Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1170

Nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÃ VIỆT TÚ

NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ

TẠI TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÃ VIỆT TÚ

NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ

TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Chính

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc

rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019

Tác giả

Lã Việt Tú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan

tâm, động viên, giúp đỡ của thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp để hoàn

thành chương trình cao học và luận văn thạc sỹ.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ, giảng viên của

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt

quá trình học tập chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Kinh tế tại Nhà trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Quốc Chính - người đã

dành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình và giúp đỡ để tôi có thể

hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ

chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề tỉnh Phú Thọ, các cơ sở đào tạo

nghề, những học viên tại các cơ sở đào tạo đã tạo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên

cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn.

Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên

luận văn vẫn còn những điểm thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của Quý

Thầy/Cô và các anh chị học viên.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Lã Việt Tú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT.....................................................................vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH VẼ.......................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài...........................2

3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

5. Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................5

6. Kết cấu luận văn......................................................................................................5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ .............................................6

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề....................6

1.1.1. Khát quát về hoạt động đào tạo nghề................................................................6

1.1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề .........................................11

1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề ...........................17

1.1.4 Các nhân tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo

nghề tại địa phương...................................................................................................25

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề...............28

1.2.1. Kinh nghiệm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo

nghề tại tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................................................28

1.2.2. Kinh nghiệm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo

nghề tại tỉnh Nghệ An ...............................................................................................29

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt

động dào tạo nghề cho tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới...........................................31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

iv

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................32

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................32

2.2. Phương pháp thu thập thông tin .........................................................................32

2.2.1 Thu thập thông tin sơ cấp.................................................................................32

2.2.2. Thu thập thông tin thứ cấp ..............................................................................35

2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin..........................................................35

2.4 Phương pháp phân tích thông tin .......................................................................35

2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả............................................................................35

2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh.........................................................................36

2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................37

2.5.1 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động đào tạo nghề........................................37

2.5.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích/đánh giá nội dung quản lý nhà nước đối với

hoạt động đào tạo nghề .............................................................................................38

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TỈNH PHÚ THỌ ..........................40

3.1. Khái quát về Phú Thọ và hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ ..................40

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến

hoạt động đào tạo nghề .............................................................................................40

3.1.2. Khái quát hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ........................................44

3.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại

tỉnh Phú Thọ..............................................................................................................50

3.2.1 Quy trình quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ.....50

3.2.2. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh

Phú Thọ .....................................................................................................................52

3.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại Phú Thọ .......53

3.2.4. Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ .....81

3.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề

tại tỉnh Phú Thọ.........................................................................................................82

3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề ở

Phú Thọ.....................................................................................................................87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

v

3.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................87

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ..................................................89

Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TỈNH PHÚ THỌ ..........................94

4.1. Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động

đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ ...................................................................................94

4.1.1. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo

nghề tại tỉnh Phú Thọ ................................................................................................94

4.1.2 Mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề

tại tỉnh Phú Thọ.........................................................................................................97

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại

tỉnh Phú Thọ..............................................................................................................98

4.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhà nước đối với hoạt động

đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ ...................................................................................99

4.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp và công cụ quản lý Nhà nước

đối với hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ ......................................................99

4.2.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề

tại tỉnh Phú Thọ.......................................................................................................101

4.3 Kiến nghị đối với các bên có liên quan.............................................................112

4.3.1 Đối với Chính phủ và các Bộ/ban/ngành có liên quan...................................112

4.3.2 Đối với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp .......................................................113

4.3.3 Đối với cơ sở đào tạo nghề.............................................................................113

4.3.4 Đối với đơn vị sử dụng lao động....................................................................114

4.3.5 Đối với người học nghề..................................................................................114

KẾT LUẬN............................................................................................................115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................116

PHẦN PHỤ LỤC...................................................................................................119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1 CĐN Cao đẳng nghề

2 CSDN Cơ sở dạy nghề

3 CSXH Chính sách xã hội

4 ĐH Đại học

5 DN Doanh nghiệp

6 DVVL Dịch vụ việc làm

7 GDĐT Giáo dục và Đào tạo

8 GDNN Giáo dục nghề nghiệp

9 GTVL Giới thiệu việc làm

10 KT-XH Kinh tế xã hội

11 LĐ Lao động

12 LĐNT Lao động nông thôn

13 LĐ TBXH Lao động Thương binh và Xã hội

14 N.D Nội dung

15 Ng. Người

16 PP Phương pháp

17 QLNN Quản lý nhà nước

18 SP Số phiếu

19 TCN Trung cấp nghề

20 TL Tỷ lệ

21 TTDN Trung tâm dạy nghề

22 TW Trung ương

23 UBND Ủy ban Nhân dân

24 XHCN Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Cách thức thu thập số liệu sơ cấp .............................................................34

Bảng 2.2. Cách thức thu thập số liệu thứ cấp............................................................35

Bảng 3.1. Đơn vị hành chính, mật độ dân số tại tỉnh Phú Thọ năm 2018 ................40

Bảng 3.2. Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế phân theo địa bàn và

khu vực kinh tế năm 2018 .......................................................................42

Bảng 3.3. Mạng lưới cơ sở dạy nghề tại tỉnh Phú Thọ .............................................46

Bảng 3.4. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp qua các năm ..............................49

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát đánh giá về chế độ chính sách quy định đối với

hoạt động đào tạo nghề hiện nay .............................................................54

Bảng 3.6. Cơ cấu cán bộ phòng Dạy nghề - Sở LĐ TBXH tỉnh Phú Thọ................63

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát ý kiến của người học về cơ sở vật chất của cơ sở

đào tạo nghề.............................................................................................65

Bảng 3.8. Số lượng giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ....................................................................................................69

Bảng 3.9. Số lớp kỹ năng đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ..........................................70

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát ý kiến người học về tổ chức hoạt động dạy và học

nghề tại tỉnh Phú Thọ...............................................................................71

Bảng 3.11. Mức độ đánh giá của cơ sở đào tạo nghề về việc tuyên truyền, phổ

biến chính sách pháp luật về dạy nghề ....................................................72

Bảng 3.12. Công tác thanh tra đào tạo nghề tại Phú Thọ..........................................79

Bảng 3.13. Thực trạng nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo

nghề tại tỉnh Phú Thọ...............................................................................86

Bảng 3.14. Số lao động trong doanh nghiệp theo trình độ nghề và loại hình

doanh nghiệp điều tra...............................................................................87

Bảng 3.15. Đánh giá của các doanh nghiệp về LĐ đã qua đào tạo nghề..................88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề ....................12

Sơ đồ 1.2. Quy trình của quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề............13

Sơ đồ 1.3. Nội dung của ban hành khung chính sách quản lý nhà nước đối với

hoạt động đào tạo nghề...................................................................................17

Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ....................50

Biểu đồ 3.1. Phân loại trình độ giáo viên giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ ......................................................................................70

Sơ đồ 3.2. Quy trình ban hành văn bản QLNN về đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ .....84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa và

hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bản. Lực

lượng sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ, cùng với việc

hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm. Do vậy,

công tác đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả của hoạt động dạy nghề trong thời gian qua đã tạo nên sự chuyển biến to

lớn trong chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất, đóng góp đáng

kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô.

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước về dạy nghề, việc

triển khai hoạt động dạy nghề trên các tỉnh, thành phố của nước ta không ngừng

được đổi mới, đa dạng hóa các hình thực dạy và học để đạt hiệu quả cao.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 52 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở khắp các

huyện, thành, thị tham gia đào tạo trên 20.000 học sinh, sinh viên hàng năm (trong

đó trình độ cao đẳng 1.000 - 2.000 người; trung cấp: 3.000 - 4.000 người; sơ cấp và

dưới 3 tháng: 15.000 - 17.000 người). Các học sinh, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng,

trung cấp ra trường đều được doanh nghiệp tuyển dụng theo nhu cầu. Song lực

lượng này chưa đáp ứng được hết nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, nhất là

nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, đặc biệt là các kỹ năng mềm, như: Tác

phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm...

Để nâng cao hiệu quả sự gắn kết giữa công tác đào tạo nghề và nhu cầu xã hội,

với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và

Xã hội sẽ tham mưu với cơ quan chức năng ban hành cơ chế chính sách về liên kết

đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp; Đồng thời tăng cường vai

trò trách nhiệm của giới chủ và các hội nghề nghiệp vào hoạt động dạy nghề.

Tuy nhiên, trong hoạt động dạy nghề tại tỉnh Phú Thọ hiện nay đã và đang

bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như đầu tư dàn trải, quản lý lỏng lẻo, lãng phí vốn đầu

tư, hiệu quả dạy nghề chưa cao,... mà nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là yếu

kém trong công tác quản lý nhà nước. Những bất cập này đang gây lãng phí về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2

nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và gia đình người học nghề; lãng phí thời

gian của người học.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao công

tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Phú Thọ” làm đề tài

luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.1 Về sách chuyên khảo

Cho tới nay, nghiên cứu về quản lý nhà nước về đào tạo nghề đã có một số

công trình tiêu biểu như sau:

Về sách chuyên khảo

- Nguyễn Thành Độ & Nguyễn Ngọc Huyền (2017), Giáo trình Quản trị

kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội [11].

- Nguyễn Cúc (2000), Tập bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB

Chính trị - Hành chính, Hà Nội [8].

- Trần Xuân Cầu (chủ biên) và Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình kinh tế

nguồn nhân lực, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội [6].

- Lương Văn Úc (2011), Giáo trình Tâm lý học lao động, NXB Đại học Kinh

tế Quốc dân, Hà Nội [26].

Các giáo trình trên đã trang bị cho sinh viên các ngành kinh tế những nội

dung kiến thức cơ bản, từ đó giúp sinh viên nhận thức được những vấn đề đặt ra đối

với quản lý nhà nước về kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

2.2 Về đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn

Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa

đào tạo nghề và phát triển kinh tế. Tiêu biểu như:

- Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, NXB Văn

hóa thông tin, Hà Nội. Cuốn sách đề cập những vấn đề về khoa học giáo dục và

phát triển công tác hướng nghiệp được quan tâm, đầu tư nghiên cứu sâu sắc trên

mọi bình diện [1].

- Hoàng Kim Ngọc (2018), Nghiên cứu mô hình tự chủ trong đào tạo nghề

đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, NXB Thế Giới, Hà Nội. Cuốn sách trình

bày cơ sở lý luận về tự chủ và mô hình tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3

đánh giá thực trạng thực hiện tự chủ trong các cơ sở dạy nghề và đề xuất mô hình tự

chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giải pháp thực hiện [14].

- Nguyễn Hồng Tây (2017), Quản lý đào tạo nghề nghiệp ở Việt Nam- Lý

luận, kinh nghiệm và vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội. Nội

dung cuốn sách đề cập đến một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo nghề nghiệp,

định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nghề nghiệp ở Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế [18].

- Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011), Mô hình dạy nghề và giải

quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nhà xuất

bản Lao động, Hà Nội. Đây là cuốn sách được biên soạn dựa trên các tài liệu nghiên

cứu, các tài liệu thực tế thông qua các đề tài, đề án của Viện và các tác giả, các cơ

quan trong và ngoài nước. Nội dung công trình đề cập đến các vấn đề chủ yếu của

đô thị hóa và những hệ lụy đối với nông thôn Việt Nam; nhu cầu học nghề của

người lao động và những mô hình dạy nghề giải quyết việc làm cho các nhóm lao

động nông thôn khác nhau [32].

Ngoài ra, cũng đã có nhiều đề tài đề cập tới quản lý nhà nước về đào tạo

nghề tại các địa phương, đơn vị như:

Đỗ Thị Thanh Hiền (2017), Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên

địa bàn tỉnh Bình Thuận, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính

quốc gia, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn

nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghệp tại tỉnh Bình Thuận [11].

Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Hà Nội,

Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở, lý luận và thực tiễn về quản lý

nhà nước về đào tạo nghề tại Hà Nội [13].

Trần Thị Ngọc Thảo (2018), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động

nông thôn từ thực tiễn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật

học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu công tác quản lý

nhà nước về đào tạo nghề tại huyện Thăng Bình, đề xuất một số giải pháp nhằm

phát triển công tác này tại địa phương. [25].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!