được thị trường. Đối với các ngành,
nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành từ đó góp phần
nâng cao vị thế của quốc gia.
Việt Nam được biết đến là nước truyền thống nông nghiệp. Trong những
năm qua, nhờ vào sự mở cửa thương mại và toàn cầu hóa, sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam đã đạt được những thành tích vượt bậc, đặc biệt là ngành lúa gạo. Lúa
gạo là một trong một sản phẩm xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp, mặc
dù không phải là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, cũng như kim ngạch xuất khẩu rất
lớn nhưng khá ổn định. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, hiện nay, sản
phẩm ngành lúa gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang trên 135 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Tính thời tháng 12 năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt
2.621,44 triệu USD, đứng thứ 3 thế giới.
Xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, mặc dù có những điểm mạnh nhưng
ngành lúa gạo của Việt Nam cũng có nhiều khó khăn và rào cản hạn trong việc phát
triển năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế như qui mô sản xuất nhỏ, nhiều
vùng canh tác còn lạc hậu, công nghiệp chế biến còn hạn chế, chất lượng chưa đồng
đều, giá bán trên thị trường thế giới còn thấp... Theo Thứ trưởng Đỗ Thanh Hải:
―gạo là mặt hàng nông sản nhạy cảm được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường rất cao‖ Uyên
(2018) [43]. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng gạo của Việt Nam rất khó đáp ứng các
tiêu chuẩn đó do hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong sản phẩm
2
còn rất lớn. Hơn nữa, sau cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, các nước láng
giềng của Việt Nam như Indonesia, Philippines, Malaysia đã dần chuyển hướng
chính sách phát triển nông nghiệp sang hướng tự chủ [15]. Điều này có nghĩa rằng,
Việt Nam đã và đang có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường.
Xét về lợi thế cạnh tranh trên thị trường, năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo của Việt Nam đang có xu hướng giảm. Theo tính toán dựa trên số liệu thống kê
của Uncomtrade, lợi thế cạnh tranh- RCA ngành lúa gạo của Việt Nam đang có xu
hướng giảm. Nếu trong giai đoạn 1997- 2000, Việt Nam có chỉ số lợi thế cạnh tranh
đứng đầu trong nhóm 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, trong giai đoạn 2015-
2018, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 4. Thêm vào đó, mức
độ đa dạng hóa thị trường ngành lúa gạo của Việt Nam cũng có xu hướng giảm
trong khi các nước lớn như Mỹ, Ấn độ đang phát triển rất ổn định theo hướng đa
dạng hóa thị trường. Những điều này cho thấy thực trạng rằng năng lực cạnh tranh
ngành lúa gạo của Việt Nam đang giảm trên thị trường quốc tế.
Theo nhiều nhà nghiên cứu nguyên nhân của những vấn đề này có thể là do:
Thứ nhất, gạo của Việt Nam chưa được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất
lượng. Thực tế, điểm yếu nhất của gạo Việt Nam là chất lượng không đồng đều, chủ
yếu phân chia theo tỷ lệ tấm, thông dụng 5%, 15%, 25%. Nông dân vẫn lạm dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức, không trung thực khi khai bao nên dẫn tới
chất lượng lúa gạo càng khó kiểm soát. Thứ hai, thương hiệu gạo của Việt Nam
chưa được khẳng định trên thị trường quốc tế, năng lực marketing của các doanh
nghiệp xuất khẩu còn hạn chế. Thứ ba, sản phẩm gạo của Việt Nam chưa thực sự đa
dạng cả về mẫu mã và thị trường.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong chủ đề nâng cao năng lực
cạnh tranh tại Việt Nam khá nhiều nhưng các nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế khá hạn
chế. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các yếu tố và giải pháp liên quan
tới chính sách của Nhà nước, nâng cao năng lực lao động, đổi mới công nghệ,... Tuy
nhiên, những nghiên cứu tập trung vào yếu tố năng lực marketing còn hạn chế,
trong để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành lúa gạo Việt Nam cũng như các
doanh nghiệp xuất khẩu rất cần yếu tố này. Chính vì những lý do trên nghiên cứu
sinh đã quyết định lựa chọn đề tài: ―Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt
Nam‖ làm luận án nghiên cứu ngành quản trị kinh doanh.
