Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1743

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ OANH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG

CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ OANH

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG

CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Mai Ngọc Cƣờng

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số

liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chƣa hề đƣợc công bố ở

các nghiên cứu khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu trong luận văn!

Học viên

Nguyễn Thị Oanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Mai

Ngọc Cường đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin

chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trƣờng ĐH Kinh tế và QTKD đã tạo mọi

điều kiện để cho tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này. Tôi xin

gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tƣ liệu và kinh nghiệm

quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Đặc biệt xin đƣợc cảm

ơn chân thành tới các cán bộ của Phòng Công nghiệp - Cục Thống kê tỉnh

Thái Nguyên, các đồng chí là cán bộ phòng Tổng hợp - Ngân hàng Nhà nƣớc

Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập

và khai thác số liệu phục vụ cho bài nghiên cứu. Xin đƣợc cảm ơn chân thành

tới các Doanh nghiệp nhỏ và vừa - nơi tôi đến để thu thập số liệu điều tra đã

nhiệt tình chia sẻ những thông tin cần thiết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. ii

MỤC LỤC......................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii

MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn................................................. 4

5. Bố cục luận văn.......................................................................................... 4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN

DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................... 6

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................... 6

1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 6

1.1.2. Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................... 6

1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................................. 15

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế ................... 19

1.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa............... 21

1.2.1. Tín dụng Ngân hàng ........................................................................... 21

1.2.2. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa............ 29

1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................................................. 33

1.3. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở một số tỉnh, thành phố và bài học cho Thái Nguyên .... 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

iv

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở một số tỉnh .................................................................. 39

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thái Nguyên............................................... 42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 45

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 46

2.1. Câu hỏi đặt ra ........................................................................................ 46

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 46

2.2.1. Khung phân tích của luận văn............................................................. 47

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu.............................................................. 48

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích dữ liệu ................................................. 52

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 58

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN......... 59

3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội chung tỉnh Thái Nguyên .................................. 59

3.2. Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ....... 62

3.2.1. Số lƣợng DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................. 62

3.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .............................................. 66

3.2.3. Đóng góp cho kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên.................................. 68

3.3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......... 70

3.3.1. Mức độ tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV.................................. 70

3.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên của đối tƣợng điều tra...................................... 76

3.4. Đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 83

3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc...................................................................... 83

3.4.2. Những hạn chế.................................................................................... 84

3.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

v

3.4.3. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách..................................................... 93

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 96

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN

DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020........................................ 97

4.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ....... 97

4.1.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên.............. 97

4.1.2. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên .... 98

4.1.3. Phƣơng hƣớng nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những năm tới .......... 99

4.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV........ 101

4.2.1. Một số giải pháp chung .................................................................... 101

4.2.2. Giải pháp cụ thể cho các DNNVV.................................................... 102

4.2.3. Giải pháp cụ thể cho các NHTM ...................................................... 104

4.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc ........................................................... 106

4.3.1. Bình ổn môi trƣờng kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo môi

trƣờng đầu tƣ bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng ............. 106

4.3.2. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hƣớng phục vụ cho

doanh nghiệp .................................................................................... 107

4.3.3. Hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng cho DNNVV..................... 107

4.4. Kiến nghị với Tỉnh Thái Nguyên........................................................... 108

4.4.1. Xây dựng các chƣơng trình trợ giúp cho các DNNVV...................... 108

4.4.2. Phát triển dịch vụ thẩm định giá tài sản doanh nghiệp ...................... 108

KẾT LUẬN ................................................................................................ 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 111

PHỤ LỤC................................................................................................... 113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung

GDP (Gross domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội

GO Tổng giá trị sản xuất

DN Doanh nghiệp

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

NHTM Ngân hàng thƣơng mại

ROE (Return on Equity) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SXKD Sản xuất kinh doanh

TDNH Tín dụng Ngân hàng

WB (World Bank) Ngân hàng thế giới

WTO (World trade Organization) Tổ chức thƣơng mại thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật..................... 9

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam...... 13

Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình ..................................... 57

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) theo giá hiện hành phân theo

khu vực kinh tế ............................................................................. 61

Bảng 3.2: Số lƣợng DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo khu vực kinh tế.. 63

Bảng 3.3: Số lƣợng DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế ..... 65

Bảng 3.4: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa.................. 66

Bảng 3.5: Tình trạng lỗ lãi của các DNNVV ................................................ 67

Bảng 3.6: Số lao động trong các DNNVV hàng năm.................................... 68

Bảng 3.7: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ......... 69

Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV................................................... 70

Bảng 3.9: Số lƣợng DNNVV có nhu cầu vay vốn ........................................ 71

Bảng 3.10: Dƣ nợ cho vay đối với DNNVV................................................. 74

Bảng 3.11: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV....................... 75

Bảng 3.12: Kết quả phân tích thông kê mô tả các chỉ tiêu tài chính .............. 76

Bảng 3.13: Thống kê mô tả khả năng thanh toán nhanh của DNNVV .......... 77

Bảng 3.14: Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ........... 80

Bảng 3.15: Kết quả kiểm định Omnibus....................................................... 82

Bảng 3.16: Mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic ................................. 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Khung phân tích của luận văn....................................................... 48

Hình 3.1: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành qua các năm ........................... 60

Hình 3.2: Số lƣợng DNNVV có nhu cầu vay vốn......................................... 71

Hình 3.3: Số DNNVV đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng .......................... 73

Hình 3.4: Biểu đồ phân bố tần suất khả năng thanh toán nhanh.................... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế

thị trƣờng là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa

chiếm tới hơn 96% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động. Là một bộ phận

cấu thành của nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng thể hiện vai

trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nƣớc, giải quyết một số lƣợng lớn việc

làm cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm cho nền kinh tế

năng động hiệu quả hơn, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa

của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo việc

làm cho 50 - 80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, duy trì tỷ

lệ thất nghiệp ở nƣớc ta ở mức thấp trong những năm qua và đóng góp ngày

càng nhiều cho ngân sách của quốc gia.

Với vai trò quan trọng đó, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam

luôn coi sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những nhiệm

vụ then chốt. Nhà nƣớc đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo

điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhƣ: Tạo ra khung

khổ pháp lý, đổi mới hệ thống chính sách, xây dựng cơ quan nhà nƣớc, các tổ

chức hỗ trợ cộng đồng… Nhờ đó, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có

một sự phát triển đáng ghi nhận, đặc biệt là sau khi nƣớc ta trở thành thành

viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, sự phát

triển đó vẫn chƣa tƣơng xứng với kỳ vọng của chúng ta và những tiềm năng

có thể. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, vốn đầu tƣ nhỏ,

số lƣợng lao động qua đào tạo còn thấp, khả năng tiếp cận và mở rộng thị

trƣờng còn hạn chế,…Đặc biệt, điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ

và vừa trong quá trình cạnh tranh là khả năng tiếp cận vốn còn yếu kém, thể

hiện rõ nhất đó là tình trạng thiếu vốn, cơ cấu vốn bất hợp lý, quản lý và sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

2

dụng vốn kém hiệu quả, vì vậy nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng luẩn

quẩn. Tình hình này cũng là một thực tế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

ở Thái Nguyên. Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp đầu

tiên của đất nƣớc, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao và bộ phận

doanh nghiệp vừa và nhỏ khá phát triển trong những năm gần đây khi môi

trƣờng kinh doanh đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, do những hạn chế về quy mô,

trình độ công nghệ, lực lƣợng lao động có trình độ và đặc biệt là sự thiếu vốn

cho đầu tƣ mở rộng thị trƣờng…

Mặc dù Đảng và chính quyền Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp

trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và các

nguồn vốn khác nhƣng vẫn chƣa thực sự triệt để và mang lại hiệu quả. Việc

khó khăn trong tiếp cận vốn vẫn đang là một cản trở chủ yếu đối với sự tồn tại

và phát triển của các doanh nghiệp này. Hệ quả của tình trạng này là các

doanh nghiệp khu vực nhỏ và vừa tại Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn trong

quá trình sản xuất - kinh doanh, không mở rộng đƣợc thị trƣờng sản phẩm,

khó cạnh tranh với các doanh nghiệp, công ty nƣớc ngoài, bỏ lỡ nhiều cơ hội

kinh doanh hấp dẫn.

Đất nƣớc ngày càng phát triển, tình hình hội nhập kinh tế ngày càng sâu

rộng, số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng nhiều, nhu cầu về vốn tiếp

tục tăng cao. Việc xây dựng một khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng

trƣởng bền vững làm điểm tựa để phát triển kinh tế đã trở thành mục tiêu và

nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. Bài toán về tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần đƣợc cơ quan, ban ngành, các tổ chức lãnh

đạo Tỉnh tìm cách giải quyết và tháo gỡ. Việc tìm ra đƣợc các nhân tố gây ảnh

hƣởng tới khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản

lý kinh tế của tỉnh đề xuất đƣợc các giải pháp kinh tế quan trọng và thực tiễn.

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3

cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đƣợc

lựa chọn nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tìm ra các hạn chế để từ đó đƣa ra các giải

pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các

DNNVV trên địa bàn tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn tín dụng cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, lý luận khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV, các

nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của loại hình doanh

nghiệp này.

- Phân tích thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ

và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, khai

thác hiệu quả nguồn vốn tín dụng.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Khả năng tiếp cận vốn và các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận

vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Số liệu đƣợc dùng để phân tích đƣợc lấy từ năm

2010 đến 2014, số liệu điều tra thực tế từ tháng 4/2015 đên tháng 6 năm 2015.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!