Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của công dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÔ QUANG TUYẾN
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÔ QUANG TUYẾN
NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Quang Huy
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2020
Tác giả
Lô Quang Tuyến
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,
phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng
dẫn PGS. TS. Trần Quang Huy.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2020
Tác giả
Lô Quang Tuyến
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 5
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN VÀ
SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYÊN.............................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến .................. 6
1.1.1. Khái quát về dịch vụ công....................................................................... 6
1.1.2. Dịch vụ công trực tuyến.......................................................................... 9
1.1.3. Nội dung nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch
vụ công trực tuyến của công dân..................................................................... 13
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ
công trực tuyến của công dân.......................................................................... 19
1.2. Cơ sở thực tiễn về tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến ............. 22
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.......................................... 22
1.2.2. Kinh nghiệm của một số tinh thành tại nước ta .................................... 29
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Kạn....................................... 32
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 33
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 33
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 33
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 34
2.2.3.Phương pháp phân tích thông tin ........................................................... 35
2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 37
2.3.1.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình của địa phương.................................... 37
2.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến
tỉnh Bắc Kạn.................................................................................................... 37
2.3.3.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng dịch công trực tuyến......................... 38
Chương 3: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI BẮC KẠN...................................................... 39
3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Kạn ....................................................................... 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 39
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 43
3.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tỉnh Bắc Kạn........................ 46
3.2.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai cung cấp dịch vụ công
trực tuyến......................................................................................................... 46
3.2.2. Xác định các dịch vụ công có thể cung cấp trực tuyến......................... 48
3.2.3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ công trực tuyến...... 54
3.2.4. Giới thiệu, hướng dẫn cho người dân và các doanh nghiệp về dịch
vụ công trực tuyến........................................................................................... 58
3.2.5. Theo dõi, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình
cung cấp dịch vụ công trực tuyến ................................................................... 63
3.2.6. Đánh giá sự hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ
công trực tuyến ................................................................................................. 66
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công
trực tuyến của công dân .................................................................................. 71
3.3.1. Các yếu tố của cơ quan hành chính nhà nước....................................... 71
v
3.3.2.Các yếu tố thuộc về người dân............................................................... 73
3.4. Đánh giá chung khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến
tỉnh Bắc Kạn..................................................................................................... 74
3.4.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 74
3.4.2.Hạn chế................................................................................................... 76
3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 80
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ
DỤNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI TỈNH BẮC KẠN ........... 82
4.1. Định hướng và mục tiêu........................................................................... 82
4.1.1. Định hướng............................................................................................ 82
4.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 82
4.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực
tuyến tỉnh Bắc Kạn.......................................................................................... 83
4.2.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính
sách của nhà nước về dịch vụ công trực tuyến ............................................... 83
4.2.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp trung gian về
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.................................................... 85
4.2.3.Hoàn thiện quy trình giải quyết hồ sơ dịch vụ công trực tuyến............. 86
4.2.4.Liên tục đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức.... 89
4.2.5. Tăng cường bảo mật thông tin trên cổng dịch vụ công ........................ 90
4.2.6. Tăng cường tuyền truyền về dịch vụ công trực tuyến .......................... 91
4.3.Kiến nghị................................................................................................... 92
4.3.1.Đối với Chính phủ và Bộ ban ngành...................................................... 92
4.3.2.Kiến nghị đối với tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 93
KẾT LUẬN.................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 98
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Diễn giải
1 CPĐT Chính phủ điện tử
2 CQĐT Chính quyền điện tử
3 CNTT Công nghệ thông tin
4 CSDL Cơ sở dữ liệu
5 TTHC Thủ tục hành chính
6 DVCTT Dịch vụ công trực tuyến
7 CCHC Cải cách hành chính
8 UBND Ủy ban nhân dân
9 TTĐT Thông tin điện tử
10 DVC Dịch vụ công
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 phân theo giới và
phân theo thành thị, nông thôn.................................................... 44
Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành ...... 45
Bảng 3.3: Danh mục một số dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn ......................................................................................... 49
Bảng 3.4: Các khóa dào tạo công nghệ thông tin tại tỉnh Bắc Kạn ................ 55
Bảng 3.5: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh
Bắc Kạn ......................................................................................... 56
Bảng 3.6: Danh mục phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin .................... 57
Bảng 3.7: Số lượng người truy cập trang web Cổng thông tin điện tử tỉnh
Bắc Kạn và Dịch vụ công tỉnh Bắc Kạn ....................................... 60
Bảng 3.8: Số lượng file thông tin được cung cấp lên website Cổng thông
tin điện tử tỉnh Bắc Kạn và Dịch vụ công tỉnh Bắc Kạn............... 61
Bảng 3.9: Số lượng hồ sơ giải quyết bằng dịch vụ công trực tuyến tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019....................................................... 63
Bảng 3.10: Đánh giá của người dân về mức độ đáp ứng dịch vụ công trực
tuyến tỉnh Bắc Kạn........................................................................ 67
Bảng 3.11: Đánh giá của người dân về mức độ tin cậy dịch vụ công trực
tuyến tỉnh Bắc Kạn........................................................................ 68
Bảng 3.12: Đánh giá của người dân về năng lực phục vụ dịch vụ công
trực tuyến tỉnh Bắc Kạn ................................................................ 69
Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về thái độ phục vụ dịch vụ công trực
tuyến tỉnh Bắc Kạn........................................................................ 70
Bảng 3.14: Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ
công trực tuyến tỉnh Bắc Kạn........................................................ 71
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bắc Kạn ....................................... 40
Hình 3.2. Trình độ sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ công chức
tỉnh Bắc Kạn.................................................................................. 54
Hình 3.3. Hệ thống một cửa tỉnh Bắc Kạn...................................................... 59
Hình 3.4. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn .............................................. 60
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay, xây dựng Chính
phủ điện tử (CPĐT) trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ
Chính phủ nào. CPĐT cho phép người dân tương tác, nhận được các dịch vụ
từ Chính phủ 24 giờ một ngày, 07 ngày một tuần, tăng tính minh bạch, giảm
chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, góp phần làm
giảm tiêu cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và
hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ
về Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính
phủ về Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai
đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 đã đặt ra mục tiêu xuyên suốt về xây
dựng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo định hướng của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, CPĐT
và Chính quyền điện tử (CQĐT) tại cấp tỉnh, thành phố được xây dựng gồm
các thành phần/nguyên tắc chủ yếu: Lấy người sử dụng (bao gồm công dân,
doanh nghiệp và cán bộ công chức các cơ quan nhà nước) làm trung tâm, mọi
dịch vụ của chính phủ đều hướng tới mục tiêu tạo sự thuận tiện tốt nhất cho
người sử dụng; Ứng dụng và cơ sở dữ liệu (CSDL) đảm bảo liên thông, liên
kết theo cả chiều dọc, chiều ngang từ Trung ương đến địa phương; hạ tầng
đảm bảo, bao gồm hạ tầng trong các cơ quan nhà nước và hạ tầng phục vụ
người dân, doanh nghiệp thao tác trực tiếp như hệ thống kiosk, các trang
thông tin điện tử/cổng thông tin điện tử (website/portal), …; chú trọng phát
triển công dân điện tử, thống nhất thông qua mã định danh duy nhất; đảm bảo
an toàn thông tin mạng.