3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và phân tích thực trạng
năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực canh tranh nói chung và
năng lực canh tranh của ngành lúa gạo nói riêng.
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trên thị
trường quốc tế trong giai đoạn 2010- 2019.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo
Việt Nam, trên cơ sở đó nghiên cứu sẽ lượng hóa tác động của các yếu tố này đến
năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới
năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam, bao gồm: (1) Năng lực sản xuất;
(2) Chi phí sản xuất; (3) Biến động về giá gạo; (4) Thị phần xuất khẩu lúa gạo; (5)
Lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế; (6) Sự đa dạng hóa mặt hàng và thị
trường.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ
năm 2010- 2019, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2019.
4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu
4.2. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tổng kết của Tổng cục
thống kê, các báo cáo tổng kết của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… Các
Tổng quan tài liệu
Phương pháp nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
tổng quát
Lý luận về năng lực canh tranh ngành
lúa gạo
Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh
tranh ngành lúa gạo
Năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo
Mô hình
nghiên cứu
cụ thể
Thực trạng
năng lực cạnh
tranh ngành
lúa gạo
Thực trạng các nhân
tố tác động tới năng
lực cạnh tranh ngành
lúa gạo
Phân tích tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh ngành
lúa gạo
Nhóm nhân tố Năng lực cạnh tranh ngành
lúa gạo
Đề xuất định hướng Giải pháp
Tổng quan
tài liệu và
phƣơng pháp
nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Nghiên cứu
thực nghiệm
tại Việt nam
Định hƣớng
và giải pháp
-Kết quả
đạt được
-Hạn chế
-Nguyên
nhân
Chú thích: : Mối quan hệ phối hợp; : Mối quan hệ trước sau; : Mối quan hệ tác động
5
báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu khoa học, các công trình khoa học công bố
tại các cơ sở uy tín như trường đại học, viên nghiên cứu và các tạp chí chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực: Phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam cũng được tác
giả sử dụng cho nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu thuận tiện đối
với chọn mẫu theo khu vực nghiên cứu với chọn mẫu theo đối tượng khảo sát. Chọn
mẫu phân tầng: chia tổng thế nghiên cứu thành các nhóm nhỏ khác nhau thỏa mãn
tiêu chí là các phần tử trong cùng 1 nhóm có tính đồng nhất cao, và các phần tử giữa
các nhóm có tính dị biệt cao. Chọn mẫu thuận tiện: là phương pháp chọn mẫu phi
xác suất trong đó nhà nghiên cứu chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận
được. Tác giả lựa chọn hai phương pháp này là vì do số lượng nông dân, thương lái
và các doanh nghiệp trong ngành lúa gạo rất lớn, không thể xác định rõ số lượng cụ
thể. Hơn nữa, do khoảng cách về vị trí địa lý và chi phí khảo sát nên tác giả lựa
chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
+ Phương pháp xác định kích thước mẫu
Theo Thọ (2011) [39], kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như phươmg pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết. Hiện nay,
các nhà nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết thông qua công thức kinh nghiệm cho
từng phương pháp xử lý. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân
tích Exploratory Factor Analysis (EFA) và hồi qui tuyến tính.
- Đối với phương pháp phân tích EFA: cỡ mẫu thường được xác định dựa
vào 2 yếu tố là kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.
Theo Hair và cộng sự (2006) [66] để sử dụng phương pháp phân tích EFA, quy mô
mẫu cần đáp những ứng yêu cầu sau:
+ Kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100
+ Tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến
đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỉ lệ 10:1 trở lên.
- Đối với phương pháp hồi qui tuyến tính, có hai phương pháp xác định cỡ
mẫu cơ bản:
+ Theo Cochran (1977) [51], đối với trường hợp mẫu lớn và không biết tổng
thể, công thức xác định cỡ mẫu như sau:
6
Trong đó:
n: là cỡ mẫu
z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì
giá trị z là 1,96…)
p: là ước tính tỷ lệ % của tổng thể mẫu
q = 1-p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất
có thể xảy ra của tổng thể).
e: sai số cho phép thường sẽ là 0.05 (5%)
+ Đối với trường hợp mẫu nhỏ, biết rõ được tổng thể, công thức xác định cỡ
mẫu như sau:
n =
N
1 + N(e)2
Trong đó:
n: là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)
N: là tổng số các đơn vị của tổng thể chung
e: là sai số cho phép (%)
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp EFA và hồi
qui tuyến tính. Do không thể xác định tổng thể mẫu nên tác giả sử dụng công thức
xác định mẫu của Cochran (1977) [51] như sau:
Do vậy cỡ mẫu phải đạt tối thiểu là: 384 quan sát.
Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện phỏng vấn nông dân sản xuất (200
người), thương lái (200 người), nhà máy xay xát (100), công ty lương thực (100
người) và cửa hàng bán lẻ (100 người). Thống kê khảo sát được trình bày tại bảng
2. Số phiếu gửi đi là 600. Sau khi sàng lọc, loại bỏ những phiếu không đủ tiêu
chuẩn, tác giả thu được số phiếu là 421 (> 384).
7
Bảng 1 : Thống kê mẫu khảo sát
STT Nhóm Chỉ tiêu Số phiếu
gửi đi
Số phiếu
đủ tiêu
chuẩn
Cơ cấu
1
Khu vực
nghiên cứu
Miền Bắc (Đồng bằng
sông hồng) 300 209 49.64%
2
Miền Nam (Đồng bằng
sông cửu long) 200 123 29.22%
3
Miền Trung (Duyên hải
miền trung) 100 89 21.14%
1 Đối tượng
khảo sát
Nông dân sản xuất 150 143 33.97%
2 Thương lái 150 120 28.50%
3 Nhà máy xay xát 100 46 10.93%
4 Công ty lương thực 100 41 9.74%
5 Cửa hàng bán lẻ 100 71 16.86%
Tổng 600 421 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Bên cạnh việc phỏng vấn những người có liên quan trực tiếp tới khâu sản
xuất, bán lúa gạo, tác giả thực hiện phỏng vấn 30 chuyên gia là những người làm
việc tại sở công thương trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, giảng viên nghiên cứu
tại một số trường đại học kinh tế, kinh tế nông nghiệp.
4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.2.1. Phương pháp định tính
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia kết hợp thảo
luận nhóm nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng hỏi khảo sát. Các phương
pháp này góp phần giúp NCS có một cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu, đồng
thời có những điều chỉnh hợp lý để phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển
nông nghiệp ở Việt Nam.
4.2.2.2. Phương pháp định lượng
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố
(Exploratory Factor Analysis - EFA) để tìm ra các nhân tố tác động đến năng lực
cạnh tranh ngành. Đồng thời, sử dụng phương pháp hồi quy OLS để lượng hóa tác
động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng trong nghiên cứu này vì
nó có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên
hệ với nhau và số lượng của chúng phái được giảm bớt xuống đến một số lượng mà
ta có thế sử dụng được. Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi
8
một vài nhân tố (một nhân tố đại diện cho một số biến). EFA được sử dụng trong
trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến
mới tương đối ít, không có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có
tương quan với nhau nhằm thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau như hồi
qui hay phân tích biệt số.
Sau khi sử dụng EFA, nghiên cứu này sử dụng phương pháp rút trích nhân tố
( Principal components), với nguyên tắc dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng
nhân tố (chi nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại), và phép xoay nhân tố
Varimax. Đồng thời, chỉ những biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5
được giữ lại.
Sau khi tìm được các biến mới từ EFA ở trên, các biến mới này sẽ được xem
là biến độc lập trong mô hình hồi qui. Biến phụ thuộc là ―năng lực cạnh tranh ngành
lúa gạo‖. Phương trình cụ thể như sau:
Trong đó: SC là: năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo
BC: là điều kiện sản xuất và kinh doanh ngành lúa gạo
SS: là vai trò của chính phủ
MS: là điều kiện cầu
IEI: là nhân tố chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và cạnh tranh
MC: là năng lực marketing của các doanh nghiệp
β1- β6: là các hệ số hồi quy.
ε: là phần sai số
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính
(OLS) để đánh giá tác động của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của ngành lúa
gạo Việt Nam.
4.2.2.3. Kiểm định sử dụng trong mô hình
* Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo tác giả sử dụng phương pháp kiểm tra
hệ số alpha (Cronbach alpha).
Hệ số a của Cronbach là một phương pháp kiểm định thống kê về mức độ
chặt chẽ mà các mục đòi hỏi trong thang đo tương quan với nhau, a có công thức
tính: