Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Môđun và vành giả qgp - nội xạ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ HẠNH VÂN
MÔĐUN VÀ VÀNH GIẢ QGP – NỘI XẠ
Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp
Mã số: 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng – Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Công Quỳnh
Phản biện 1: TS. Lê Hoàng Trí
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đạo Dõng
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng
12 năm 2013.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một vài năm gần đây, một số tác giả đã quan tâm
nghiên cứu các trường hợp tổng quát của lớp môđun p-nội xạ, gpnội xạ (xem [10, 13, 14]). Theo các tác giả, một môđun N được
gọi là giả M-p-nội xạ nếu với mọi môđun con A của M, bất kỳ
đơn cấu α ∶ A → N mở rộng được đến một đồng cấu M → N. Một
môđun M được gọi là giả qp-nội xạ nếu M là giả M-p-nội xạ.
Một R-môđun phải N được gọi là giả M-gp-nội xạ nếu với bất
kỳ đồng cấu 0 ≠ α ∈ End(M), tồn tại n ∈ N sao cho α
n ≠ 0 và mỗi
đơn cấu từ α
n
(M) → N mở rộng tới một đồng cấu từ M → N.
Một môđun M được gọi là giả qgp-nội xạ nếu M là giả M-gp-nội
xạ. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nhiều hơn về
các tính chất của môđun giả gp-nội xạ, đặc trưng của các môđun
giả p-nội xạ và các vành tự đồng cấu của giả P-nội xạ, GP-nội
xạ. Lớp môđun nội xạ và các trường hợp tổng quát của nó là một
trong những công cụ hữu ích để nghiên cứu các lớp vành: vành
tựa Frobenius, vành chính quy von Neumann, V -vành,...
Có thể nói lý thuyết về môđun và vành giả qgp-nội xạ và
các đặc trưng của nó đang là đề tài thu hút nhiều tác giả ở
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Vì vậy tôi chọn đề tài:
"Môđun và vành giả qgp-nội xạ" để làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
Luận văn gồm 3 chương:
2
Chương 1. Những kiến thức cơ bản
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu lại một số kiến
thức cơ bản của môđun và một số kết quả liên quan làm cơ
cở lý thuyết cho chương 2 và chương 3.
Chương 2.Môđun và vành giả qp-nội xạ
Trong chương này, chúng tôi trình bày một số định
nghĩa và tính chất của môđun và vành giả qp-nội xạ, mối
quan hệ giữa vành giả P-nội xạ phải và môđun giả qpnội xạ và tác động của nó trên vành tự đồng cấu. Cho
S = End(M). Nếu S là một vành giả P-nội xạ phải thì M
là giả qp-nội xạ. Ngược lại, nếu M là một môđun giả qp-nội
xạ và M sinh Ker(s), với mọi s ∈ End(M) nào đó thì S là
một vành giả P-nội xạ phải.
Chương 3. Môđun và vành giả qgp-nội xạ
Chúng tôi trình bày một số định nghĩa và tính chất
của môđun và vành giả qgp-nội xạ. Mối liên hệ giữa vành
giả GP-nội xạ phải và môđun giả qgp-nội xạ và tác động
của nó trên vành tự đồng cấu, các iđêan cực đại cũng đã
được nghiên cứu. Nếu S là một vành giả GP-nội xạ phải
thì M là giả qgp-nội xạ. Ngược lại, nếu M là giả qgp-nội
xạ và tự sinh thì S là một vành giả GP-nội xạ phải.
3
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1. Kiến thức cơ bản
1.1. Môđun và môđun nội xạ
1.2. Một số khái niệm và kết quả khác
Chương 2. Môđun và vành giả qp-nội xạ
2.1. Định nghĩa, ví dụ và một số tính chất khác
2.1.1. Định nghĩa và ví dụ
2.1.2. Một số tính chất khác
2.2. Môđun giả qp-nội xạ trên vành tự đồng cấu
Chương 3. Môđun và vành giả qgp-nội xạ
3.1. Định nghĩa, ví dụ và một số tính chất khác
3.1.1. Định nghĩa và ví dụ
3.1.2. Một số tính chất
3.2. Môđun giả qgp-nội xạ trên vành tự đồng cấu
và các iđêan cực đại
Kết luận
Tài liệu tham khảo
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Trong toàn bộ luận văn này, vành R luôn được giả thiết là
vành kết hợp có đơn vị 1 ≠ 0.
1.1 MÔĐUN VÀ MÔĐUN NỘI XẠ
Định nghĩa 1.1.1. (1) Môđun MR được gọi là đơn nếu M ≠ 0
và mọi A ≤ M [A = 0 hay A = M], nghĩa là M ≠ 0 và M chỉ có
hai môđun con là 0 và M.
(2) Môđun con A ≤ M được gọi là môđun con cực tiểu của
môđun M nếu A ≠ 0 và ∀B ≤ M [B < A ⇒ B = 0].
(3) Tương tự, môđun con A ≤ M được gọi là môđun con cực
đại của môđun M nếu A ≠ M và ∀B ≤ M [A < B ⇒ B = M].
Định nghĩa 1.1.2. (1) Cho (Tα)α∈A là một tập các môđun con
đơn của M. Nếu M = ⊕
A
Tα là tổng trực tiếp các môđun con đơn
này thì M được gọi là một phân tích nửa đơn.
(2) Một môđun M được gọi là nửa đơn nếu nó có một phân
tích nửa đơn.
(3) Vành R được gọi là nửa đơn phải (trái) nếu môđun RR (RR)
nửa đơn.
Định nghĩa 1.1.3. Cho A ≤ M và f ∶ A → N là đồng cấu. Đồng
cấu f mở rộng đến đồng cấu từ M vào N nếu tồn tại đồng cấu
f ∶ M → N sao cho f∣A = f.
Định nghĩa 1.1.4. Cho QR là một môđun. Lúc đó Q được gọi
là nội xạ trong trường hợp với mọi đơn cấu f ∶ K → M, với mọi