Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra kiểm soát  tín dụng tại pvfc
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
393.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
913

nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra kiểm soát tín dụng tại pvfc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nước ta hiện nay đang từng bước hội nhập và phát triển

mạnh mẽ thì đồng thời với sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng tài chính là

sức ép cạnh tranh, tăng trưởng trong các tổ chức tín dụng. Điều đó tạo nên

một xu hướng chung trong các tổ chức tín dụng chú ý nhiều hơn tới hệ thống

kiểm tra kiểm soát nội bộ để trở thành một công cụ đắc lực đảm bảo mọi hoạt

động kinh doanh tài chính tiền tệ nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng

của các Tổ chức Tín dụng an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, khái niệm về kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ mới du nhập và

đi vào hoạt động ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ hai mươi. Do đó

hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ trong các tổ chức tài chính, ngân hàng ở

Việt Nam còn rất nhiều bất cập, hạn chế. Điều này sẽ đặt ra ngành ngân hàng,

các tổ chức tài chính rất nhiều khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập.

Công ty Tài chính Dầu khí tuy là một công ty mạnh của Tổng Công ty

Dầu khí Việt Nam nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và thách

thức đó. Vì vậy trong quá trình thực tập tại Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ -

Công ty Tài chính Dầu khí, cùng với sự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, sự chỉ

bảo tận tình của Thầy giáo và các anh các chị nơi em thực tập, nên em đã

quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập: “Nâng cao vai trò của hệ thống

kiểm tra kiểm soát tín dụng tại PVFC”.

Ngoài lời nói đầu và kết luận bố cục của chuyên đề thực tập gồm các phần

sau:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về kiểm tra kiểm soát tín dụng

trong các tổ chức tín dụng

Chương II: Thực trạng hoạt động kiểm tra kiểm soát tín dụng tại

PVFC.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò

của hệ thống kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động tín dụng tại PVFC.

1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TRA KIỂM SOÁT TÍN DỤNG

TRONG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.1 Khái niệm về kiểm tra kiểm soát tín dụng trong các tổ chức tín dụng.

1.1.1 Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

* Khái niệm

Nếu ta xem xét khái niệm và bản chất của quản lý nói chung thì kiểm

tra kiểm soát là một chức năng và thuộc tính cố hữu của quản lý. Và trong

hoạt động của một doanh nghiệp thì kiểm tra kiểm soát luôn đóng vai trò

quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống

kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Theo liên đoàn kế toán quốc tế hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ

thống chính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơn

vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ

pháp lý, bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý. Theo đó kiểm

soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức và trên cơ

sở xác định rủi ro có thể xảy ra trên từng khâu công việc để tìm ra biện pháp

ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị.

Thứ nhất bảo vệ tài sản của đơn vị bao gồm những tài sản hữu hình

như văn phòng, nhà xưởng, máy móc …và những tài sản vô hình như sổ sách

kế toán, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp…

Thứ hai bảo đảm độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính do bộ

máy kế toán xử lý và tổng hợp, tức là các thông tin phải bảo đảm tính kịp thời

về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh

đầy đủ, khách quan hoạt động của doanh nghiệp.

2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính

Thứ ba bảo đảm thực hiện các chế độ pháp lý một cách trung thực, đầy

đủ cũng như ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý các sai phạm và gian lận

trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ tư bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý, mục tiêu

này yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp vừa phải thực sự có hiệu quả đồng

thời cũng phải tiết kiệm tối đa các nguồn lực cho doanh nghiệp.

* Quy trình chung :

Quy trình kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hệ thống kiểm tra kiểm soát

của các công ty thường bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:

Đây là khâu đầu tiên trong quá trình kiểm tra kiểm soát nhằm tạo ra

tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát. Trong

bước đầu tiên này các thành viên tham gia phải chuẩn bị chi tiết nội dung sau:

* Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm tra, kiểm soát:

Mục tiêu kiểm tra là cái đích cần phải đạt tới và là thước đo về kết quả

kiểm tra trong từng cuộc kiểm tra cụ thể. Mục tiêu kiểm tra cần phải căn cứ

theo những yêu cầu nhất định như sau:

+ Mối quan hệ giữa chủ thể kiểm tra và khách thể kiểm tra

+ Loại hình kiểm tra

+ Yêu cầu quản lý

* Tiến hành chỉ định người tiến hành kiểm tra và chuẩn bị cơ sở vật

chất cơ bản cho quá trình kiểm tra kiểm soát.

* Thu thập thông tin cơ bản:

Mục đích nhằm giúp cho các kiểm tra viên có cái nhìn khách quan về

khách thể kiểm tra và đối tượng kiểm tra qua đó đưa ra quyết định kiểm tra.

Những thông tin cơ bản thường bao gồm:

+ Các loại và đặc điểm nghiệp vụ cần kiểm tra

+ Cơ cấu tổ chức và đặc điểm đơn vị được kiểm tra.

