Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Môđun và vành c2.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
MÔĐUN VÀ VÀNH C2
Chuyên ngành : Phương pháp Toán sơ cấp
Mã số : 60 46 0113
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Công Quỳnh
Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Châu.
Phản biện 2: GS.TS. Lê Văn Thuyết.
Luận văn đã được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ khoa học, họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày
14 tháng 06 năm 2014.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
• Trung tâm thông tin học liệu, Đại Học Đà Nẵng.
• Thư viện trường Đại học Sư Phạm, Đại Học Đà Nẵng.
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ta đã biết các giả thuyết về vành F GF và vành CF; đó là
một vành F GF có phải là vành QF hay không và một vành CF
phải có phải là vành Artin phải hay không. Liên quan đến giả
thuyết CF, năm 1989, Faith và Menal đã đưa ra một phản ví dụ
chứng tỏ một vành CF phải không là Artin phải. Tuy nhiên giả
thuyết F GF đến bây giờ vẫn chưa trả lời được. Năm 1999, Li và
Chen đã trả lời được giả thuyết F GF trong trường hợp vành đã
cho là vành C2 mạnh. Có thể nói lớp vành, môđun C2 và trả lời
giả thuyết F GF là một trong những đề tài thu hút nhiều tác giả
trong và ngoài nước quan tâm. Hơn nữa các trường hợp tổng quát
và đối ngẫu của nó cũng cần được nghiên cứu. Ngoài ra, một số áp
dụng của chúng vào các lớp vành cổ điển như vành Artin, Nơte,
vành nửa đơn . . . cũng đã được xét đến. Chính vì vậy và cùng
với sự định hướng của TS. Trương Công Quỳnh tôi đã chọn đề
tài: “MÔĐUN VÀ VÀNH C2” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
Thông qua luận văn chúng tôi sẽ nêu ra các khái niệm, tính
chất, các định lý về môđun và vành C2 cũng như các vành liên
quan. Qua đó làm rõ các nghiên cứu đã có, tìm hiểu sâu hơn về
môđun và vành C2, n − C2, vành C2 mạnh.
Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương:
• Chương 1. Kiến thức chuẩn bị. Trong chương này chúng
tôi sẽ đưa ra một số khái niệm cơ bản về lý thuyết môđun,
vành và đưa ra một số kết quả đã biết phục vụ cho chương
2 và chương 3 của luận văn.
• Chương 2. Môđun và vành với điều kiện C2. Trong
2
chương này chúng tôi đưa ra định nghĩa, ví dụ tiêu biểu,
các tính chất đặc trưng của môđun và vành C2. Đồng thời
cũng đưa ra định nghĩa, tính chất của môđun GC2 và các
vành tự đồng cấu của nó.
• Chương 3. Môđun C2 mạnh. Trong chương này chúng tôi
đưa ra định nghĩa và các tính chất đặc trưng của môđun và
vành C2 mạnh.
Do thời gian thực hiện khóa luận không nhiều, kiến thức còn hạn
chế nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không thể tránh
khỏi những sai sót trong quá trình hoàn thiện đề tài. Rất mong
được sự nhận xét, đánh giá của quí thầy cô và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
3
CHƯƠNG 1
KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
1.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA
Trong toàn bộ luận văn này, ta quy ước R là một vành có đơn
vị khác 0 và được ký hiệu là 1.
Trước hết ta nhắc lại khái niệm về môđun:
Định nghĩa 1.1.1.
Ví dụ 1.1.2.
(1) Không gian vectơ trên một trường R chính là một môđun
trên một trường R.
(2) Mọi nhóm aben cộng đều có thể xem như là một Z-môđun.
Ngược lại, mọi Z-môđun đều thu được từ nhóm aben cộng.
(3) Vành R có thể được xem như là môđun phải (trái) trên
chính nó. Nhờ trường hợp này người ta có thể nghiên cứu
nhiều tính chất của vành thông qua môđun trên vành đó.
(4) Xét R là vành giao hoán có đơn vị. Lúc đó vành R[x] các đa
thức ẩn x là hệ tử trong R. Xét R[x] với phép cộng thông
thường cùng với phép nhân môđun xác định như sau:
r(ao + a1x + · · · + anx
n
) = rao + ra1x + · · · + ranx
n
4
Với mọi r ∈ R, mọi ao, · · · , an ∈ R. Lúc đó có thể dễ dàng
kiểm chứng được R[x] là một R-môđun.
Định nghĩa 1.1.3. Cho M là R-môđun phải. Tập con A của M
được gọi là môđun con của M (kí hiệu A ≤ M hay AR ≤ MR),
nếu A là R-môđun phải với phép toán cộng và nhân môđun hạn
chế trên A.
Định nghĩa 1.1.4.
Định nghĩa 1.1.5. Cho MR và N ≤ M. N được gọi là hạng
tử trực tiếp của M nếu tồn tại môđun con P của M sao cho
M = N ⊕ P. Lúc đó ta nói P là môđun con phụ của N trong M.
Từ đó ta suy ra:
N là hạng tử trực tiếp của M ⇐⇒ ∃P ≤ M[M = N + P và
N ∩ P = 0].
Định nghĩa 1.1.6. Cho A và B là hai R-môđun phải. Đồng cấu
α từ A vào B là ánh xạ α : A −→ B thỏa mãn:
Với mọi a1, a2 ∈ A, mọi r1, r2 ∈ R[α(a1r1 + a2r2)] = α(a1)r1 +
α(a2)r2.
lúc đó ta viết α : AR −→ BR.
Định nghĩa 1.1.7. Đồng cấu α : AR −→ BR được gọi là đơn cấu
nếu nó là đơn ánh, được gọi là toàn cấu nến nó là toàn ánh, và
được gọi là đẳng cấu nếu α là song ánh, nghĩa là nó toàn cấu và
đơn cấu.
Ví dụ 1.1.8.
(1) Đồng cấu không từ AR vào BR đó là 0 : a −→ 0 ∈ B.
5
(2) Phép nhúng môđun con A vào BR đó là:
i : A −→ B
a 7−→ a
Định nghĩa 1.1.9. Cho môđun MR
(1) Môđun M được gọi là hữu hạn sinh nếu đối với M tồn tại
hệ sinh gồm hữu hạn phần tử.
(2) Môđun M được gọi là cyclic nếu nó được sinh bởi một phần
tử.
Ví dụ 1.1.10.
(1) Mỗi môđun M có hệ sinh tầm thường chính là M.
(2) Cho R là một vành. Khi đó 1 là cơ sở của RR hay RR.
Định nghĩa 1.1.11. Một môđun MR được gọi là phẳng nếu cho
mỗi đơn cấu f : RA −→ RB, thì 1M ⊗ f : M ⊗ RA −→ M ⊗ RB
cũng là đơn cấu (của các nhóm aben).
Mệnh đề 1.1.12. Nếu M ∼= M0
và M phẳng, thì M0
cũng là
phẳng.
Định nghĩa 1.1.13. Một vành R được gọi là vành chính quy (von
Neumann) nếu cho mỗi phần tử r ∈ R thì tồn tại r
0 ∈ R sao cho
r = rr0
r.
Định lý 1.1.14. Các điều kiện sau là tương đương đối với vành
R: