Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Một số phán quyết gần đây của cơ quan phúc thẩm WTO và việc giải thích hiệp định các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92) Nghiên cứu - Trao đổi
3/2013 193 1 194 3/2013
MỘT SỐ PHÁN QUYẾT GẦN ĐÂY CỦA CƠ QUAN
PHÚC THẨM WTO VÀ VIỆC GIẢI THÍCH
HIỆP ĐỊNH CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI (TBT)
Khuất Lê Minh*
Tóm tắt
Ngày 29/6/2012 Cơ quan phúc thẩm của Tổ chức thương mại quốc
tế (WTO) đã thông qua Báo cáo Vụ Ca-na-đa, Mê-hi-cô kiện Mỹ liên
quan đến các quy định về nguồn gốc xuất xứ (vụ kiện US - COOL). Đây
là vụ kiện thứ ba liên tiếp tại WTO liên quan đến Hiệp định của WTO về
các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), sau vụ Mê-hi-cô kiện Mỹ
về các quy định đối với việc dán nhãn an toàn cho cá heo lên các sản
phẩm cá ngừ (vụ kiện US - Tuna), vụ In-đô-nê-xi-a kiện Mỹ về lệnh cấm
thuốc lá có vị thơm (vụ kiện US - Clove Cigarette). Có một điểm trùng
hợp là cả ba vụ kiện đều nhằm vào các biện pháp kỹ thuật của Mỹ và đều
liên quan đến hai điều khoản quan trọng của Hiệp định TBT: Điều 2.1 về
đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia; và Điều 2.2 về nghĩa vụ các quốc
gia không áp dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính chất hạn chế thương
mại hơn mức cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu hơn về việc giải thích
các điều khoản quan trọng này của Hiệp định TBT trong ba vụ kiện nêu
trên.
* Phái đoàn Việt Nam tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ.
Việc xác định một biện pháp kỹ thuật là quy định kỹ thuật hay
tiêu chuẩn kỹ thuật
Việc xác định một biện pháp kỹ thuật là quy định kỹ thuật
(Technical Regulation) hay tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Standard) có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ liên quan của
một nước thành viên WTO. Đây là bước đầu tiên để tiếp cận Hiệp định
TBT.
Đối với quy định kỹ thuật, các nước thành viên phải đảm bảo tuân
thủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và không hạn chế
thương mại hơn mức cần thiết theo quy định của Điều 2 Hiệp định TBT.
Trong khi đó, đối với tiêu chuẩn kỹ thuật, nghĩa vụ của nước thành viên
sẽ nhẹ nhàng hơn, theo đó, các nước thành viên đảm bảo cơ quan tiêu
chuẩn hóa trung ương chấp nhận và tuân thủ Bộ Quy tắc về Chuẩn bị,
Thông qua và Áp dụng tiêu chuẩn được quy định trong Phụ lục 3 của
Hiệp định TBT (Bộ Quy tắc).
1 Hơn nữa, đối tượng điều chỉnh trong Bộ
Quy tắc là cơ quan, tổ chức làm chức năng tiêu chuẩn hóa chất lượng chứ
không phải nước thành viên như Điều 2 của Hiệp định TBT.
Theo Phụ lục 1 của Hiệp định TBT, quy định kỹ thuật và tiêu
chuẩn kỹ thuật đều là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy
trình và các phương pháp sản xuất có liên quan. Sự khác nhau giữa quy
định kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật thể hiện ở việc áp dụng là bắt buộc
hay không bắt buộc. Đối với quy định kỹ thuật, việc áp dụng là bắt buộc,
trong khi đối với tiêu chuẩn kỹ thuật, việc áp dụng là không bắt buộc.
Những tranh cãi trong việc xác định một biện pháp kỹ thuật là quy
định kỹ thuật hay tiêu chuẩn kỹ thuật đã diễn ra rất gay gắt trong Vụ kiện
1 Điều 4 Hiệp định TBT.
, 3/2013: 193-202.