+ Các văn bản có liên quan đến đối tượng kiểm tra và khách thể kiểm tra.

3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính

* Lập kế hoạch kiểm tra ( kế hoạch tổng quát):

Xác định thời gian thực hiện công tác kiêm tra, thời điểm diễn ra cuộc

kiểm tra- thời gian cuộc kiểm tra- thời gian tiến hành toàn bộ cuộc kiểm tra

Xác định số người thực hiện cuộc kiểm tra, số người tham gia phải

tương ứng với quy mô kiểm tra của đơn vị

Bước 2: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát:

Đây là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã được ấn định

trong kế hoạch và chương trình kiểm tra. Trong giai đoạn thực hiện kiểm tra,

kiểm soát mỗi thành viên tham gia phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc đã

được đề ra trước đó. Các nguyên tắc đó bao gồm như sau:

+ Kiểm tra viên phải tuân thủ đúng chương trình kiểm tra đã được xây

dựng.

+ Trong quá trình kiểm tra kiểm tra viên phải thường xuyên ghi chép

những phát giác những nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện…

+ Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm tra trên các bảng tổng hợp như bảng

kê chênh lệch, bảng kê xác minh để từ đó đánh giá mức độ thực hiện so với

khối lượng công việc chung.

Bước 3: Kết thúc và lập báo cáo kiểm tra

Là bước cuối cùng sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, kiểm soát các

thành viên phải đưa ra được kết luận về đối tượng tiến hành kiểm tra và họ

tiến hành lập các báo cáo kiểm tra, kiểm soát. Kết luận kiểm tra có các yêu

cầu cụ thể sau đây:

+ Kết luận kiểm tra phải phù hợp với nội dung và đói tượng kiểm tra

+ Đúng tính pháp lý của kiểm tra đòi hỏi các kiểm tra viên phải thu

thập những thông tin bằng chứng tương xứng theo yêu cầu quy chế và chuẩn

mực đồng thời còn đòi hỏi các kiểm tra viên phải có độ chính xác về ngôn từ

ngữ pháp trong văn phạm.

+ Kết luận kiểm tra được thể thiện dưới hình thức biên bản kiểm tra.

4

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính

Bước 4. Đề xuất kiến nghị.

Đây là bước cuối cùng, kiểm tra viên sẽ đưa ra đề xuất kiến nghị với

ban lãnh đạo công ty.

1.1.2 Kiểm tra kiểm soát tín dụng.

1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng, chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá

chất lượng tín dụng trong các tổ chức tín dụng.

* Khái niệm tín dụng.

Cùng với sự phát triển của trao đổi và mua bán hàng hoá, tín dụng là

một quan hệ kinh tế đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người. Ban đầu khi

mới xuất hiện tín dụng chỉ là một hình thức tín dụng thương mại xuất phát từ

quan hệ mua bán chịu những hàng hoá đơn giản giữa một số người với nhau,

trải qua một thời gian dài tín dụng thương mại đã phát triển ở mức độ cao

hơn, tuy bản chất không thay đổi nhưng về hình thức và nội dung của quan hệ

tín dụng thì đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Điều đó tạo điều kiện cho

