Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao khả năng hợp tác của học sinh thông qua việc giảng dạy các bài luyện tập và ôn tập hóa học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Nâng cao khả năng hợp tác của học sinh thông
qua việc giảng dạy các bài luyện tập và ôn tập
Hóa học lớp 11 Trung học phổ thông
Nguyễn Thị nguyệt
Trƣờng Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Kim Long
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao năng lực hợp tác của
học sinh trong dạy học. Phân tích thực trạng việc dạy học bằng phƣơng pháp dạy - học hợp
tác ở các trƣờng THPT ở Bắc Giang hiện nay. Trình bày yêu cầu đối với GV phổ thông để áp
dụng phƣơng pháp dạy - học hợp tác trong giảng dạy nói chung và giảng dạy hóa học nói
riêng có hiệu quả. Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với lƣợc đồ tƣ
duy và sơ đồ mạng Grap cho các bài luyện tập – ôn tập (phần hoá học lớp 11 nâng cao). Tiến
hành thực nghiệm sƣ phạm
Keywords: Hóa học; Lớp 11; Bài tập; Phƣơng pháp dạy học
Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ
nhƣ vũ bão đòi hỏi những chủ nhân của đất nƣớc phải năng động, sáng tạo, sớm thích nghi với sự
thay đổi của đời sống xã hội đó. Chính vì lẽ đó, trong định hƣớng đổi mới giáo dục đã xác định :cốt
lõi của việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học hiện nay là hƣớng vào ngƣời học, phát huy tính tích
cực và khả năng sáng tạo của họ. Ngƣời học chỉ có thể học tập thật sự và phát triển tốt nếu họ có cơ
hội hoạt động. Tổ chức hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong việc tăng cƣờng hoạt động của học
sinh, kích thích nỗ lực của mỗi cá nhân, qua đó sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành những
con ngƣời sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống. Trong học tập không phải mọi tri thức,
kỹ năng, thái độ đều đƣợc hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trƣờng
giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các cá nhân trên con đƣờng
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý thức mỗi cá nhân đƣợc
bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới.Phƣơng pháp dạy
học hợp tác theo nhóm làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn.
Môn Hoá học là môn khoa học tự nhiên có liên quan chặt chẽ với thực tế đời sống sinh hoạt và sản
xuất, nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối
liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trƣờng và con ngƣời. Vì vậy, để học sinh có thể chiếm lĩnh đƣợc
kiến thức của bài học , khắc sâu và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn thì ngƣời giáo viên cần thiết kế bài giảng
2
nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, đặc biệt là trong các bài luyện tập và ôn tập. Tuy nhiên,với
cách dạy học truyền thống ( Tóm tắt kiến thức lí thuyết– bài giải mẫu – bài tập trên lớp – bài tập về nhà –sửa bài
và rút kinh nghiệm) của giáo viên từ trƣớc đến nay thƣờng chỉ áp đặt học sinh làm theo các khuôn mẫu mà chƣa
tạo cơ hội để các em bộc lộ và phát triển những khả năng, kiến thức, kĩ năng ( nhƣ nghe, nói, đọc, viết, thảo luận,
trình bày một vấn đề, giao tiếp...) mà các em đã có. Muốn làm đƣợc điều đó thì phải đặt học sinh vào trong tình
huống hay môi trƣờng có vấn đề, tại đó chính học sinh là ngƣời chủ động nêu ra những ý kiến của mình, là
ngƣời thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết tình huống đó. Từ những lập luận nêu trên tôi đã đi đến chọn đề
tài: "Nâng cao khả năng hợp tác của học sinh thông qua việc giảng dạy các bài luyện tập và ôn tập Hóa học
lớp 11 - THPT" với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo
dục ở THPT.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan về lí luận và thực tiễn dạy học, mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu
phƣơng pháp dạy - học hợp tác kết hợp với việc sử dụng bản đồ tƣ duy và sơ đồ mạng Grap qua bài
luyện tập - ôn tập chƣơng trình Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao khả năng hợp tác,phát huy
tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và
dạy học hóa học nói riêng ở trƣờng THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nội dung nghiên cứu sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Quá trình dạy học.
- Lý thuyết về phƣơng pháp dạy - học hợp tác trong dạy học.
- Lý thuyết về phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và sơ đồ mạng Grap trong dạy học hoá học ở trƣờng
phổ thông.
3.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
- Thực trạng việc dạy học bằng phƣơng pháp dạy - học hợp tác ở các trƣờng THPT ở Bắc
Giang hiện nay.
- Yêu cầu đối với GV phổ thông để áp dụng phƣơng pháp dạy - học hợp tác trong giảng dạy
nói chung và giảng dạy hóa học nói riêng có hiệu quả.
- Đề ra một số biện pháp phát triển năng lực hoạt động nhóm cho HS.
3.3. Nghiên cứu thiết kế nội dung: các phiếu học tập để tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong dạy
học kết hợp với việc sử dụng bản đồ tƣ duy và sơ đồ mạng Grap để thiết kế một số chƣơng ôn tập –
tổng kết kiến thức dạng bài luyện tập- ôn tập chƣơng trình Hoá học 11- nâng cao
3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của phương pháp dạy - học hợp tác
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết, phƣơng
pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu….
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: phƣơng pháp quan sát khoa học, phƣơng
pháp chuyên gia, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm…
- Phƣơng pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.