lượng vốn trên thị trường lưu thông mạnh hơn do các doanh nghiệp vừa đáp

ứng được nhu cầu về vốn lại vừa bán được hàng thông qua tín dụng thương

mại, song mặt khác tín dụng thương mại chỉ có thể thực hiện được giữa

những người có quan hệ giao dịch thường xuyên trong phạm vi buôn bán chịu

hàng hoá đã thực hiện với nhau hơn nữa vốn vay lại thường là một bộ phận

nằm trong chu kỳ của người cho vay không thể kéo dài thêm thời hạn. Do vậy

có thể nói tín dụng thương mại bị hạn chế bởi phạm vi quy mô, thời hạn cũng

như chiều hướng của khoản tín dụng. Điều hạn chế này sẽ được giải quyết

bằng tín dụng ngân hàng - một hình thức phát triển cao của tín dụng nói

chung, về bản chất tín dụng ngân hàng vẫn chuyển vốn (dưới dạng tiền tệ hay

hiện vật) từ người này (người cho vay) tới người khác (người vay) trên cơ sở

hoàn trả và thu lãi sau một thời hạn nhất định nhưng khác ở chỗ ngân hàng là

một tổ chức kinh doanh tiền tệ và nó đóng vai trò là một trung gian tài chính,

nó vừa là người cho vay vừa là người đi vay đối với tất cả các thành phần

5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính

trong nền kinh tế do đó dịch vụ tín dụng mà nó đưa ra là hoàn hảo và đa dạng

nhất nó không bị lệ thuộc vào phạm vi, quy mô và chu kỳ kinh doanh của bất

kỳ một doanh nghiệp đơn lẻ nào, đồng thời chiều hướng của quan hệ tín dụng

cũng không còn là vấn đề gây cản trở cho sự huy động vốn của các doanh

nghiệp. Đó là tín dụng ngân hàng nói chung – nó gồm cả quan hệ vay và cho

vay, còn khi chúng ta gắn tín dụng vào hoạt động một ngân hàng cụ thể thì tín

dụng ngân hàng thường chỉ được hiểu là quan hệ cho vay và nó là một trong

những khoản mục bên phía tài sản trong bảng cân đối kế toán của mỗi ngân

hàng. Trong mỗi ngân hàng khoản mục tín dụng này thường bao gồm các

hình thức như: cho vay, cho thuê, bảo lãnh, hay chiết khấu các giấy tờ có giá

vv…các khoản tín dụng này có thể có thời hạn ngắn hay dài tuỳ theo sự sắp

xếp của mỗi ngân hàng và nhu cầu của khách hàng.

* Chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:

Thông thường tín dụng luôn là một khoản mục chiếm tỉ trọng lớn và

mang lại nguồn thu cũng lớn trong cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn thu của

mỗi ngân hàng. Nhưng đi đôi với nguồn thu đó tín dụng cũng mang lại rất

nhiều rủi ro, do vậy chất lượng tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh

doanh của một ngân hàng. Một quan hệ tín dụng được gọi là có chất lượng

phải được xét trên hai khía cạnh:

Thứ nhất đối với ngân hàng chất lượng tín dụng có thể được hiểu đơn

giản là hiệu quả của việc cho vay mang lại, tức là khả năng ngân hàng thu

được cả gốc và lãi của khoản tín dụng khi đến hạn từ phía khách hàng mà vẫn

đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững cho ngân hàng.

Thứ hai đối với khách hàng là các doanh nghiệp hay tổ chức cá nhân

thì chất lượng tín dụng được hiểu là khả năng mở rộng tài trợ (cho vay, cho

thuê, bảo lãnh…) của ngân hàng phù hợp và đáp ứng được với nhu cầu của

doanh nghiệp (nhu cầu về qui mô, thời hạn, lãi suất, cách thức, thủ tục cấp

vốn,...Hai khía cạnh này có quan hệ chặt chẽ với nhau, để dễ hiểu ta giả sử

nếu khách hàng được ngân hàng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn lại được

6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Ngân hàng tài chính

ngân hàng hướng dẫn, giám sát sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh

doanh có hiệu quả sẽ trả được gốc và lãi cho ngân hàng điều này không

những tốt cho các ngân hàng mà còn tốt cho sự phát triển của toàn bộ nền

kinh tế nói chung. Đây chỉ là cách hiểu chung nhất khái quát nhất về chất

lượng tín dụng, còn để đi sâu và đánh giá được chất lượng tín dụng chúng ta

phải xem xét một số chỉ tiêu đánh giá sau:

* Thứ nhất các chỉ tiêu định tính:

Chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với các khách hàng

có thể được đánh giá bằng khả năng tăng cường mở rộng tín dụng và mức độ

đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp (tổ chức, cá nhân). Một khoản tín

dụng được coi là có chất lượng tốt khi ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của họ.

Đáp ứng tốt có nghĩa là khi khách hàng cần vốn với số lượng, thời hạn, xác

định ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ đồng thời các thủ tục phải chính xác,

khoa học, nhanh chóng, và thuận tiện, lãi xuất phải phù hợp, tương xứng với

rủi ro của khoản tín dụng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra chất lượng tín dụng của một khoản tín dụng còn thể hiện ở kết

quả hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, thương hiệu của tổ chức tín dụng

và các khách hàng tham gia quan hệ tín dụng đó. Một mặt, nếu một ngân hàng

được đánh giá là có chất lượng tín dụng tốt thì đồng nghĩa với hoạt động tín

dụng của ngân hàng đó phải bù đắp được chi phí và mang lại thu nhập cho

ngân hàng và nếu một ngân hàng được coi là có uy tín lâu năm và đã mất

nhiều công sức để xây dựng một thương hiệu riêng cho mình thì chắc chắn

chất lượng tín dụng của ngân hàng đó cũng khó có thể không tốt. Bởi lẽ uy tín

và thương hiệu chính là giá trị do khách hàng cảm nhận và mang lại cho ngân

hàng qua những lần sử dụng dịch vụ của ngân hàng, đồng thời những giá trị

về uy tín và thương hiệu đó cũng chính là những cam kết của ngân hàng về

chất lượng của dịch vụ mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàng. Mặt khác

với một khách hàng (doanh nghiệp) có uy tín và có mối quan hệ tốt với ngân

hàng thì khả năng thu được nợ của ngân hàng đối với khách hàng đó là lớn

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!